CUỘC THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ VỀ CÔNG NHÂN, CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG HÀ TĨNH

Mong mỏi của những người thương yêu động vật hoang dã vô bờ

HẢI YẾN |

Dẫu nhiều lần bị khỉ cào, cấu, cắn phải nhập viện nhưng công việc chăm sóc những cá thể khỉ nói riêng, động vật hoang dã nói chung để tái thả về tự nhiên vẫn được cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh) thực hiện tâm huyết, đầy trách nhiệm.

Thương tích do khỉ cắn

Cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 60km nhưng khi đặt chân đến VQG Vũ Quang là không khí đã dịu mát, trong lành, khác hẳn cái nóng gay gắt, ngột ngạt của ngày hè phố thị. Vừa vào trụ sở VQG Vũ Quang, chúng tôi đã nghe rõ tiếng chim kêu, vượn hú.

Đàn khỉ hàng chục con được chăm sóc, nuôi nhốt tại VQG Vũ Quang trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: Hải Yến.
Đàn khỉ hàng chục con được chăm sóc, nuôi nhốt tại VQG Vũ Quang trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: Hải Yến

Cũng như mọi hôm, sáng nay, chị Trần Thị Hồng (39 tuổi), chị Lê Thị Bảo Ngọc (28 tuổi) là nhân viên Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang dậy sớm quét dọn, xịt nước vệ sinh chuồng nuôi nhốt hàng chục con khỉ, vượn, rùa trong khuôn viên trụ sở Vườn Quốc gia này. Sau đó, các chị chuẩn bị thức ăn gồm dưa chuột, ngô, chuối cho chúng ăn.

“Mỗi ngày chúng tôi cho các con vật ở đây ăn, uống 2 lần vào sáng và chiều. Lúc chúng ăn phải quan sát kĩ để biết con nào biếng ăn, có biểu hiện ốm, yếu. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải theo dõi kĩ phân của nó có lỏng, có biểu hiện bị đau bụng hay không để điều chỉnh thức ăn phù hợp và cho thuốc chữa trị” - chị Trần Thị Hồng chia sẻ.

Những con khỉ sau vài tháng chăm sóc, nuôi nhốt sắp được tái thả về tự nhiên. Ảnh: Hải Yến.
Những con khỉ sau vài tháng chăm sóc, nuôi nhốt sắp được tái thả về tự nhiên. Ảnh: Hải Yến

Chị Hồng mới được tuyển vào làm nhân viên Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang từ đầu năm 2024 này. Công việc hàng ngày của chị chủ yếu là vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn động vật hoang dã tại đây cho đến khi đủ điều kiện về sức khỏe để tái thả về tự nhiên.

Chị Hồng chuẩn bị thức ăn cho động vật hoang dã nuôi tại VQG Vũ Quang trước khi tái thả về tự nhiên. Ảnh: Hải Yến.
Chị Hồng chuẩn bị thức ăn cho động vật hoang dã nuôi tại VQG Vũ Quang trước khi tái thả về tự nhiên. Ảnh: Hải Yến

Chị Hồng thật thà kể, bản thân cũng chẳng có chuyên môn, kinh nghiệm gì về chăm sóc động vật hoang dã nên khi được giao nhiệm vụ này cảm thấy rất lạ lẫm, lo lắng, nhưng rồi cái gì chưa biết cứ học hỏi dần từ các anh chị trong cơ quan.

Mới nhận nhiệm vụ được ít tháng nhưng chị Hồng cũng đã nhiều lần bị khỉ cào, cấu khi cho chúng ăn, uống. Dẫu vậy, chị cũng không bực dọc với “đàn con cưng” của mình.

“Có con vượn đen má trắng giống đực tinh nghịch lắm, mình đi qua chuồng không để ý là nó thò tay ra vuốt trộm đầu, tóc mình. Hình như nó thích con gái thì phải” - chị Hồng cười, kể lại.

Càng chăm sóc, gắn bó, chị Hồng càng yêu thương những động vật hoang dã hơn, nhất là với loài khỉ, vượn nó thông minh, tinh nghịch như con người vậy.

Chị Hồng chỉ vào những vết cào, cấu của khỉ vào tay mình. Ảnh: Hải Yến.
Chị Hồng chỉ những vết cào, cấu của khỉ trên tay mình. Ảnh: Hải Yến

“Có những con khỉ bị dính bẫy thương tích nặng, hoặc bị ốm rồi chết tiếc lắm. Những ngày trước khi chết, nó vật vã rồi thoi thóp, mình biết đằng nào nó cũng sẽ chết mà không có cách gì cứu được là thương lắm, nhìn mà ứa nước mắt luôn” - chị Hồng tâm sự.

Ít hơn chị Hồng cả chục tuổi nhưng chị Lê Thị Bảo Ngọc lại là nhân viên “đàn chị” đã có 6 năm kiêm nhiệm chăm sóc động vật hoang dã của Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang.

Chị Ngọc được tuyển dụng vào VQG Vũ Quang từ cuối năm 2018 thì cũng bắt đầu từ đó, lãnh đạo VQG Vũ Quang giao cho Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc động vật hoang dã để tái thả về tự nhiên.

