Đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho dân chống dịch COVID-19

Người dân không cần phải tích trữ

Ngô Cường |

Trước diễn biến phức tạp, căng thẳng của dịch bệnh COVID-19, lãnh đạo Hà Nội và TPHCM đã yêu cầu người dân ít ra ngoài để hạn chế sự lây lan của virus, trừ khi phải mua lương thực, thực phẩm, nhất là đồ khô, thực phẩm đóng hộp. Đồng thời cũng khẳng định, nhu yếu phẩm cần thiết luôn đáp ứng đủ, người dân không phải tích trữ.

Không thiếu mì tôm, thực phẩm chế biến, nhu yếu phẩm

“Sáng mai, mẹ nhớ dậy sớm để đi chợ nhé. Có gì mua hết, nhất là những mặt hàng thiết yếu như mỳ tôm, thịt cá đông lạnh, nước mắm, bột ngọt..., để hạn chế tối đa ra khỏi nhà”. Tin nhắn đến vào lúc nửa đêm 25.3, từ con gái của chị Nguyễn Thị Yến (46 tuổi, ở Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội), ngay sau thông tin Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ra chỉ thị kêu gọi tất cả người dân nên ở nhà, không ra ngoài, đồng thời đóng cửa tất cả quán bar, nhà hàng trên địa bàn.

Nhắn tin giải thích cho con gái về việc các mặt hàng thiết yếu, đồ khô, đồ đóng hộp ở siêu thị, chợ dân sinh rất nhiều, mua thực phẩm tích trữ chỉ làm tình hình thêm phức tạp, song con gái chị Yến vẫn quả quyết “mua thêm cho chắc”.

Tâm lý lo sợ trước dịch bệnh COVID-19 là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện nhiều siêu thị khẳng định - các mặt hàng thiết yếu luôn đầy ắp trên kệ hàng, không sợ khan hàng, nguồn cung rất dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân kể cả khi Hà Nội triển khai phương án phong toả trên diện rộng.

Hệ thống Saigon Co.op cho biết, đã chuẩn bị lượng hàng lớn để đảm bảo cung ứng ra thị trường, đồng thời khởi động chương trình hỗ trợ người tiêu dùng mùa dịch bằng chương trình giảm giá mạnh các mặt hàng được xem là nhạy cảm hiện nay. Theo đó, hơn 800 siêu thị, cửa hàng trên cả nước của nhà bán lẻ này đang áp dụng giảm giá, khuyến mãi cho hơn 10.000 sản phẩm, chủ yếu là thực phẩm, sữa, nhu yếu phẩm và các loại gia vị thông dụng.

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho Lao Động biết, đến thời điểm này, Saigon Co.op đã chốt xong phương án tăng lượng hàng hóa dự trữ cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng mạnh của người tiêu dùng khi có nhu cầu dự trữ thực phẩm cả tuần, thậm chí cả tháng, thay vì 2-3 ngày như trước  đây.

“Các mặt hàng mì tôm các loại, sữa, trứng, đường, nước mắm, dầu ăn, thịt gia cầm, gia súc, thủy hải sản, các mặt hàng đông lạnh... đều được tăng trữ lượng lên từ 2 -3 lần, để vừa đảm bảo sẵn sàng lượng cung lớn, vừa đảm bảo giá tốt để chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng”, ông Đức nói.

Theo ông Đức, toàn bộ hệ thống siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra, chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food, cửa hàng bách hóa hiện đại Co.op Smile áp dụng giảm giá cho các mặt hàng thực phẩm như xúc xích, gạo, mì gói, cá hộp, thịt hộp, nui, cá lóc, các loại thịt heo, thịt gà, cá biển, các loại trái cây, rau củ, các loại gia vị như nước mắm, nước tương, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt và các mặt hàng hóa phẩm nhu yếu, dụng cụ nhà bếp, tỉ lệ giảm giá trung bình từ 15% đến 45% tùy nhóm hàng.

Bà Trần Kim Nga - Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam cho hay, trong giai đoạn sắp tới, chúng tôi tiếp tục làm việc với nhà cung cấp trên toàn quốc, nông dân tại nhiều địa phương như Đà Lạt, Đồng Nai, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long... đảm bảo đủ lượng hàng thiết yếu trên toàn hệ thống và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập đoàn Central Retail, chủ sở hữu hệ thống Nguyễn Kim đã đưa 15 trung tâm mua sắm Nguyễn Kim ở khu vực Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành sẽ bán các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, dầu ăn, muối, bột ngọt, thực phẩm khô như mì gói, thực phẩm chế biến đóng hộp...

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail, cho biết, toàn bộ nguồn hàng bán ở Nguyễn Kim đều lấy từ hệ thống Big C, đảm bảo chất lượng và được bán với giá bình ổn, tương tự như đang áp dụng tại hệ thống siêu thị hiện hữu.

