Nhiều người Điện Biên chưa biết Di tích Him Lam

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về Di tích Him Lam, rất nhiều độc giả ở Điện Biên khẳng định họ chưa biết đến "nơi mở màn chiến dịch" này.

Di tích bị lãng quên?

Báo Lao Động đã có nhiều bài viết giới thiệu về Di tích Him Lam - một hợp phần quan trọng của Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây chính là nơi diễn ra trận mở màn chiến dịch có ý nghĩa quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu.

Tuy nhiên, rất nhiều độc giả của Báo dù đang sinh sống tại Điện Biên cũng bày tỏ sự ngạc nhiên vì chưa từng biết đến di tích này, mặc dù hằng năm, cứ đến ngày mở màn chiến dịch (13.3), tỉnh Điện Biên thường tổ chức rất nhiều hoạt động kỷ niệm.

Hơn nữa, từ nhiều năm nay, ngày 13.3 còn được gắn với sự kiện Khai mạc Lễ hội Hoa Ban – mở đầu cho chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch kéo dài đến ngày 7.5.

Những hạng mục đã được phục dựng, tôn tạo từ nhiều năm nay.
Nhiều hạng mục đã được phục dựng, tôn tạo từ nhiều năm nay. Ảnh: Văn Thành Chương

Ông Vũ Văn Dũng ở xã Thanh Nưa, TP. Điện Biên Phủ cho biết: "Tôi năm nay hơn 40 tuổi và có hơn 20 năm sinh sống ở mảnh đất này, thế nhưng cũng chưa biết di tích này nằm ở đâu...".

Còn chị Hoàng Thị Thanh Hoa - một khách du lịch ở Hà Nội đã có 3 lần đến thăm Điện Biên cũng cho biết: "Tôi đã đi thăm hết các điểm di tích chiến trường ở Điện Biên nhưng cũng chưa được giới thiệu hoặc nghe nói đến Di tích Him Lam".

Để thực hiện loạt bài này trong dịp Kỷ niệm 68 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3.1954 – 13.3.2022), ngày 10.3, chúng tôi có mặt tại điểm di tích này. Khung cảnh hiện ra là sự vắng vẻ lạ thường, bên trong di tích nhiều hạng mục công trình đã bắt đầu xuống cấp.

Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng.
Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng.

Trên những quả đồi lịch sử, bên cạnh các bia tưởng niệm là hệ thống công sự và công trình chiến đấu đã được phục dựng khá nguyên vẹn.

Tại sao một di tích có ý nghĩa quan trọng như vậy lại bị “lãng quên” trong suốt 68 năm qua? Thực tế từ tháng 3.2020, khi chúng tôi biết đến điểm di tích này, đến nay đã nhiều lần tiếp cận nhưng không gặp bất cứ nhân viên quản lý, bảo vệ nào!

Nghiêm trọng hơn, mặc dù chưa được đưa vào khai thác nhưng nhiều hạng mục đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng. Được biết, tại điểm di tích này được bố trí 3 nhân viên bảo vệ, thế nhưng nhiều tấm kính trên cách cửa của nhà bảo vệ, nhà tiếp đón đã bị vỡ; nhiều cây xanh ở dọc đường đi lên cứ điểm cũng bị chặt hạ…

Nơi hy sinh của Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót.
Nơi hi sinh của Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót.

16 năm chưa hoàn thành 1 dự án...

Theo một số cựu chiến binh, cụm cứ điểm này là nơi vô cùng linh thiêng bởi rất nhiều chiến sĩ đã hi sinh để góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây cũng chính là nơi Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót đã “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”.

Thế nhưng đến nay, việc nơi đây vẫn chưa được đưa vào khai thác để giáo dục truyền thống cho các thế hệ và phục vụ tham quan, du lịch là một điều rất đáng tiếc!

Trao đổi với về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Đạo - Giám đốc Ban quản lý và phát huy giá trị di tích, thuộc Sở VHTTDL cho biết, Dự án trùng tu tôn tạo Trung tâm đề kháng Him Lam đã được triển khai từ năm 2006.

Nhiều cây xanh dọc đường đi lên đồi đã bị chặt hạ (ảnh chụp ngày 10.3.2022). Ảnh: Văn Thành Chương
Nhiều cây xanh dọc đường đi lên đồi đã bị chặt hạ (ảnh chụp ngày 10.3.2022). Ảnh: Văn Thành Chương

Dự án do Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên (nay là Ban quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp) làm chủ đầu tư. Đến năm 2018 đã cơ bản hoàn thành một số hạng mục và được bàn giao cho Sở VHTTDL để quản lý, khai thác.

“Dự án này gồm 5 gói thầu, đến thời điểm hiện tại, Sở VHTTDL đã nhận bàn giao 3 gói và chuẩn bị nhận bàn giao 1 gói tiếp theo. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên gói thầu số 5 vẫn chưa được triển khai, vì vậy di tích chưa được đưa vào phục vụ du lịch” – ông Đạo cho hay.

Nói về lý do gói thầu số 5 chưa được triển khai, đại diện Ban quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên cho rằng gói thầu chưa thể triển khai do vượt tổng mức, phải xin ý kiến UBND tỉnh. “Các hạng mục, gói thầu đã hoàn thành và bàn giao cho Sở VHTTDL thì thuộc trách nhiệm quản lý của Sở VHTTDL” – vị này nói.

Cổng của khu Di tích Him Lam. Ảnh: Văn Thành Chương
Cổng của khu Di tích Him Lam. Ảnh: Văn Thành Chương

Như vậy, trong bối cảnh tỉnh Điện Biên đã và đang ưu tiên nhiều nguồn lực để đầu tư cho phát triển du lịch thì cũng cần sớm có giải pháp xử lý dứt điểm để Dự án trùng tu tôn tạo không trở nên lãng phí.

Không thể để một dự án kéo dài đến 16 năm mà chưa biết đến khi nào mới hoàn thành; hoặc khi hoàn thành lại phải cần thêm 1 dự án nữa để cải tạo, nâng cấp các hạng mục đã tôn tạo của dự án này mới có thể đưa vào khai thác, phục vụ du lịch!

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tối 13.3, tại Quảng trường 7.5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 với chương trình nghệ thuật đặc sắc "Lung linh miền Hoa Ban."

Khám phá Cứ điểm Him Lam, cánh cửa thép của "pháo đài bất khả xâm phạm"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đúng 68 năm trước, tại cứ điểm Him Lam đã diễn ra trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nếu quân đội Pháp đã từng coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bất khả xâm phạm” thì cứ điểm Him Lam chính là “cánh cửa thép".

Khám phá Di tích Him Lam nơi mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trong quần thể di tích chiến trường Điện Biên, có một địa điểm chưa được nhiều người biết đến, đó là Di tích Him Lam - nơi diễn ra trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Điện Biên tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tối 13.3, tại Quảng trường 7.5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 với chương trình nghệ thuật đặc sắc "Lung linh miền Hoa Ban."

Khám phá Cứ điểm Him Lam, cánh cửa thép của "pháo đài bất khả xâm phạm"

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đúng 68 năm trước, tại cứ điểm Him Lam đã diễn ra trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nếu quân đội Pháp đã từng coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bất khả xâm phạm” thì cứ điểm Him Lam chính là “cánh cửa thép".

Khám phá Di tích Him Lam nơi mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trong quần thể di tích chiến trường Điện Biên, có một địa điểm chưa được nhiều người biết đến, đó là Di tích Him Lam - nơi diễn ra trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.