Chị Ngọc chăm sóc những cá thể rùa. Ảnh: Hải Yến.
Chị Ngọc chăm sóc những cá thể rùa. Ảnh: Hải Yến

“Nói thật, kiêm nhiệm thêm việc chăm sóc động vật hoang dã vất vả lắm. Đây là công việc khá đặc thù, đột xuất, khi có lệnh đi tiếp nhận, giải cứu động vật hoang dã là xuất phát ngay, không kể ngày, đêm, đường sá xa xôi, cách trở” - chị Ngọc chia sẻ.

Giơ bàn tay lên vẫn còn vết sẹo, chị Ngọc kể, năm 2023 trong một lần đưa khỉ từ chuồng nuôi nhốt đi thả về tự nhiên, không may chị bị khỉ cắn chảy máu rất nhiều, phải khâu 7 mũi.

“Lần đó, em bị thương phải nghỉ làm cả tuần luôn. Mà con khỉ đó dữ quá, nó cắn em và còn cắn một chuyên gia Quốc tịch Anh phải khâu 10 mũi. Giờ mỗi lần đi thả khỉ về tự nhiên em vẫn còn sợ” - chị Ngọc tâm sự.

Chị Ngọc kể lại lần bị khỉ cắn vào tay phải khâu 7 mũi. Ảnh: Hải Yến.
Chị Ngọc kể lại lần bị khỉ cắn vào tay phải khâu 7 mũi. Ảnh: Hải Yến

Thêm việc vất vả, thậm chí nguy hiểm với bản thân hơn nhưng những cán bộ, nhân viên Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế chẳng được thêm phụ cấp cho nhiệm vụ này. Dẫu vậy, họ vẫn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ bằng cái tâm, bằng tình yêu thương động vật hoang dã vô bờ.

Đảo khỉ mở hướng du lịch ấn tượng

Dẫn chúng tôi từ trụ sở VQG Vũ Quang theo đường bộ khoảng 3km là tới hồ Ngàn Trươi. Sau đó, đi xuồng máy tầm 10 phút là đến đảo khỉ - nơi có một đàn khỉ đang ẩn náu trong rừng sau khi được tái thả về tự nhiên.

Sau vài tiếng vỗ tay của nhân viên VQG Vũ Quang cùng với việc thả ít củ lạc, bắp ngô ra bãi đất trống trên đảo khỉ này là đàn khỉ bỗng đâu từ trong rừng rậm mạnh dạn đi xuống nhận thức ăn.

Nhân viên VQG Vũ Quang cho đản khỉ ở Đảo khỉ ăn. Ảnh: Hải Yến.
Nhân viên VQG Vũ Quang cho đàn khỉ ở Đảo khỉ ăn. Ảnh: Hải Yến
Đàn khỉ xuống ăn thức ăn mà cán bộ VQG Vũ Quang mang đến. Ảnh: Hải Yến.
Đàn khỉ xuống ăn thức ăn mà cán bộ VQG Vũ Quang mang đến. Ảnh: Hải Yến

Một con khỉ đực đầu đàn vẻ mặt khá hung dữ khiến ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang - e dè, thận trọng dặn chúng tôi lùi lại rồi bước lên xuồng máy tránh bị khỉ tấn công.

Theo ông Hùng, cứ khoảng 2 ngày, nhân viên VQG Vũ Quang lại mang thức ăn đến cho đàn khỉ ở đảo khỉ ăn. Tôi thắc mắc tại sao đã tái thả về rừng rồi còn phải đi cho ăn, ông Hùng nói: “Trong thời gian đầu mới thả phải cho ăn như vậy vì nó chưa hoàn toàn tự kiếm ăn được trong tự nhiên. Khẩu phần ăn sẽ được cắt giảm dần rồi dừng hẳn khi chúng nó đã hòa nhập được với thiên nhiên.

Đảo khỉ này diện tích khoảng 4 ha được bao quanh bởi lòng hồ Ngàn Trươi nên chúng tôi thả đàn khỉ lên đây để tránh tình trạng nó tìm về lại trụ sở VQG Vũ Quang nơi đã từng nuôi nhốt, chăm sóc cho nó ăn uống hàng ngày” - ông Hùng lý giải.

Đảo khỉ nằm trọn trong lòng hồ Ngàn Trươi. Ảnh: Hải Yến.
Đảo khỉ nằm trọn trong lòng hồ Ngàn Trươi. Ảnh: Hải Yến

Khi chúng tôi có mặt tại đảo khỉ này, một vài chiếc xuồng máy khác cũng chở theo nhiều khách lạ ghé đến để tham quan đảo khỉ. Chỉ tiếc rằng, lúc đó đàn khỉ đã ăn no nên rút hết vào rừng rậm nghỉ ngơi nên họ chưa được ngắm nhìn chúng.

Trên chiếc xuồng lướt nhanh rời đảo khỉ, ông Hùng tâm sự rằng, nếu được đầu tư, mở hướng khai thác du lịch tham quan hồ Ngàn Trươi, đảo khỉ và cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú trong VQG Vũ Quang thì sẽ rất tiềm năng. Nó vừa góp phần phát triển du lịch địa phương vừa giáo dục được tình yêu thiên nhiên, yêu động vật hoang dã và nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học.

