Một huyện ở Đắk Lắk 3 năm liên tiếp không tổ chức được lớp dạy nghề sơ cấp

Phan Tuấn |

Liên tiếp 3 năm qua, mặc dù được phân bổ kinh phí đều đặn nhưng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) không thể tổ chức và mở được bất cứ lớp dạy nghề sơ cấp nào cho người dân địa phương.

Không tổ chức được lớp dạy nghề sơ cấp

Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo, từ năm 2020 đến nay, đơn vị đã trải qua các đợt thanh tra khác nhau của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra huyện và công tác điều tra của Công an huyện làm việc liên quan đến giáo viên, học viên, công tác đào tạo nghề. Đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết xong.

Cụ thể, trong năm 2021, đơn vị mở được 6 lớp dạy nghề sơ cấp về chăm sóc da; kỹ thuật điện tử dân dụng; sửa chữa máy nông nghiệp; trang điểm thẩm mỹ; may công nghiệp; kỹ thuật điện dân dụng.

Tuy nhiên, các học viên đang theo học được khoảng 1/2 chương trình đào tạo thì Trung tâm bị điều tra nên phải dừng lại. Sau đó, đến khi đơn vị bố trí học lại thì lại không còn học viên theo học. Như vậy, công tác đào tạo nghề sơ cấp năm 2021 ở huyện Ea H'leo đã bị "đứt gánh giữa đường".

Bước sang năm 2022, mặc dù được sự quan tâm nhiệt tình của các cấp chính quyền, địa phương, các tổ chức đoàn thể... nhưng vẫn không có học viên nào đăng ký học nghề sơ cấp.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo cho biết, từ năm 2022 đến nay, đơn vị đang hết sức nỗ lực cố gắng tuyển sinh các lớp đào tạo nghề sơ cấp cho người dân ở trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay, công tác mở lớp đào tạo nghề sơ cấp ở huyện Ea H'leo vẫn chưa có kết quả.

"Khi chúng tôi vào, các xã cũng làm việc nhưng danh sách đăng ký đưa ra thì không thấy (học viên học nghề - PV). Từ năm trước đến bây giờ, ví dụ người ta tổ chức một hội nghị nông dân, tôi trực tiếp vào tuyên truyền, triển khai công tác học nghề nhưng vẫn không thể ra lớp" - ông Phan Xuân Sơn Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo khẳng định.

Nhiều người viết đơn xin nghỉ việc

Bên cạnh việc không chiêu sinh được học viên, số người làm việc ở mảng Giáo dục nghề nghiệp thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo cũng ngày một ít dần.

Từ năm 2021 đến nay, khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì ở khối Giáo dục nghề nghiệp thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo đã có 6/8 người không còn mặn mà với công việc mà viết đơn xin nghỉ việc chuyển đi nơi khác.

Thế nên, nếu có tuyển sinh được học viên đăng ký học nghề sơ cấp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo phải ký hợp đồng với giáo viên tùy theo số lượng hoặc đặt hàng các đơn vị đủ điều kiện đào tạo.

Cũng theo lãnh đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ea H'leo, mỗi năm, đơn vị được cấp 500 triệu đồng để tổ chức công tác đào tạo nghề sơ cấp. Tuy nhiên, do không tổ chức được lớp học nào nên nguồn kinh phí này không thể giải ngân mà phải trả lại cho Nhà nước.

Thông tin từ ông Phạm Văn Thời - Trưởng Phòng Lao Động - Thương bình và Xã hội huyện Ea H'leo cho thấy, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường của huyện hoạt động đào tạo nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng theo quy định.

Trong các năm 2021, 2022 và tính đến ngày 30.9.2023, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng việc tuyển sinh, mở lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường của huyện Ea H'leo gặp nhiều khó khăn.

"Học viên không đăng ký học hoặc đăng ký không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp cho nên không tổ chức được các lớp dạy nghề nào trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng" - ông Thời thông tin.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ở Đắk Nông dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động

Phan Tuấn |

Dù gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức nhưng rất nhiều doanh nghiệpĐắk Nông đã không ngừng nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Đắk Song dạy nghề cho người lao động làm giàu trên quê hương của mình

Bảo Lâm |

Khoảng 10 năm trở lại đây, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã chú trọng thực hiện tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đó, đã có rất nhiều người lao động nơi đây đã áp dụng kiến thức học nghề vào việc phát triển kinh tế gia đình hiệu quả.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy nghề cao cấp

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài mức lương, Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH cũng nêu rõ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy nghề cao cấp.

Loạt chung cư mini ở Thạch Thất, Hà Nội trùm bạt, tháo dỡ phần vi phạm

CAO NGUYÊN |

Theo ghi nhận của PV Lao Động, hàng loạt công trình, nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini) tại xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được trùm lưới, bạt để tháo dỡ, cắt phần vi phạm khi bị cơ quan chức năng phát hiện sai phạm...

Nợ nần, 3 đối tượng kết bạn trên mạng xã hội rồi bàn nhau đi cướp ngân hàng

Thế Kỷ |

Cơ quan chức năng đã bắt được 3 kẻ cướp tài sản tại một chi nhánh ngân hàng trên đường Nguyễn Xuân Bứa, huyện Hóc Môn (TPHCM), xảy ra vào ngày 24.10.

Hàng trăm lao động xa quê sập bẫy dự án ma ở Bình Dương

Đình Trọng |

Trong 2 tuần vừa qua, TAND tỉnh Bình Dương đưa ra xét xử vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra ở Công ty Bình Dương Cityland (trụ sở tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Vụ án được dư luận chú ý vì đây là một trong những vụ án lừa đảo trong giao dịch bất động sản ở Bình Dương có đông bị hại nhất từ trước đến nay trong đó, cả trăm người bị hại là những người lao động xa quê.

Hà An Huy sốc với mọi thứ, sợ lên mạng sau khi thắng ở Vietnam Idol

Huyền Chi |

Trao đổi với Lao Động, Hà An Huy cho biết, việc trở thành quán quân Vietnam Idol 2023 là giấc mơ anh chưa từng nghĩ đến.

Hàng loạt dự án nghìn tỉ đồng ở Cà Mau ì ạch giải ngân

NHẬT HỒ |

Chưa hết năm 2023, Ban quản lý dự án đầu tư bệnh viện công, phục vụ an sinh xã hội tại Cà Mau đã đề nghị trả lại hàng trăm tỉ đồng vì không thể giải ngân hết.

Doanh nghiệp ở Đắk Nông dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động

Phan Tuấn |

Dù gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức nhưng rất nhiều doanh nghiệpĐắk Nông đã không ngừng nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Đắk Song dạy nghề cho người lao động làm giàu trên quê hương của mình

Bảo Lâm |

Khoảng 10 năm trở lại đây, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã chú trọng thực hiện tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đó, đã có rất nhiều người lao động nơi đây đã áp dụng kiến thức học nghề vào việc phát triển kinh tế gia đình hiệu quả.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy nghề cao cấp

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài mức lương, Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH cũng nêu rõ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy nghề cao cấp.