Nam thanh niên ở Đắk Lắk suốt ngày mưu sinh trên... ngọn cây cau

Tiến Thoại |

Nhiều năm qua, cứ vào đợt thu hoạch, anh Nguyễn Văn Hà (32 tuổi), trú tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) suốt ngày mưu sinh trên ngọn cây cau. Anh Hà được mọi người ví nhanh như sóc, bởi mỗi ngày anh có thể leo trèo cả trăm cây cau, hái gần 1 tấn quả để mang về bán cho các vựa cau.

Mưu sinh trên ngọn... cây cau

Thành phố Buôn Ma Thuột là nơi có nhiều vườn cau được trồng tập trung hoặc trồng xen ở rẫy vườn cà phê, hồ tiêu. Đa phần các vườn cau đều có tuổi đời hơn 10 năm, chiều cao trung bình từ khoảng 15 - 17m.

Những vườn cau cao chót vót tại xã Hòa Thắng
Những vườn cau cao chót vót tại xã Hòa Thắng. Ảnh: Tiến Thoại

Để mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống, hằng ngày anh Nguyễn Văn Hà phải “đánh đu” trên ngọn hàng trăm cây cau để hái trái, đem về nhập cho các vựa sấy cau trên địa bàn.

Theo anh Hà, anh đã theo nghề trèo cau được 9 năm. Khi mới vào nghề, vợ anh thấy leo trèo nguy hiểm nên lo lắng, không cho làm.

Tuy nhiên, vì không có việc làm ổn định, công việc không có nhiều người làm nên anh đã động viên vợ để được bám trụ, mưu sinh, trang trải cuộc sống.

Để leo cau, Hà chỉ sử dụng mỗi chiếc bao tải cuộn thành vòng tròn ở chân (Tiến Thoại)
Để leo cau, Hà chỉ sử dụng mỗi chiếc bao tải cuộn thành vòng tròn ở chân. Ảnh: Tiến Thoại

Khi leo lên trên những cây cau có độ cao khoảng 15 - 17m anh Hà chỉ sử dụng mỗi chiếc bao tải buộc thành vòng tròn ở đôi bàn chân.

Với chiếc vòng bằng bao tải ấy, anh Hà thoăn thoắt đưa mình từ dưới đất leo lên đến ngọn cây nhanh như một con sóc. Ở trên ngọn cau, anh cũng chỉ mất vài giây để cắt buồng cau rồi tuột xuống đất.

“Một ngày nếu cố gắng leo trèo cũng được khoảng hơn 100 cây cau và hái được gần 1 tấn quả. Mỗi chiếc vòng bao tải cũng được sử dụng để hái khoảng 1 - 1,5 tấn cau sẽ mòn và phải thay dây khác để giảm nguy cơ rủi ro” - anh Hà chia sẻ.

Mỗi ngày Hà phải leo khoảng 100 cây cau, thu về khoảng 1 tấn quả để bán lại cho các vựa cau (Tiến Thoại)
Mỗi ngày Hà phải leo khoảng 100 cây cau, thu về khoảng 1 tấn quả để bán lại cho các vựa cau. Ảnh: Tiến Thoại

Có khoảng 30 "mối ruột" để thu mua cau

Anh Hà cho rằng, nghề hái cau vất vả hơn lao động bình thường và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, đổi lại tiền công từ việc hái cau cũng tương đối xứng đáng với công sức anh Hà bỏ ra.

Theo anh Hà, mỗi ngày, anh có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng để lo cho gia đình.

Ngoài việc hái cau, đem về bán cho các vựa, anh Hà còn nhận trèo thuê cho các chủ vựa khi họ thu mua vườn lớn, thiếu nhân công. Mùa thu hoạch cau bắt đầu từ khoảng tháng 7 cho đến cuối năm.

Mỗi cây cau Hà leo có chiều cao từ 15-17m (Tiến Thoại)
Mỗi cây cau Hà leo có chiều cao từ 15 - 17m. Ảnh: Tiến Thoại

Cũng theo anh Hà, nghề trèo cau, quan trọng nhất là ở dưới đất nhưng phải nhìn và đoán được trái ở trên ngọn. Nếu không có kinh nghiệm, khi trèo lên nhưng cau chưa hái được sẽ phải xuống tay không và rất mất sức.

Hơn thế, người leo cau phải có sức khỏe, phải có cơ tay và cơ chân tốt, nếu không sẽ không leo được.

Hà leo cây nhanh như sóc (Tiến Thoại)
Hà leo cây nhanh như sóc. Ảnh: Tiến Thoại

Để có những “mối ruột”, khi hái cau, anh Hà phải dọn sạch cả các buồng cau lép không có giá trị ở trên ngọn. Việc dọn các buồng cau lép sẽ giúp cây cau không mất sức, mùa sau sẽ sai quả hơn, tạo cảm tình với chủ vườn.

