Một lần với Trường Sa

Lê Thanh Huyền |

Chúng tôi mang về đất liền, mang theo trong trái tim khoảnh khắc, hình ảnh chia tay cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn. Người ở, người về bịn rịn, lưu luyến. Giây phút quá đỗi thân thương ấy, cả đoàn nghẹn ngào vẫy tay tạm biệt và đồng thanh: Yêu Trường Sa! Tôi yêu Trường Sa! Hẹn gặp lại...

Ngày 24.5.2015, đoàn công tác với hành trình mang tên "Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc" rời cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) đưa chúng tôi đến với Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Trong hải trình có 10 ngày ngắn ngủi, chúng tôi được đến thăm các đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn Ca, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Phan Vinh A, Phan Vinh B, Trường Sa Lớn và nhà giàn DK1/11, ghé qua nhà giàn DK1/14. Bên cạnh những phần quà thiết thực gửi tặng những người lính biển, chúng tôi còn mang theo bao lời nhắn gửi động viên, tri ân những người chiến sĩ nơi tuyến đầu Tổ quốc cùng bao tình cảm nồng ấm từ đất liền.

Khi lênh đênh giữa đại dương bao la, chúng tôi mới thấy những đảo chìm, đảo nổi trên quần đảo Trường Sa dù bé nhỏ nhưng thực sự là những pháo đài kiên cố, sừng sững giữa biển khơi. Và các chiến sĩ, bao con người khác sống và làm việc trên các đảo là những anh hùng, những con người kiên cường, kiên trung. Họ không quản ngại khó khăn, vất vả, thiếu thốn về cả cơ sở vật chất lẫn tinh thần vượt lên chống lại điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để từng ngày, từng giờ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Từ những bãi cát trắng, những bãi đá chìm dưới nước biển khi thuỷ triều lên giờ đây đã là những mảng xanh ngút ngàn nổi bật giữa biển nước mênh mông, là những pháo đài vươn cao, có tầm quan sát rộng, là nhà của bao chiến sĩ, người dân.

Một chiến sĩ đứng gác trên đảo Phan Vinh giữa trưa nắng cháy da thịt.
Một chiến sĩ đứng gác trên đảo Phan Vinh giữa trưa nắng cháy da thịt.

Những khó khăn và thấu hiểu

Thời điểm đoàn công tác ra thăm các cụm đảo đã vào cuối mùa khô. Một chiến sĩ hải quân trẻ cho chúng tôi biết, các chiến sĩ vẫn đang đợi những cơn mưa đầu tiên sau 6 tháng trời. Hiện ở đây, chỉ có nắng, có gió. Nắng vàng lấp lánh trên mặt biển xanh ngăn ngắt đẹp, đẹp lắm - đối với chúng tôi, song lại khiến cỏ cây khô quắt, cháy da người. Từng giọt nước ngọt quý hơn vàng. Ngoài những loài cây đặc thù như phong ba, bàng vuông, mù u... chịu được nắng gió, thì để có được những mảng xanh khác, những ngọn mồng tơi, rau cải, rau muống... các chiến sĩ phải chắt chiu tận dụng, quay vòng sử dụng từng ca nước ngọt rồi cuối cùng dành tưới cây.

Trên khuôn mặt có nước da màu đồng sẫm đỏ, chỉ thấy đôi mắt ấm áp, nụ cười lạc quan, anh Tạ Quang Hùng (SN 1974) - Thuyền trưởng tàu KN781 - còn kể với chúng tôi rằng, các chiến sĩ phải tiết kiệm nước tối đa, đến mức phải tắm bằng nước biển (da thêm nhuộm màu vì thế), rồi cuối cùng chỉ dùng khăn mặt thấm ướt trong chậu nước ngọt để lau người.

"Khi nhận được quyết định đi đảo, tôi vừa mừng vừa lo vì không biết cuộc sống ngoài đảo như thế nào, sóng gió, ăn uống, nước nôi... Điều không thoải mái nhất là không được dùng điện thoại di động (và sóng điện thoại cũng rất kém - PV). Ôi, mọi thứ sao... nghiêm quá! Đã có lúc tôi tưởng rằng không vượt qua được tất cả. Nhưng với sự đoàn kết, động viên của những người đi trước, mọi thứ đã trở nên quen thuộc... Quân đội đã dạy cho tôi rất nhiều, bản lĩnh tôi rèn dần qua thời gian.

Mặc dù còn thiếu thốn nhiều thứ nhưng anh em vẫn luôn một lòng trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tôi và anh em trên đảo xin hứa với các anh hùng liệt sĩ đã có công với Tổ quốc, xin dâng hiến sức lực, đóng góp một phần nhỏ bé cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc... Tôi luôn hãnh diện vì mình là một chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam nơi đầu sóng ngọn gió, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc" - Trần Xuân Quý, một chiến sĩ trên đảo Phan Vinh B, tâm sự.

Nhà giàn DK1/11, Tư Chính 3 - một trong những “bông hoa thép” giữa biển khơi.
Nhà giàn DK1/11, Tư Chính 3 - một trong những “bông hoa thép” giữa biển khơi.

