Người dân dùng căn cước công dân tích hợp BHYT ở Kiên Giang còn thấp

NGUYÊN ANH |

Việc áp dụng khám chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) mang nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và cơ sở KCB nhưng số lượng người dùng ứng dụng này vẫn còn khá thấp ở Kiên Giang.

Thông tin chưa đồng bộ

Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Kiên Giang, việc áp dụng KCB bằng CCCD là một bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính trong ngành y tế và BHXH. Thay vì tốn thời gian làm thủ tục giấy tờ, người dân sẽ tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ KCB chuyên sâu.

Đến cuối tháng 9.2023, BHXH tỉnh đã phối hợp với công an tỉnh và các ban, ngành đồng bộ thông tin được hơn 1,3 triệu người đạt hơn 94%. Ngành BHXH đã tiếp tục đẩy mạnh thí điểm sử dụng CCCD gắn chip trong KCB BHYT. Đến nay số lượng cơ sở khám chữa bệnh có CCCD là 183/186 cơ sở đã được tra cứu. Tuy nhiên, chỉ khoảng gần 50% cơ sở có trang bị đầu đọc mới nên ảnh hưởng cho công tác tra cứu.

Bác sĩ CKII Trương Công Thành - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang - cho biết, bệnh viện đã trang bị 8 đầu đọc thẻ CCCD ở những nơi bệnh nhân đến tập trung khám đông như phòng khám bệnh, Khoa Nội B, Khoa Cấp cứu tổng hợp...

Theo BS Thành, nếu CCCD tích hợp đầy đủ thông tin về mã thẻ, số thẻ BHYT thì rất tiện lợi cho người dân KCB. Quét mã thông tin trên CCCD thì nội dung thông tin được chuyển đến phần mềm của bệnh viện để ghi thông tin, mức hưởng của người bệnh, giảm bớt thủ tục cho người dân. Tuy nhiên, 9 tháng năm 2023 thì số người sử dụng CCCD để đăng ký KCB thành công có khoảng hơn 6.900 lượt người vẫn còn khá thấp.

“Thực tế, nhiều người dân đến KCB đưa CCCD và nghĩ là chỉ cần có CCCD là sử dụng được nhưng họ chưa tích hợp BHYT thì không thể dùng ứng dụng này. Ngoài ra, vấn đề đầu đọc, các khâu trong CNTT chưa đồng bộ nên khi phối hợp với cơ quan BHXH chỉnh sửa thì lại kéo dài thời gian KCB, thời gian chờ đợi cũng gây phần nào đó phiền hà cho người dân, khiến một số trường hợp cũng chưa đồng thuận sử dụng” - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết.

Đến cuối năm 2023 đạt 100% đồng bộ dữ liệu

Về bất cập trong tích hợp thông tin, theo BHXH tỉnh Kiên Giang, có những trường hợp người dân chỉ cung cấp năm sinh, không có ngày tháng trên thẻ BHYT. Tuy nhiên, trong CCCD lại có ngày tháng năm sinh đầy đủ dẫn đến thông tin chưa đồng bộ, từ đó người dân phải liên hệ BHXH xác nhận lại thông tin để đồng bộ lại dữ liệu này thì mới tích hợp sử dụng được.

Ông Nguyễn Công Chánh - Giám đốc BHXH tỉnh Kiên Giang - cho biết: “Thời gian đầu chúng tôi cử người ngồi trực tiếp ở bệnh viện để thu thập các trường hợp sai thông tin chuyển về BHXH để chỉnh sửa ngay. Vấn đề này rất cần người dân chủ động liên hệ BHXH tỉnh để cập nhật đồng bộ thông tin cho đúng”.

Ngoài ra, ông Chánh cũng thông tin, còn khó khăn do chưa cập nhật được thông tin, đặc biệt là nhóm trẻ em. “Trẻ em được cấp mã số, sau đó cần phải về công an địa phương đăng ký lại về nơi cư trú thì thông tin đó không nắm được. Thứ 2 là nhóm người cao tuổi liên hệ lại để đồng bộ thông tin thì rất hạn chế, khó di chuyển. Hiện nay xảy ra lừa đảo rất nhiều nên khi liên hệ để nhờ cung cấp thông tin họ rất e dè, sợ bị lừa đảo nên cũng không cung cấp, không đến” - ông Chánh chia sẻ.