“Hiện tôi đã có khoảng 30 “mối ruột”. Đó là các chủ vườn cau tương đối lớn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” - anh Hà phấn khởi chia sẻ.

Một chủ vườn cau giúp Hà tập kết cau đã hái xuống (Tiến Thoại)
Một chủ vườn cau giúp Hà tập kết cau đã hái xuống. Ảnh: Tiến Thoại

Ông Nguyễn Đức Thanh, chủ một vườn cau tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết anh Hà đã thu mua vườn cau của ông 6 năm nay.

“Anh Hà leo trèo giỏi. Vườn cau 200 cây của tôi, anh Hà chỉ leo hai trong 2 ngày là xong. Khi thu mua, anh Hà cũng dọn sạch các buồng cau xấu, trái lép cho tôi. Thấy quý anh Hà, mùa cau nào cũng gọi cậu ấy tới thu hoạch” - ông Thanh kể.

Tiến Thoại
TIN LIÊN QUAN

Xóm trọ mưu sinh bằng nghề nhặt rau muống thuê giữa lòng TP Hồ Chí Minh

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Nhặt rau muống thuê được coi là nghề mưu sinh chính của những người dân ở xóm trọ gần rạch Gò Dưa, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Mỗi ngày họ kiếm được từ 70.000 – 100.000 đồng.

Mưu sinh trên lòng hồ sông Đà mùa nước cạn

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tuy mực nước ở lòng hồ Thủy điện Hòa Bình xuống thấp, nhưng phần lớn người dân nuôi cá lồng chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Mưu sinh bên "hoả ngục" gần 2000 độ C những ngày nắng nóng đỉnh điểm

Lương Hà |

Nam Định - Những ngày này, thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nhưng làng nghề thổi thuỷ tinh Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực) vẫn đỏ lửa, những người thợ thoăn thoắt tay chân, ướt đẫm mồ hôi bên lò lửa nhiệt độ lên đến gần 2000 độ C.

Ông Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hóa và sự trùng lặp của một kỷ lục buồn

Xuân Hùng |

Bản tin về kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa năm 2022 đưa: “Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 12.7, kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa, ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hóa cho biết, ngành giáo dục Thanh Hóa đang thiếu 8.968 giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của T.Ư. Theo ông Thức, tình trạng thiếu giáo viên của Thanh Hóa là nghiêm trọng nhất cả nước”.

Người dân bất lực nhìn hồ Bà Đồ tiếp tục bị san lấp bằng bùn đất, phế thải

TÙNG GIANG- ĐINH THIỆN |

Khu vực hồ Bà Đồ (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội) những ngày gần đây xuất hiện các xe tải chở phế thải xây dựng, bùn đất đổ thẳng xuống lòng hồ để san lấp trước sự chứng kiến và bất lực của người dân.

Vụ tấn công ở Đắk Lắk có chỉ đạo, tiếp tay của thế lực nước ngoài

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan vụ tấn công ở Đắk Lắk, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, đã bắt trên 90 đối tượng, truy nã đặc biệt 5 đối tượng.

Cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng khai gì vụ chuyến bay giải cứu?

Việt Dũng |

Nguyễn Quang Linh không có thẩm quyền ngăn chặn, hay bác bỏ công văn xin cấp chuyến bay giải cứu, song có quyền báo cáo về nội dung với lãnh đạo nên... được "cảm ơn".

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện tăng, các giường bệnh viện chật kín

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nếu như tuần trước, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhi đang điều trị thì trong tuần này có đến 200 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện.

Xóm trọ mưu sinh bằng nghề nhặt rau muống thuê giữa lòng TP Hồ Chí Minh

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Nhặt rau muống thuê được coi là nghề mưu sinh chính của những người dân ở xóm trọ gần rạch Gò Dưa, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Mỗi ngày họ kiếm được từ 70.000 – 100.000 đồng.

Mưu sinh trên lòng hồ sông Đà mùa nước cạn

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tuy mực nước ở lòng hồ Thủy điện Hòa Bình xuống thấp, nhưng phần lớn người dân nuôi cá lồng chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Mưu sinh bên "hoả ngục" gần 2000 độ C những ngày nắng nóng đỉnh điểm

Lương Hà |

Nam Định - Những ngày này, thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nhưng làng nghề thổi thuỷ tinh Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực) vẫn đỏ lửa, những người thợ thoăn thoắt tay chân, ướt đẫm mồ hôi bên lò lửa nhiệt độ lên đến gần 2000 độ C.