Nghề ngâm mình "xúc tiền lẻ" ven sông rạch miền Tây

Tạ Quang |

Cần Thơ - Theo chân nhóm người làm nghề xắn đất thùng (nghề lặn lấy đất thuê) ở vùng quê nghèo huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), mới tận thấy nỗi vất vả, cực nhọc của họ khi phải ngâm mình dưới sông, mương, kênh, rạch,… cả ngày để mưu sinh, bươn chải kiếm từng đồng về lo cho gia đình.

Ngâm mình dưới nước cả ngày

Từ tờ mờ sáng, những người trong nhóm làm nghề xắn đất thùng thuê tại huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) đã đạp xe đi làm trên các con đường ven sông, kênh, rạch,… Phía sau những chiếc xe đạp cũ kĩ được buộc theo đồ nghề là chiếc thùng múc đất. Cái thùng đóng phèn vàng cháy, bóng lưỡng, dường như đã theo họ lâu ngày dài tháng.

Nghề xắn đất thùng phải tranh thủ lúc nước ròng mới dễ lấy đất. Ảnh: Tạ Quang
Nghề xắn đất thùng phải tranh thủ lúc nước ròng mới dễ lấy đất. Ảnh: Tạ Quang

Là trưởng nhóm xắn đất thùng thuê, ông Trương Văn Bê (58 tuổi, huyện Vĩnh Thạnh) cho biết, nhóm của ông có 5 thành viên, độ khoảng từ 40 đến hơn 50 tuổi. Hầu hết họ đều không ruộng đất, không vườn tược để canh tác nên cố gắng bám trụ với nghề gần 30 năm nay.

“Mỗi ngày, mọi người đều tập trung lại từ sớm để đạp xe ven các con sông hoặc kênh, rạch, mương để xắn đất thuê cho các hộ gia đình có vườn trái cây hoặc vườn trồng rau củ,... Có những hôm làm ở xa, nhóm phải thức từ 3 - 4 giờ sáng để đạp xe hàng chục cây số đến chỗ làm, chủ yếu tranh thủ lúc nước ròng mới dễ lấy đất”, ông Bê nói.

Để đạt hiệu quả công việc, mỗi thành viên sẽ phụ trách một công đoạn. Ảnh: Tạ Quang
Để đạt hiệu quả công việc, mỗi thành viên sẽ phụ trách một công đoạn. Ảnh: Tạ Quang

Theo ông Bê, cực nhọc của nghề là phải ngâm mình xuống nước nhiều giờ, thường xuyên từ sáng đến chiều tối nên rất lạnh. Hơn nữa, mỗi thùng đất nặng gần 20kg, mỗi ngày phải khiêng cả trăm thùng rất tốn sức. Do đó, đòi hỏi người theo nghề phải có sức khoẻ dẻo dai, lặn giỏi và chịu lạnh tốt.

Để đạt hiệu quả công việc, mỗi thành viên sẽ phụ trách một công đoạn. Người ngâm mình dưới nước để lấy đất vào thùng, người đứng nhận thùng đất đưa lên bờ và người khiêng thùng đi đắp vào vườn của chủ nhà.

Cực nhọc của nghề là phải ngâm mình xuống nước nhiều giờ. Ảnh: Tạ Quang
Cực nhọc của nghề là phải ngâm mình xuống nước nhiều giờ. Ảnh: Tạ Quang

“Nếu người ở dưới sông lạnh thì đổi việc với người khiêng thùng đất trên bờ. Nhờ phân chia công việc luân phiên vậy mà tiết kiệm thời gian và mới đủ sức để làm cả ngày dài”, ông Bê cho hay.

Gắn bó với nghề xắn đất 25 năm, ông Lê Văn Học (51 tuổi, huyện Vĩnh Thạnh) chia sẻ, ông làm lâu năm nên cũng có kinh nghiệm. Muốn lấy đất dễ thì phải biết rà nơi có bùn dày và canh con nước ròng. “Khi nước ròng có thể dễ dàng dùng tay xúc đất vào thùng, nhưng nếu nước cao thì phải lặn rồi dùng chân đạp và nhúng liên tục trên thùng mới lấy đất đầy thùng được. Vậy nên với những người không có kinh nghiệm sẽ rất khó”, ông Học nói.

Nghề không còn "đắt" nhưng đủ kiếm sống

Với người dân ở miền Tây, nghề xắn đất thùng thuê này thịnh hành hàng chục năm về trước. Còn những năm gần đây, máy móc thiết bị hiện đại đã thay thế dần, hầu hết mọi người đều thuê máy xúc đến cạp lấy đất.

Ông Bê cho biết thêm, mặc dù nghề này không còn thịnh hành nhưng vẫn đủ kiếm sống. Với những vườn cây ăn trái, vườn rau hoặc gia cố đê bao… thì việc xắn đất thùng thuê này vẫn được ưa chuộng. Bởi nó có thể chủ động, linh hoạt xúc và đắp đất vào từng cây ăn trái, luống rau, bờ đê mà chủ nhà mong muốn. Với những ngày nắng, nhóm làm không có ngày nghỉ. Chỉ đến mùa mưa và mùa nước nổi là không làm được.

