Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Bộ Chính trị đã đồng thuận, thống nhất rất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước.

Tiếp tục phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, sáng 15.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Căn cước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến cho rằng, trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật; đề nghị không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung.

Việc thay đổi cũng bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng, đồng thời hỗ trợ người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia các hoạt động, giao dịch hành chính, dân sự, hoạt động xã hội tiện lợi, phù hợp với môi trường số, xã hội số.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VPQH
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VPQH

Bên cạnh đó, Luật Căn cước công dân hiện hành chỉ quy định về cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên; dự thảo Luật Chính phủ trình bổ sung đối tượng áp dụng là công dân dưới 14 tuổi và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây gọi là người gốc Việt Nam); đối với người gốc Việt Nam thì không cấp thẻ căn cước mà chỉ cấp giấy chứng nhận căn cước.

Do đó, việc đổi tên luật và tên thẻ như Chính phủ trình là cần thiết, phù hợp với phạm vi và để bao hàm hết đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật.

Việc bổ sung điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận căn cước cho đối tượng là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho người gốc Việt Nam được hưởng các quyền cơ bản của con người.

Thực tế hiện nay, do không có giấy tờ tùy thân, họ rất khó khăn trong việc đi lại, giao dịch, lao động, sở hữu tài sản… nên cần cấp giấy chứng nhận căn cước cho họ.

Từ những vấn đề trên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là hoàn toàn phù hợp cả về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; đạt các mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: VPQH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: VPQH

Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự thảo luật đã trình tại Kỳ họp thứ 6, có 16 ý kiến đóng góp, phần lớn ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình các vấn đề lớn và góp ý, chỉnh sửa một số nội dung hoàn thiện dự thảo luật.

Về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại Điều 24, Chủ tịch Quốc hội đánh giá rất cao tiếp thu nội dung này. Bởi từ khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, một số ý kiến tranh luận và đã nghiên cứu tiếp thu theo hướng: theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do cấp sắp xếp đơn vị hành chính.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nội dung này rất quan trọng, thể hiện sự thận trọng, lắng nghe ý kiến của cơ quan.

Về tên gọi, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Bộ Chính trị đã đồng thuận, thống nhất rất cao việc đổi tên dự án luật thành Luật Căn cước.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội hoàn chỉnh dự luật. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo cơ bản nhất trí với những định hướng để hoàn chỉnh dự luật.

Bộ trưởng Bộ Công an nêu rõ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh để tiếp tục tiếp thu, giải trình, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đại tướng Tô Lâm: Người dân không thể bị theo dõi khi dùng thẻ căn cước

NHÓM PV |

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an - khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không thể bị theo dõi. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

Cân nhắc việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt khi làm căn cước

NHÓM PV |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 25.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước.

Đa số tán thành tên gọi Luật Căn cước, đề xuất bỏ vân tay trên thẻ

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Còn việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.

Nước rút, người dân Huế tất bật dọn bùn non sau lũ

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Người dân TP Huế tất bật dọn dẹp bùn non, rác thải sau khi nước dần rút ở một số nơi, hiện còn nhiều khu vực trên địa bàn thành phố vẫn còn ngập úng, phương tiện vẫn chưa thể di chuyển.

Đêm diễn triệu USD của Blackpink ở Hà Nội và tranh cãi chuyện làm giàu từ nhạc Việt

Mi Lan |

Hai đêm diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink trên sân vận động Mỹ Đình trở thành sự kiện âm nhạc nổi bật bậc nhất diễn ra tại Việt Nam năm 2023.

Khám xét trung tâm đăng kiểm 60-01S ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 16.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khám xét trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-01S đóng tại phường An Bình, TP Biên Hoà và bắt giữ một nhân viên đăng kiểm của trung tâm này để điều tra.

Chủ tịch nước chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam

Mỹ Ngọc |

Trưa 15.11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Stanford và chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam, thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, Bệnh viện Tâm Anh.

Đã có 75 học sinh của 3 trường tiểu học ở Kiên Giang nhập viện nghi ngộ độc

NGUYÊN ANH |

Sáng 16.11, bác sĩ CKII Danh Tý - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang - cho biết: Đến sáng nay, theo ghi nhận, có 75 em học sinh của 3 trường tiểu học trên địa bàn TP Rạch Giá nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.

Đại tướng Tô Lâm: Người dân không thể bị theo dõi khi dùng thẻ căn cước

NHÓM PV |

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an - khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không thể bị theo dõi. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

Cân nhắc việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt khi làm căn cước

NHÓM PV |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 25.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước.

Đa số tán thành tên gọi Luật Căn cước, đề xuất bỏ vân tay trên thẻ

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Còn việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.