Đề xuất thông tuyến khám chữa bệnh BHYT cho một số bệnh

Hà Lê |

Điều trị chuyên khoa sâu, nên nghiên cứu áp dụng thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các cơ sở khám chữa bệnh với bệnh nhân đã chẩn đoán bệnh và cần điều trị chuyên khoa sâu.

Ông Lê Văn Phúc - Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) - cho biết, BHXH Việt Nam luôn ủng hộ quan điểm đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh, tuy nhiên việc tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia phải gắn liền với sự bền vững của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

Nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh trong việc chuyển tuyến và đảm bảo đúng quy định, một số giải pháp cần được đẩy mạnh thực hiện như:

Quy định cơ sở y tế thuộc cấp ban đầu, cấp cơ bản (tương đương cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện theo quy định hiện hành) là các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khám chữa bệnh ban đầu cho tất cả các đối tượng tham gia BHYT; Cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp cơ bản (tương đương cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh theo quy định hiện hành) và cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu không điều trị các bệnh và không thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật mà cấp ban đầu có thể thực hiện được.

Theo BHXH, việc này để đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu của người tham gia BHYT; phù hợp với nhiệm vụ phân cấp cho cơ sở khám chữa bệnh các cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi; hướng tới nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở như chỉ đạo của Quốc Hội tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 99/2023/QH1520, Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư.

Nghiên cứu quy định chỉ áp dụng "thông tuyến khám chữa bệnh BHYT" giữa cơ sở khám chữa bệnh các cấp đối với các trường hợp đã được chẩn đoán bệnh và cần điều trị chuyên khoa sâu (như ung thư, tâm thần, bệnh máu, các bệnh cần sử dụng kỹ thuật can thiệp điều trị hoặc phẫu thuật, Lao kháng thuốc, HIV) mà cơ sở thuộc cấp cơ bản không thực hiện được.

Giao Sở Y tế phối hợp BHXH các tỉnh căn cứ danh mục bệnh được thông tuyến khám chữa bệnh của Bộ Y tế quy định và khả năng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của địa phương để quy định các bệnh, tình trạng bệnh được thông tuyến khám chữa bệnh BHYT.

BHXH cho rằng việc này nhằm tạo thuận lợi trong khám chữa bệnh cho những người bệnh thực sự cần được thăm khám, theo dõi, điều trị chuyên khoa sâu; hạn chế các bất cập của quy định "thông tuyến khám chữa bệnh BHYT" tại Luật số 46/2014/QH13 dẫn đến tình trạng quá tải tại cơ sở y tế tuyến trên, cũng như gia tăng chi phí khám chữa bệnh không thực sự cần thiết.

Quy định cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp chuyên sâu chuyển người bệnh về cấp cơ bản điều trị tiếp sau khi đã hết giai đoạn cấp tính đối với các trường hợp cần tiếp tục theo dõi, quản lý và điều trị nội trú; chuyển về cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp khám chữa bệnh ban đầu quản lý, theo dõi đối với các trường hợp bệnh mạn tính.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Những ý kiến trái chiều về bỏ giấy chuyển tuyến

Lệ Hà |

Giấy chuyển tuyến rất phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi cho người bệnh; Giấy chuyển tuyến là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng... Hàng loạt ý kiến đưa ra với mong muốn bỏ giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều.

Khi có giấy chuyển tuyến, người bệnh được hưởng mức bảo hiểm y tế ra sao?

MINH HÀ - THU THỦY |

Theo khoản 4 Điều 6 Thông 30/2020/TT-BYT, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định là một trong những trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến rất cần thiết

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, do vậy giấy chuyển tuyến (giấy và điện tử) vẫn rất cần thiết.

Bộ Y tế đang cân nhắc bỏ giấy chuyển tuyến, thay bằng bản điện tử

Thanh Hà |

Hiện, ngành y tế đang sử dụng văn bản chuyển tuyến dạng giấy. Trong quá trình sử dụng, có phát sinh tình trạng người dân phải đi lại nhiều để xin tờ giấy này.

Bệ phóng cho văn học viết về công nhân, công đoàn thời kỳ đổi mới

NHÓM PV |

Nhiều thập kỷ qua, thế hệ các nhà văn lớn tuổi đã rất nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, trách nhiệm của mình khi viết về hình ảnh người công nhân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, thế hệ các nhà văn đang được trẻ hoá. Từ những cuộc thi viết về đề tài người công nhân, công đoàn sẽ là bệ phóng cho những cây bút trẻ viết về công nhân, người lao động trong thời đại công nghệ 4.0 vụt sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.


Một số ngôi nhà ở Đắk Nông bị sụt lún, nứt toác chưa rõ nguyên nhân

Phan Tuấn |

Những ngày qua, một số ngôi nhà người dân ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông) bỗng xuất hiện các vết nứt toác, sụt lún... nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Sự dị biệt của “diễn viên triệu đô” Thái Hòa

Bình An |

Thái Hòa đại thắng năm 2023 khi càn quét các giải thưởng ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc từ Cánh Diều Vàng (của Hội Điện ảnh) đến Bông Sen Vàng (ở Liên hoan phim Việt Nam).

Chủ ngôi nhà giữa dự án đường 164 tỉ đồng nêu 2 lý do chưa nhận bồi thường

Trần Lâm |

Phú Thọ - Ông Ngô Văn Xạ - chủ ngôi nhà nằm giữa quy hoạch của tuyến đường trị giá 164 tỉ đồng đang thi công qua địa bàn xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã bác bỏ thông tin gia đình muốn số tiền bồi thường để giải phóng mặt bằng (GPMB) là 5 tỉ đồng, đồng thời cho rằng nguồn cơn từ con số 5 tỉ này đến từ chủ đầu tư của tuyến đường.

Những ý kiến trái chiều về bỏ giấy chuyển tuyến

Lệ Hà |

Giấy chuyển tuyến rất phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi cho người bệnh; Giấy chuyển tuyến là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng... Hàng loạt ý kiến đưa ra với mong muốn bỏ giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều.

Khi có giấy chuyển tuyến, người bệnh được hưởng mức bảo hiểm y tế ra sao?

MINH HÀ - THU THỦY |

Theo khoản 4 Điều 6 Thông 30/2020/TT-BYT, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định là một trong những trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến rất cần thiết

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, do vậy giấy chuyển tuyến (giấy và điện tử) vẫn rất cần thiết.

Bộ Y tế đang cân nhắc bỏ giấy chuyển tuyến, thay bằng bản điện tử

Thanh Hà |

Hiện, ngành y tế đang sử dụng văn bản chuyển tuyến dạng giấy. Trong quá trình sử dụng, có phát sinh tình trạng người dân phải đi lại nhiều để xin tờ giấy này.