Mỗi ngày nhóm làm được từ 200 - 1.000 thùng đất, trung bình mỗi thùng có giá 4.000 đồng. Ảnh: Tạ Quang
Mỗi ngày nhóm làm được từ 200 - 1.000 thùng đất, trung bình mỗi thùng có giá 4.000 đồng. Ảnh: Tạ Quang

Ông Nguyễn Kè (47 tuổi, huyện Vĩnh Thạnh) - thành viên trong nhóm kể lại: “Mới đây một chủ vườn dừa ở quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) có thuê nhóm làm trọn gói gần 1 tháng để xắn đất ở mương đắp gốc cho vườn dừa hơn 10ha của ông với giá gần 50 triệu đồng, nhờ đó mỗi người cũng được gần 10 triệu đồng nên sống khoẻ”.

Còn ông Lê Văn Cập (52 tuổi, huyện Vĩnh Thạnh) bày tỏ, nghề này cũng lắm nhọc nhằn, suốt ngày lấm lem bùn, có khi giẫm đạp mảnh sành, gai, vỏ ốc hoặc phải ngâm mình ở vùng nước ô nhiễm, nhưng bù lại có tiền nuôi gia đình, cho con cái ăn học nên quyết bám trụ với nghề, vì ngoài ra ông chẳng tìm được công việc nào tốt hơn.

Sau buổi làm vất vả, mỗi người kiếm được vài trăm nghìn đồng đủ tiền để trang trải cuộc sống. Ảnh: Tạ Quang
Sau buổi làm vất vả, mỗi người kiếm được vài trăm nghìn đồng đủ tiền để trang trải cuộc sống. Ảnh: Tạ Quang

Theo chia sẻ của các thành viên trong nhóm, thu nhập từ nghề này khá hơn so với đi làm hồ và làm ruộng thuê. Mỗi ngày nhóm làm được từ 200 - 1.000 thùng đất, trung bình mỗi thùng có giá 4.000 đồng, khi chia đều thì mỗi người cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày, đủ tiền để trang trải cuộc sống, lo cho gia đình.

Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Vừa thảm nhựa xong, đường nội ô Cần Thơ lại bị khoan, đục

TẠ QUANG |

Cần Thơ - Mặc dù mới được trải thảm nhựa, nhưng nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ lại bị khoan, đục ở miệng hố ga khiến người dân bức xúc, khó hiểu.

Cận cảnh bãi rác “khổng lồ” chắn ngang cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

TẠ QUANG |

Cần Thơ - Mặc dù đã được chuyển đi, nhưng đến nay bãi rác Đông Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ vẫn còn rất nhiều rác bên dưới, ước tính khoảng 30.000 tấn (chủ yếu là rác sinh hoạt và đất mùn).

Bãi rác đóng cửa hơn 20 năm lại gây khó cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Tạ Quang |

Cần Thơ - Diện tích bãi rác rộng khoảng 5ha, sâu 7m từng là nơi chứa rác cho cả TP Cần Thơ trong quá khứ vẫn còn nằm trong dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

CDC Nghệ An thực chất nhận bao nhiêu tiền phần trăm từ Việt Á?

Việt Dũng |

Trong hai khoản tiền hơn 1,2 tỉ và hơn 2 tỉ đồng nhận từ Việt Á, lần đầu nữ nhân viên công ty này chỉ đưa cho CDC Nghệ An 750 triệu đồng, còn lần thứ hai cán bộ CDC khai chỉ nhận được 1,4 tỉ đồng.

Xây quán bar không phép trên đồi Pháo Thủ giữa lòng TP Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Phượng Hoàng vừa bị UBND thành phố Bắc Ninh xử phạt 130 triệu đồng vì đã tổ chức xây dựng quán bar trên đồi Pháo Thủ khi chưa có giấy phép xây dựng.

4 lần đôn đốc, doanh nghiệp vẫn trây ì tiến độ khiến người dân khổ sở

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Cầu tràn Chùa Thông nối giữa xã Bình Sơn và phường Châu Sơn (TP Sông Công) bị chậm tiến độ nhiều tháng nay khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Chợ chim trời tồn tại hàng chục năm ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tình trạng buôn bán chim trời tồn tại ở TP Quảng Ngãi hàng chục năm. Chim trời bị tận diệt, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học…

Tai nạn giao thông tăng trong ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

Việt Dũng |

Ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2.9, lực lượng chức năng ghi nhận, trên toàn quốc đã xảy ra 27 vụ tai nạn giao thông, làm chết 17 người, bị thương 18 người.

Vừa thảm nhựa xong, đường nội ô Cần Thơ lại bị khoan, đục

TẠ QUANG |

Cần Thơ - Mặc dù mới được trải thảm nhựa, nhưng nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ lại bị khoan, đục ở miệng hố ga khiến người dân bức xúc, khó hiểu.

Cận cảnh bãi rác “khổng lồ” chắn ngang cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

TẠ QUANG |

Cần Thơ - Mặc dù đã được chuyển đi, nhưng đến nay bãi rác Đông Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ vẫn còn rất nhiều rác bên dưới, ước tính khoảng 30.000 tấn (chủ yếu là rác sinh hoạt và đất mùn).

Bãi rác đóng cửa hơn 20 năm lại gây khó cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Tạ Quang |

Cần Thơ - Diện tích bãi rác rộng khoảng 5ha, sâu 7m từng là nơi chứa rác cho cả TP Cần Thơ trong quá khứ vẫn còn nằm trong dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.