Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020 tại ĐBSCL:

Đạt năng suất vàng, không lo thiếu lương thực

LỤC TÙNG |

Dù thiên tai, hạn mặn, dịch bệnh... gay gắt đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa trên diện rộng, nhưng nhờ áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, vụ lúa đông xuân 2019-2020 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã vượt khó, đạt năng suất “vàng” ngay giữa mùa hạn mặn lên đỉnh.

Tổn thất thấp giữa đỉnh cao hạn mặn

“Mừng lắm! Lúc đầu thấy hạn mặn gay gắt quá, lo mất trắng, vậy mà cuối cùng lúa lại trúng, đạt trên 35 giạ/công (trên 7 tấn/ha)” - ông Lương Văn Thái (ấp Năm Hải, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) phấn khởi nói. Đây cũng là niềm vui chung của nhiều người trồng lúa ở tỉnh Kiên Giang giữa mùa hạn mặn.

Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Kiên Giang - xác nhận, với năng suất 7,3 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn lúa hàng hóa, vượt kế hoạch đề ra. Có thể xem, vụ đông xuân 2019-2020 ở Kiên Giang là thắng lợi kép. Đây là kết quả của hành trình triển khai nhiều biện pháp, giải pháp ứng phó. “Chúng tôi áp dụng song song hai giải pháp công trình và phi công trình” - tiến sĩ Nhựt chia sẻ.

Do được dự báo trước, năm 2020 sẽ xảy ra hạn mặn gay gắt, khả năng mặn xâm nhập, thiếu nước tưới vào thời điểm cuối vụ... nên ngay từ cuối năm 2019, tỉnh đã triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019-2020. Cụ thể, đầu tiên là giải pháp phi công trình, theo đó, Kiên Giang đẩy khung thời vụ gieo sạ lúa lên sớm nhất có thể. Vì vậy, dù toàn tỉnh gieo sạ được 289.051/290.000ha lúa đông xuân theo kế hoạch. Nhưng ngay từ tháng 1.2020, có khoảng 15.000ha ở các huyện vùng U Minh Thượng - nơi lệ thuộc chủ yếu nguồn nước trời - đã thu hoạch dứt điểm.

Đối với vùng bị ảnh hưởng nặng là ven biển, Kiên Giang chủ động vận hành hệ thống cống thủy lợi sẵn có, đồng thời triển khai gia cố, đắp mới trên 200 đập thời vụ để ngăn mặn tích ngọt. Nhờ vậy, không chỉ bảo vệ thành công diện tích lúa đông xuân 2019-2020, mà còn làm tài nguyên để tiếp tục phòng chống hạn, mặn cho cả vụ hè thu 2020. Đây cũng là cách mà nhiều tỉnh ven biển thực hiện và đạt thành tựu như mong muốn.

Trúng mùa giữa vòng vây khốc liệt

Đối với những địa phương nằm trong đất liền như An Giang, Đồng Tháp... tuy không nặng gánh lo mặn xâm nhập, nhưng cũng bị thời tiết “hạn hán lịch sử” dồn đẩy đến chỗ thiếu nước tưới cục bộ. Tuy nhiên, cuối cùng, năng suất lúa bình quân đạt đến 8 tấn/ha. Tại An Giang, nhiều diện tích đạt năng suất gần 9 tấn/ha.

Lý giải cho chuyện thật tưởng chừng như đùa này, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho hay, bên cạnh yếu tố ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng đất để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất, còn có yếu tố đặc biệt của thời tiết. Cụ thể, theo tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, sau thời gian nắng kéo dài giúp cho cây lúa quang hợp tốt, đến gần thời gian lúa trổ xuất hiện nền nhiệt độ lạnh, giúp cây lúa giảm được “năng lượng” chống chọi với cái nắng nóng để dồn sức tạo hạt nên lúa trúng mùa.

Nguồn thu hoạch

dồi dào

Theo thống kê sơ bộ, lúa đông xuân vùng ĐBSCL vẫn đảm bảo đạt trên 6 triệu tấn gạo. “Trong đó, 3 triệu tấn gạo hàng hóa đảm bảo an ninh lương thực cho 30 triệu dân trong vùng ĐBSCL và TP.Hồ Chí Minh, khoảng 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu” - ông Tùng nhấn mạnh thêm. “Hiện các siêu thị, cơ sở kinh doanh gạo đã nhập hàng. Hơn nữa, với hệ thống giao thông như hiện nay, chỉ 4 tiếng đồng hồ là có thể điều tiết trong vùng, đáp ứng mọi nhu cầu người tiêu dùng”.

Không chỉ khẳng định lượng lúa gạo vụ đông xuân 2019-2020 đủ đảm bảo an ninh lương thực trong vùng và xuất khẩu, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng còn khẳng định, ĐBSCL sẽ tiếp tục đảm bảo đủ gạo quanh năm bất chấp hạn mặn 2020 vượt đỉnh kỷ lục trong lịch sử. Cụ thể, đến giữa tháng 4.2020, ĐBSCL mới kết thúc thu hoạch vụ đông xuân, nhưng ngay bây giờ, nơi đây cũng đang có trên 200.000ha lúa hè thu. Có nơi lúa đang vào giai đoạn đòng, trổ.

Thậm chí, nhiều địa phương có khả năng sản xuất 3 vụ lúa, còn tạo cho ĐBSCL luôn trong tâm thế có lúa quanh năm.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Khách Trung Quốc đổ xô đặt tour nước ngoài dịp Tết Nguyên đán

Thúy Ngọc |

Dịp Tết Nguyên đán, yêu cầu đặt tour dịch vụ du lịch của khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á tăng 1026% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biếu Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Dịp cuối năm, nhiều gia đình lại "đau đầu" suy nghĩ biếu Tết bên nội, bên ngoại ra sao cho phù hợp, tỏ lòng hiếu thảo với bậc sinh thành.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.