“BHXH đặt mục tiêu trước 31.12.2023 phải đồng bộ dữ liệu đạt 100%. Để tăng cường sử dụng CCCD khám chữa bệnh BHYT phải trang bị đầu đọc cho các cơ sở để người dân đến khám thấy và tin tưởng hơn, an tâm hơn về chủ trương thực hiện. Phân công nhân lực phối hợp ngành giáo dục để nắm số liệu thông tin, phối hợp công an cập nhật số trẻ em có mã số mà chưa đồng bộ” - ông Chánh cho biết.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước từ 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 27.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 87,25%).

Đề xuất thông tuyến khám chữa bệnh BHYT cho một số bệnh

Hà Lê |

Điều trị chuyên khoa sâu, nên nghiên cứu áp dụng thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các cơ sở khám chữa bệnh với bệnh nhân đã chẩn đoán bệnh và cần điều trị chuyên khoa sâu.

Thiếu thuốc BHYT, người bệnh chắt bóp tiền để mua thuốc ngoài

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Không ít người dân phản ánh tình trạng thiếu thuốc BHYT tại một số cơ y tế. Đối với người bệnh có kinh tế eo hẹp, việc cố gắng duy trì thuốc đều đặn khi mua ngoài là rất khó khăn.

Xử lý tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT để đạt mục tiêu kép

Văn Lê |

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì buổi làm việc với BHXH 8 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên về công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, thu hồi tiền chậm đóng BHXH, BHYT và công tác quản lý chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT.

Người dân đồng tình việc cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Luật Căn cước công dân năm 2024 đang được bộ Công an chủ trì soạn thảo và sửa đổi. Theo đó sẽ mở rộng đối tượng cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi theo nhu cầu tự nguyện chứ không bắt buộc.

Giá khám bệnh, ngày giường BHYT tăng khoảng 10%

Lệ Hà |

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22 quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt.
Theo đó, giá dịch vụ khám bệnh BHYT bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I là 42.100 đồng, bệnh viện hạng II 37.500 đồng, bệnh viện hạng III 33.200 đồng, bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã là 30.100 đồng. So với mức quy định cũ, mức giá này tăng khoảng 10%. Riêng chi phí hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) vẫn giữ nguyên là 200.000 đồng.

Tường thuật phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Nhóm PV |

Sáng 1.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành phố Hà Nội, diễn ra phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Vượt ải ùn tắc, mưa rét đến công sở trong ngày nhiệt độ Hà Nội giảm sâu

HỮU CHÁNH |

Thời tiết Hà Nội chuyển mưa rét, nhiệt độ xuống thấp nhất là 18 độ C khiến người dân vất vả đến nơi làm việc, cảnh ùn tắc xảy ra khắp các ngả đường trong ngày đầu tiên của tháng 12.2023.

Chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước từ 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 27.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 87,25%).

Đề xuất thông tuyến khám chữa bệnh BHYT cho một số bệnh

Hà Lê |

Điều trị chuyên khoa sâu, nên nghiên cứu áp dụng thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các cơ sở khám chữa bệnh với bệnh nhân đã chẩn đoán bệnh và cần điều trị chuyên khoa sâu.

Thiếu thuốc BHYT, người bệnh chắt bóp tiền để mua thuốc ngoài

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Không ít người dân phản ánh tình trạng thiếu thuốc BHYT tại một số cơ y tế. Đối với người bệnh có kinh tế eo hẹp, việc cố gắng duy trì thuốc đều đặn khi mua ngoài là rất khó khăn.

Xử lý tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT để đạt mục tiêu kép

Văn Lê |

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì buổi làm việc với BHXH 8 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên về công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, thu hồi tiền chậm đóng BHXH, BHYT và công tác quản lý chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT.

Người dân đồng tình việc cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Luật Căn cước công dân năm 2024 đang được bộ Công an chủ trì soạn thảo và sửa đổi. Theo đó sẽ mở rộng đối tượng cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi theo nhu cầu tự nguyện chứ không bắt buộc.

Giá khám bệnh, ngày giường BHYT tăng khoảng 10%

Lệ Hà |

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22 quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt.
Theo đó, giá dịch vụ khám bệnh BHYT bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I là 42.100 đồng, bệnh viện hạng II 37.500 đồng, bệnh viện hạng III 33.200 đồng, bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã là 30.100 đồng. So với mức quy định cũ, mức giá này tăng khoảng 10%. Riêng chi phí hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) vẫn giữ nguyên là 200.000 đồng.