Hàng loạt dự án nghìn tỉ đồng ở Cà Mau ì ạch giải ngân

NHẬT HỒ |

Chưa hết năm 2023, Ban quản lý dự án đầu tư bệnh viện công, phục vụ an sinh xã hội tại Cà Mau đã đề nghị trả lại hàng trăm tỉ đồng vì không thể giải ngân hết.

Tiêu không kịp, xin giảm giải ngân hàng trăm tỉ đồng

Ông Nguyễn Hoàng Giao - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng tỉnh Cà Mau - cho biết, Dự án Bệnh viện Ðiều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh, hiện hạng mục xây dựng đường số 1 tạm dừng thi công do vướng giải phóng mặt bằng (khối lượng thi công 70%), vì còn 40 hộ không đồng ý nhận tiền bồi hoàn và bàn giao mặt bằng với diện tích 5.301m2 dù dự án đã triển khai cách đây khá lâu.

Trong khi đó, Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, quy mô 1.200 giường bệnh, cũng do Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng làm chủ đầu tư, dự kiến không hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà thầu trong năm 2023.

Được biết, dự án này được HĐND tỉnh Cà Mau khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 12 (tháng 7.2020) thuộc nhóm A, có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng, thời gian thực hiện năm 2020 - 2025. Hiện nay, chủ đầu tư đang đề nghị điều chỉnh giảm 230 tỉ đồng trong năm 2023 (dự án giải ngân đạt 13,5% kế hoạch vốn, còn lại 294,163 tỉ đồng chưa giải ngân).

Cùng tình trạng, Tiểu dự án 8 - Ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau, thuộc Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ÐBSCL” - ICRSL do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư (163,252 tỉ đồng), đang thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng các gói thầu. (Dự án giải ngân đạt 8,8% kế hoạch vốn, còn lại 148,963 tỉ đồng chưa giải ngân).

Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia cũng giải ngân chậm

Tại Dự án nâng cấp đô thị vùng ÐBSCL - Tiểu dự án thành phố Cà Mau (188 tỉ đồng, trong đó hoàn trả tạm ứng ngân sách tỉnh 105 tỉ đồng và thanh toán khối lượng thực hiện 83 tỉ đồng).

Dự án hiện còn vướng thủ tục thanh toán chi phí bảo hành các gói thầu thuộc dự án. Không chỉ vậy, Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có tỉ lệ giải ngân đạt 35,7% và Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉ lệ giải ngân đạt 39,4%, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ giải ngân chung của tỉnh.

Ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - yêu cầu Sở TNMT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Các sở, ngành, địa phương chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo tỉ lệ giải ngân vốn năm 2023 đạt từ 95% trở lên.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Vướng mặt bằng, loạt dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai chậm giải ngân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai là địa phương có nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia đang triển khai như sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 - TPHCM… nhưng tiến độ giải ngân của các dự án này đang chậm do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của các dự án…

Chậm giải ngân dự án phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào thiểu số tại Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Quảng Trị chậm giải ngân, vì gặp nhiều khó khăn.

Cuộc gọi của công an, ngân hàng sẽ có tên định danh để chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Sau khi định danh cuộc gọi của các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, thời gian tới, cuộc gọi của công an, tòa án, ngân hàng... cũng sẽ hiển thị tên định danh để phòng chống lừa đảo.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

TPHCM tăng cường 100 xe khách đi Đà Lạt sau khi Thành Bưởi ngưng hoạt động

MINH QUÂN - HỮU CHÁNH |

TPHCM - Trước việc nhà xe Thành Bưởi tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách từ 29.10, bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) đã lên phương án tăng cường 100 xe khách đi từ bến xe này về TP Đà Lạt, nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc từ năm 2023

Nhóm PV |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục, mức hưởng đối bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6 tháng đòi bồi thường bảo hiểm xe máy được 500.000 đồng

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình tham gia giao thông và gặp tai nạn, không ít bạn đọc phản ánh tới Báo Lao Động về việc khó khăn trong thủ tục nhận bồi thường bảo hiểm xe máy.

Kết thúc nhiệm vụ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ tại đây.

Vướng mặt bằng, loạt dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai chậm giải ngân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai là địa phương có nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia đang triển khai như sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 - TPHCM… nhưng tiến độ giải ngân của các dự án này đang chậm do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của các dự án…

Chậm giải ngân dự án phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào thiểu số tại Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Quảng Trị chậm giải ngân, vì gặp nhiều khó khăn.