Đảm bảo đủ trong vòng 90 ngày

Trước câu hỏi “trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp, nhiều người lo lắng về việc không có đủ lượng hàng khô như mỳ tôm, cá loại thực phẩm chế biến khô, hàng đông lạnh, nước mắm, bột ngọt để phục vụ người dân”, đại diện truyền thông của Tập đoàn Masan (quản lý chuỗi siêu thị VinMart, chuỗi cửa hàng VinMart+ và VinEco” cho hay, hệ thống VinMart, VinMart+ cung cấp đầy đủ các hàng hóa thiết yếu và nhu yếu phẩm (gạo, thịt, mỳ tôm, thực phẩm chế biến, hàng đông lạnh…) với giá cả bình ổn đến tay người tiêu dùng.

“Thực hiện chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, VinCommerce - đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+ lên kế hoạch cung ứng hàng hóa đến quý II.2020, báo cáo thường xuyên Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành về việc đảm bảo nguồn cung, góp phần bình ổn thị trường”, bà Phạm Thị Hồng Vân - đại diện truyền thông Masan cho biết.

Theo bà Vân, hiện nay, Tập đoàn Masan đã tăng công suất tối đa hoạt động sản xuất của các nhà máy trong hệ thống Masan nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân như mỳ tôm, thịt lợn, nước tương, nước mắm và các sản phẩm chế biến từ thịt.

Giao Công ty VinCommerce - công ty con của tập đoàn Masan kết hợp với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đảm bảo cung cấp đầy đủ gạo cho nhu cầu thiết yếu của người dân tại 63 tỉnh thành thông qua Hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+.

Trao đổi với Lao Động, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở này đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường theo các kịch bản diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, thành phố đã tính đến việc chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30% - 50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng

Cụ thể, gạo 46.485 tấn, trứng gia cầm 62 triệu quả, bột canh 356 tấn, rau củ 51.650 tấn; thủy hải sản (tươi, đông lạnh) 2.582,5 tấn; thực phẩm chế biến 2582,5 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 464.85 triệu gói.

Đối với khu vực bị cách ly, các phương án đã tính đến tình huống giả định khu vực bị cách ly khoảng 5.000 người trong thời gian 30 ngày. Trong đó định mức cho 1 người trong 30 ngày, gạo 18 kg; thịt lợn 1,35 kg; trứng gia cầm 15 quả; muối ăn, bột canh 0.15 kg; thủy hải sản đông lạnh 1,56 kg; thực phẩm chế biến 1,35 kg; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60 gói.

Tổng lượng hàng cần thiết như sau: Gạo 90 tấn; thịt lợn 6,75 tấn; trứng gia cầm 75.000 quả; muối ăn, bột canh 750 kg; thủy hải sản đông lạnh 7,8 tấn; thực phẩm chế biến 6,75 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60.000 gói.

“Sở Công Thương Hà Nội cũng đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu trên địa bàn để lên phương án và ước tính khả năng cung ứng hàng của từng doanh nghiệp để có phương án đưa hàng theo từng kịch bản bảo đảm nguồn cung trong các tình huống và bình ổn thị trường. Lượng hàng hoá tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường trong vòng 60-90 ngày”, bà Lan nói.

Đủ hàng hoá thiết yếu ngay cả khi cách ly cả một thành phố

Bàn về cung ứng hàng hoá trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, kể cả trường hợp xấu nhất, cách ly một thành phố, cách ly một vài tỉnh thành thì vẫn đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.

“Sẽ không có địa phương nào bị thiếu hàng, sẽ không có khu vực nào bị gián đoạn nguồn cung các mặt hàng thiết yếu”, ông Trần Tuấn Anh nói và cho biết, trong tình huống khẩn cấp hơn, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ huy động nguồn dự trữ quốc gia, bởi Thủ tướng đã chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đời sống của người dân cần được ưu tiên hàng đầu.

Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Hà Nội: Người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm

Nguyễn Hà |

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm giữa dịch COVID-19.

Đạt năng suất vàng, không lo thiếu lương thực

LỤC TÙNG |

Dù thiên tai, hạn mặn, dịch bệnh... gay gắt đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa trên diện rộng, nhưng nhờ áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, vụ lúa đông xuân 2019-2020 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã vượt khó, đạt năng suất “vàng” ngay giữa mùa hạn mặn lên đỉnh.

Quảng Nam: Không nên tích trữ lương thực trong dịch

Thanh Chung |

Tỉnh Quảng Nam vừa thông báo khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm quá mức gây khó khăn chung cho cộng đồng và gây ảnh hưởng đến phòng chống dịch SARS-CoV-2.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chủ tịch Hà Nội: Người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm

Nguyễn Hà |

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm giữa dịch COVID-19.

Đạt năng suất vàng, không lo thiếu lương thực

LỤC TÙNG |

Dù thiên tai, hạn mặn, dịch bệnh... gay gắt đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa trên diện rộng, nhưng nhờ áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, vụ lúa đông xuân 2019-2020 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã vượt khó, đạt năng suất “vàng” ngay giữa mùa hạn mặn lên đỉnh.

Quảng Nam: Không nên tích trữ lương thực trong dịch

Thanh Chung |

Tỉnh Quảng Nam vừa thông báo khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm quá mức gây khó khăn chung cho cộng đồng và gây ảnh hưởng đến phòng chống dịch SARS-CoV-2.