Người trẻ xoay sở tài chính trong bão sa thải

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, tìm được việc đã tốt nên không thể “kén cá chọn canh”, đặc biệt phải biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý và có khoản phòng thân.

Nỗ lực tìm việc

Thiệu Quang Bách (27 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự lo lắng trước bối cảnh hàng loạt công ty cắt giảm nhân sự. Để bản thân cảm thấy an toàn, Bách luôn cố gắng làm việc, dành ra một khoản tiết kiệm để "phòng thân".

Sống ở đất Sài Gòn với mức lương 9 triệu đồng/tháng, bạn trẻ chỉ đủ để chi trả cho những khoản như tiền nhà, tiền điện nước, ăn uống, sinh hoạt. Còn để dư giả, tiết kiệm hay gửi về cho gia đình thì không đủ.

Chính vì vậy, Bách nỗ lực tìm thêm việc. Ngoài công việc chính, buổi tối Bách nhận thêm công việc diễn hoạ 3D.

Bách làm nhiều công việc cùng lúc. Ảnh: NVCC
Bách làm nhiều công việc cùng lúc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Làm hai công việc cùng một lúc mệt mỏi, áp lực, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ nhưng vì tương lai nên cố gắng.

Mình quan niệm còn trẻ thì phải cố gắng. Mọi công việc đều tốn thời gian và chất xám nhưng bù lại mình có được mức thu nhập ổn định, nâng cao kiến thức bản thân. Điều này cũng giúp mình vững vàng hơn trong bão sa thải” - Bách tâm sự.

Sinh viên mới ra trường chật vật

Trước tình trạng hàng loạt công ty cắt giảm nhân sự, với những sinh viên mới ra trường là một thách thức lớn. Ít kinh nghiệm, chấp nhận thử việc với mức lương thấp nên cuộc sống rất chật vật.

Trịnh Phương (22 tuổi) làm việc trong ngành Quản trị khách sạn cho biết, đã hoàn thành chương trình học tập và chính thức đi làm. Ban đầu bạn trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm công việc yêu thích. Áp lực tài chính đè nặng bởi mức lương 5 triệu đồng không đủ trang trải tại thành phố lớn.

“Mình đã nhảy việc, thử nhiều công việc khác nhau để tìm ra nơi phù hợp nhất với bản thân. Suốt nhiều tháng trời không làm ra tiền, mình áp lực khủng khiếp bởi hàng tá hoá đơn đang chờ thanh toán. Không có việc làm mình phải đi vay mượn để chi trả các khoản sinh hoạt phí trước mắt.

Hiện tại mình đã có công việc, với mức lương thử việc thấp mình phải dè dặt chi tiêu để vượt qua giai đoạn khó khăn này" - Phương bộc bạch.

 
Trịnh Phương hiện đang làm việc tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Hạnh (22 tuổi) hiện đang là giáo viên mầm non hợp đồng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, tìm được công việc đã tốt nên không thể “kén cá chọn canh”.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, Hạnh chật vật tìm công việc để bám trụ tại thành phố nhưng kết quả không khả quan. Được người quen giới thiệu, Hạnh về quê làm giáo viên hợp đồng với mức lương 3 triệu đồng/ tháng.

“Đồng lương thực sự ít ỏi nhưng mình ở quê sẽ không phải chi trả những khoản như tiền ăn, tiền nhà, chỉ dành để chi phí cho tiền sinh hoạt cá nhân nên cũng cố gắng chi tiêu cho đủ. Với mức lương này đến mùa cưới hoặc lễ Tết thực sự phải đi vay mượn để chi tiêu" - Hạnh thở dài.

 
Cô giáo mầm non Nguyễn Hạnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Quản lý tài chính khoa học

Đối với Đức Trọng (23 tuổi) hiện đang làm việc tại một công ty luật tư nhân, luôn phải có một khoản tích lũy để dành những lúc thất nghiệp, đau ốm, gia đình có việc… Để làm được điều đó, Trọng cố gắng dành dụm, tiết kiệm mỗi tháng, chi tiêu một cách hợp lý.

“Mỗi tháng, mình sẽ chi trả hết những khoản cần thiết trước. Số tiền còn lại mình sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm. Nhiều bạn trẻ có quan điểm cứ tiêu xài rồi thừa bao nhiêu mới tiết kiệm nhưng như vậy sẽ không thể tiết kiệm, thậm chí không đủ để tiêu trong tháng đó.

Trong bão sa thải, mình có thể bị cho nghỉ việc bất cứ lúc nào nên việc có một khoản dự phòng là cần thiết" - Trọng nói.

Bạn trẻ cũng cho biết, bản thân hạn chế tham gia tiệc tùng bởi rất tốn kém. Thay vì đặt đồ ăn, mua nước uống thì tự nấu nướng, như vậy vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Chi cả tháng lương nhậu nhẹt tân niên, người trẻ lo đầu năm đã hết tiền

TUỆ NHI |

Mở ví ra, kiểm đếm mớ hoá đơn thanh toán mấy ngày qua, chị Mai Huyền (30 tuổi, Phú Nhuận, TPHCM) tá hoả khi số tiền nhậu nhẹt, ăn uống tân niên mình phải trả đã tới cả tháng lương cứng.

Thu nhập ổn định, vì sao người trẻ vẫn nghỉ việc?

Phương Minh |

Ngay vừa khi kết thúc kỳ nghỉ Tết 2023, chị Đinh Thị Hoàng My (27 tuổi, Hà Nội) liền viết đơn xin nghỉ việc. Dù thu nhập dao động 12 - 15 triệu đồng/tháng song chị My vẫn muốn tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác.

Người trẻ băn khoăn đi tìm câu trả lời "Tôi là ai?" để vượt qua khủng hoảng

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

TPHCM - “Tôi là ai?”, là kết quả nghiên cứu của Lê Đông Nguyên và Nguyễn Minh Huy, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM về quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên. Từ đó, các em đã xây dựng một bộ cẩm nang đưa ra những gợi ý để thanh thiếu niên biết cách nhìn nhận giá trị bản thân, vượt qua giai đoạn khủng hoảng bản sắc.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Đẩy mạnh hợp tác, kết nối giao thông, kinh tế Việt Nam - Campuchia

Thanh Hà |

Chiều 21.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn đang thăm chính thức Việt Nam.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Chi cả tháng lương nhậu nhẹt tân niên, người trẻ lo đầu năm đã hết tiền

TUỆ NHI |

Mở ví ra, kiểm đếm mớ hoá đơn thanh toán mấy ngày qua, chị Mai Huyền (30 tuổi, Phú Nhuận, TPHCM) tá hoả khi số tiền nhậu nhẹt, ăn uống tân niên mình phải trả đã tới cả tháng lương cứng.

Thu nhập ổn định, vì sao người trẻ vẫn nghỉ việc?

Phương Minh |

Ngay vừa khi kết thúc kỳ nghỉ Tết 2023, chị Đinh Thị Hoàng My (27 tuổi, Hà Nội) liền viết đơn xin nghỉ việc. Dù thu nhập dao động 12 - 15 triệu đồng/tháng song chị My vẫn muốn tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác.

Người trẻ băn khoăn đi tìm câu trả lời "Tôi là ai?" để vượt qua khủng hoảng

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

TPHCM - “Tôi là ai?”, là kết quả nghiên cứu của Lê Đông Nguyên và Nguyễn Minh Huy, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM về quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên. Từ đó, các em đã xây dựng một bộ cẩm nang đưa ra những gợi ý để thanh thiếu niên biết cách nhìn nhận giá trị bản thân, vượt qua giai đoạn khủng hoảng bản sắc.