Chưa kể, nhiều chiến sĩ xung phong ra làm nhiệm vụ trên tuyến đầu Tổ quốc này đã lập gia đình. "Anh đi vợ ngóng con trông/ Mẹ già mòn mỏi đợi mong anh về" (trích thơ của Bùi Tiến Hưng - thành viên đoàn công tác), khiến nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đôi khi ngập tràn, quay quắt trong lòng. Song họ vẫn lòng dạ sắt son "Làm người lính đảo vẹn tròn hiếu nhân/ Xa nhà nhưng ấm tình thân/ Muôn phương lính đảo xích gần, mẹ ơi!/ Dù cho biển thét trùng khơi/ Bão tố lại quật khắp nơi nhà giàn". Vì họ và cả chúng tôi đều thấu hiểu, đều biết ơn "Bao lớp người vì Tổ quốc đã hy sinh/ Các anh chẳng quản thân mình/ Sáu tư chiến sĩ đinh ninh lời thề/ Hồn thiêng sông núi khắc ghi/ Gạc Ma năm ấy tiếc gì máu xương" (thơ Bùi Tiến Hưng).

Chia sẻ của thượng uý, chính trị viên Đặng Quốc Hiếu trên đảo chìm Phan Vinh B càng giúp chúng tôi thấu hiểu những khó khăn hiện hữu và tinh thần thép của các cán bộ, chiến sĩ trên đảo nhỏ này nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung. "Giai đoạn đầu phải nói chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Ví dụ, đa số quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ chưa bao giờ được ra đảo công tác; tuổi đời, tuổi quân, thậm chí cả quân hàm, quê hương cũng khác nhau lớn (người xa nhất có lẽ chính là tôi ở mãi tận Lào Cai, gần nhất cũng Phú Yên, Khánh Hoà). Những yếu tố ấy đã ảnh hưởng không nhỏ tới suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mọi cán bộ, chiến sĩ, nhất là tôi - người chính trị viên.

Tôi trăn trở, suy nghĩ khá nhiều, làm sao để đoàn kết toàn đơn vị? Phải gần gũi với từng cá nhân ra sao? Mọi người có nguyện vọng gì? Bởi tất cả chúng tôi đều chưa có thời gian công tác cùng nhau, mà chỉ có ra đảo mới là điểm hẹn cho những con người cùng chí hướng. Thế rồi, mọi khó khăn cũng được tháo gỡ qua thời gian. Chúng tôi đã thực sự như một gia đình yêu thương, gắn bó, chan hoà với nhau làm xua đi nỗi nhớ nhà, nhớ vợ con, bố mẹ, người yêu, bạn bè... Những khó khăn cũng tan biến nhường lại cho ý chí, quyết tâm, nghị lực, tinh thần vượt khó khăn của mọi cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị" - Đặng Quốc Hiếu cho hay.

Niềm tự hào và nhân lên tình yêu Tổ quốc

Chúng tôi không thể quên những ánh mắt, những cái nắm tay, những cái ôm thật chặt, thân thương từ phút đầu gặp gỡ hay khi tạm biệt các cán bộ, chiến sĩ.

Chúng tôi cũng không thể quên nụ cười trong veo, sáng bừng, đẫm trong mồ hôi trên gương mặt sạm đen của những người chiến sĩ.

Không thể quên phút giây xúc động, trang nghiêm cùng hát vang bài Quốc ca dưới lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa Biển Đông.

Trong làn khói hương nghi ngút, giữa khúc nhạc "Hồn tử sĩ", chúng tôi tri ân, gửi về biển sâu lòng biết ơn những anh hùng liệt sĩ các thế hệ đã yên nghỉ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đoàn công tác vào thăm đảo Sơn Ca.
Đoàn công tác vào thăm đảo Sơn Ca.

Chúng tôi cũng nhớ mãi buổi chiều cuối hành trình, lúc hoàng hôn chuẩn bị buông xuống, cả đoàn công tác hội tụ trên boong tàu KN-781, kết nối với các chiến sĩ nhà giàn DK1/14 qua làn sóng radio do sóng gió nên không thể tiếp cận nhà giàn. Chúng tôi cùng các chiến sĩ trên nhà giàn tâm sự sẻ chia rồi hát cho nhau nghe. Những giọng ca lạc đi, thổn thức, hòa lẫn trong nước mắt, xúc động đến nghẹn ngào và cảm xúc vỡ oà. Đó là khoảnh khắc trái tim chạm đến trái tim...

Lê Thanh Huyền
TIN LIÊN QUAN

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.

Xuân Trường Sa 2022: Kết nối tình cảm giữa đất liền và biển đảo xa xôi

Ái Vân |

Chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa” là thông điệp kết nối tình cảm, vui Xuân, đón Tết giữa đất liền với cán bộ, chiến sỹ nơi đảo xa. 

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.

Xuân Trường Sa 2022: Kết nối tình cảm giữa đất liền và biển đảo xa xôi

Ái Vân |

Chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa” là thông điệp kết nối tình cảm, vui Xuân, đón Tết giữa đất liền với cán bộ, chiến sỹ nơi đảo xa.