Ông Hùng còn tâm tư về việc hiện nay cơ sở vật chất hạn chế, kinh phí khó khăn cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên của Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế trình độ chuyên môn, năng lực chăm sóc động vật hoang dã chưa được như kỳ vọng. Trong khi thực tiễn số động vật hoang dã tiếp nhận lớn, nhiều lúc quá tải chăm sóc không xuể.

Bởi vậy, rất mong sớm thành lập được Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật VQG Vũ Quang để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc trước khi tái thả động vật hoang dã về tự nhiên, để bảo tồn đa dạng sinh học thật hiệu quả tại Vườn Di sản ASEAN này.

Sau khi ăn xong, khỉ trở lại vào rừng rậm. Ảnh: Hải Yến.
Sau khi ăn xong, khỉ trở lại vào rừng rậm. Ảnh: Hải Yến
Thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú ở VQG Vũ Quang. Ảnh: Hải Yến.
Thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú ở VQG Vũ Quang. Ảnh: Hải Yến

Ông Thái Cảnh Toàn - Phó Giám đốc VQG Vũ Quang - chia sẻ, đã 5 năm nay, VQG Vũ Quang có đề án xin thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Rời Vườn Quốc gia Vũ Quang khi trời đã xế chiều, tiếng chim kêu, vượn hú vẫn vẳng vẳng bên tai, nghĩ đến đàn khỉ đang nuôi nhốt trong những chiếc lồng chật hẹp, sự vất vả của những nhân viên “bất đắc dĩ” kiêm nhiệm chăm sóc chúng, tôi tin rằng, không lâu nữa Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật nơi đây sẽ được thành lập.

HẢI YẾN
TIN LIÊN QUAN

Ngắm cá thể tê tê Java quý hiếm chào đời ở Trung tâm cứu hộ động vật

Hoàng Bin |

Ngày 24.5, Sở Tài nguyên – Môi Trường tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có thêm 1 một cá thể tê tê Java quý hiếm sinh sản thành công, tại Trung tâm cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An, mở ra cơ hội bảo tồn loài động vật quý hiếm này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Cứu hộ động vật quý hiếm từ người dân để trả về tự nhiên

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Thời gian qua, người dân đã tự nguyện giao nộp nhiều động vật hoang dã quý hiếm cho cơ quan chức năng để phục hồi các tập tính trước khi tái thả về tự nhiên.

Hỗ trợ Thảo Cầm Viên Sài Gòn hơn 13 tỉ đồng chăm sóc động vật

MINH QUÂN |

UBND TPHCM đề xuất chi hơn 13,4 tỉ đồng tiền ngân sách thành phố hỗ trợ Thảo Cầm Viên Sài Gòn để chăm sóc, nuôi dưỡng động vật, cây xanh.

Giám đốc Công an TPHCM nhận thư khen của Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc

Việt Dũng |

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc vừa có thư khen gửi Giám đốc Công an TPHCM về chiến công triệt phá 2 hội nhóm kín mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng.

Thể thao Việt Nam có tấm vé thứ 11 dự Olympic 2024 ở môn boxing

MINH PHONG |

Hà Thị Linh là vận động viên thứ 11 của thể thao Việt Nam giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

Cô gái hối hận vì trải nghiệm quán cà phê hẹn hò lắp gương xuyên thấu ở TPHCM

Nguyễn Đạt |

TPHCM - Một khách hàng nữ tiết lộ những điểm bất thường trong mô hình hoạt động của quán cà phê hẹn hò giấu mặt trên đường Nguyễn Trãi, quận 1.

Kiểm toán Nhà nước nói về các sai phạm tại Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn

Lam Duy |

Các sai phạm của Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, nhưng không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật Kiểm toán Nhà nước.

"BOT làng" tồn tại hơn 25 năm ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người dân thôn Nội (xã Văn Hoàng, Phú Xuyên) tự góp tiền xây dựng cầu bêtông rồi thu phí qua cầu từ đó đến nay.

Ngắm cá thể tê tê Java quý hiếm chào đời ở Trung tâm cứu hộ động vật

Hoàng Bin |

Ngày 24.5, Sở Tài nguyên – Môi Trường tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có thêm 1 một cá thể tê tê Java quý hiếm sinh sản thành công, tại Trung tâm cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An, mở ra cơ hội bảo tồn loài động vật quý hiếm này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Cứu hộ động vật quý hiếm từ người dân để trả về tự nhiên

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Thời gian qua, người dân đã tự nguyện giao nộp nhiều động vật hoang dã quý hiếm cho cơ quan chức năng để phục hồi các tập tính trước khi tái thả về tự nhiên.

Hỗ trợ Thảo Cầm Viên Sài Gòn hơn 13 tỉ đồng chăm sóc động vật

MINH QUÂN |

UBND TPHCM đề xuất chi hơn 13,4 tỉ đồng tiền ngân sách thành phố hỗ trợ Thảo Cầm Viên Sài Gòn để chăm sóc, nuôi dưỡng động vật, cây xanh.