Nhiều dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ

Đặng Tiến |

Tại văn bản báo cáo Chính phủ về tiến độ thực hiện 48 công trình, dự án trọng điểm của ngành với tổng mức đầu tư 1.177,6 nghìn tỉ, Bộ Giao thông Vận tải đã bày tỏ sự quan ngại về tiến độ các dự án này nếu các vướng mắc không sớm được xử lý kịp thời.

Từ các dự án đường bộ

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, tại dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, gồm nhiều hợp phần nhỏ phạm vi trải dài trên toàn quốc, có thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2020: Đã hoàn thành 38/44 dự án thành phần với tổng chiều dài 869/1.292km (67,3%). Còn lại có 2 dự án đang triển khai dài 134km gồm La Sơn - Tuý Loan; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; 4 dự án chưa triển khai dài 289km (gồm phần còn lại đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quan - Vĩnh Thuận; đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn thuộc dự án Chợ Mới).

Với dự án Cao tốc Bến Lức - Long Thành, sản lượng cũng chỉ đạt khoảng 78,19% chậm 17,2%. Các gói vốn JICA chậm chủ yếu là do thiếu vốn thi công và GPMB, đến nay các khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết nên nguy cơ dự án không hoàn thành trong năm 2020 trước thời hạn kết thúc hiệp định vào ngày 14.12.2020.

Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tổng sản lượng toàn dự án cũng mới đạt khoảng 2.221 tỉ đồng (đạt 34,3%), chậm khoảng 25% so với tiến độ thi công tổng thể. Nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ do trước đây chậm ký kết và giải ngân vốn vay tín dụng, đến nay đã được tháo gỡ, các nhà thầu đã tập trung huy động máy móc triển khai thi công ở toàn bộ các gói thầu xây lắp chính để bù lại phần tiến độ bị chậm, dự kiến thông tuyến vào năm 2020.

Dự án đường bộ cao tốc đoạn Cam Lộ  - La Sơn, dự án khởi công ngày 16.9.2019, đã thi công 5/11 gói thầu, 2 gói thầu đang hoàn thiện thủ tục để ký hợp đồng; 4 gói thầu đang thẩm định để gửi Tổ giám sát liên ngành có ý kiến trước khi phê duyệt.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, 11 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến nay đã giải phóng mặt bằng được 454,1km, đạt 69,5% toàn tuyến. Trong khi chờ chủ trương của Quốc hội về việc chuyển đổi hình thức đầu tư, các dự án vẫn phải tuân thủ đúng các chỉ đạo trước đây. Bộ Giao thông yêu cầu các Ban Quản lý dự án cần sớm kết thúc công đoạn sơ tuyển nhà đầu tư, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu, xác định số lượng gói thầu và đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, hệ thống đường công vụ... để khi được chấp thuận chủ trương chuyển đổi đầu tư, Chính phủ ban hành nghị quyết là khởi công ngay trong tháng 8.2020.

Đến 5 dự án đường sắt đô thị

Cũng như các dự án đường bộ, hiện 5 dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Mình được đầu tư với số vốn “khủng”, với kỳ vọng sau khi đưa vào khai thác sẽ làm thay đổi diện mạo và giảm ách tắc giao thông của 2 thành phố này. Nhưng với tốc độ thi công thì như hiện nay, chưa biết bao giờ đưa vào khai thác thương mại. Điển hình là Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông...

Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên đến nay giá trị sản lượng mới đạt 71% do năm 2019 dự án không được bố trí vốn. Cùng đó, Dự án đường sắt độ thị Thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương: Dự án có 9 gói thầu, trong đó gói thầu CP1 (xây dựng toà nhà Văn phòng, khu Depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; các gói thầu còn lại đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3): Đến thời điểm hiện tại, tổng tiến độ dự án (phần trên cao) mới đạt trên 70,69% và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện và cơ cấu nguồn vón dự án.

cùng là  Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi). Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang làm việc với Vụ Công nghiệp và Vụ Hợp tác quốc tế-Văn phòng Chính phủ để có văn bản trả lời về triển khai thực hiện dự án tuyến 1. Giai đoạn 2 đang thực hiện công tác điều chỉnh dự án theo sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên hiện đang tạm dừng do chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai dự án tuyến số 1 Ngọc Hồi-Yên Viên.

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xem xét giải quyết vướng mắc đối với từng dự án cụ thể. Đặc biệt là đối với công tác giải phóng mặt bằng 8 dự án PPP cao tốc Bắc Nam phía Đông để đảm bảo mặt bằng sạch bàn giao cho dự án để triển khai thực hiện ngay sau khi lựa chọn được nhà đầu tư hoặc được Quốc hội thông qua theo hình thức đầu tư công.

Trong số 48 công trình trọng điểm thì đường bộ có 34 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) khoảng 575.059 tỉ đồng; đường sắt có 6 dự án với TMĐT 187.779 tỉ đồng, trong đó:

-  Hàng hải và đường thuỷ nội địa có 4 dự án với TMĐT khoảng 46.915 tỉ đồng.

-  Hàng không có 4 dự án với TMĐT khoảng 367/846 tỉ đồng. Tính đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 24 dự án.

24 dự án chưa khởi công gồm:

- 12 dự án (8 dự án cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; 2 dự án cảng hàng không và dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ).

- 12 dự án đang triển khai thi công gồm 7 dự án đường bộ (Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, Cao tốc Bến Lức-Long Thành, Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, Hầm đường bộ Đèo Cả, Hầm Cù Mông, Hầm Hải Vân, Dự án cao tốc đoạn Cam Lộ-La Sơn, Dự án cao tốc đoạn Cao Bồ-Mai Sơn và cầu Mỹ Thuận), 5 dự án đường sắt (gồm Tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên; Tuyến số 2 Bến Thành-Tham Lương; Cát Linh-Hà Đông; Nhổn-Ga Hà Nội; tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi).

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu giám sát chặt các trạm thu phí BOT

Minh Hạnh |

Bộ GTVT vừa yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý vận hành, thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ nhằm chống tiêu cực trong thu phí tại các trạm thu phí BOT.

Bộ Giao thông Vận tải ban hành công điện khẩn ứng phó với bão số 6

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện khẩn gửi các đơn vị liên quan về ứng phó với cơn bão số 6 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu sửa chữa triệt để hư hỏng trên Quốc lộ 1

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh khẩn trương sửa chữa hư hỏng dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu giám sát chặt các trạm thu phí BOT

Minh Hạnh |

Bộ GTVT vừa yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý vận hành, thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ nhằm chống tiêu cực trong thu phí tại các trạm thu phí BOT.

Bộ Giao thông Vận tải ban hành công điện khẩn ứng phó với bão số 6

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện khẩn gửi các đơn vị liên quan về ứng phó với cơn bão số 6 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu sửa chữa triệt để hư hỏng trên Quốc lộ 1

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh khẩn trương sửa chữa hư hỏng dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.