Mạng lưới cấp nước Hà Nội lạc hậu trước sự bùng nổ đô thị

Cao Nguyên |

Tốc độ đô thị hóa nhanh với hàng loạt khu đô thị mới hình thành đẩy nhu cầu nước sạch tăng cao, trong khi đó, nhiều dự án đầu tư nước sạch chậm tiến độ hoặc không thực hiện khiến cho tình hình cấp nước sạch ngày càng trở nên bức thiết, phức tạp hơn.

Đô thị hóa nhanh, mạng lưới cấp nước bị thiếu

Chuyển đến Hà Nội sinh sống từ năm 1987, bà Nguyễn Thị Cẩm (đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng) cảm nhận rõ về những thay đổi về diện mạo đô thị Thủ đô. Các khu vực vùng ven, như Nghĩa Tân, Trung Yên, Mễ Trì, Hoàng Liệt... là đồng ruộng trước đây, giờ đã lên phường với các tòa nhà cao tầng khang trang, hiện đại.

Tuy nhiên, một số khu đô thị mới, khu nhà ở sau khi đưa vào khai thác, sử dụng vẫn chưa đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định; chưa khớp nối đồng bộ với hạ tầng khu vực. Tình trạng thiếu nước sạch, nước sinh hoạt vẫn diễn ra thường xuyên.

Theo kết luận giám sát tình hình cung cấp nước sạch do HĐND thành phố công bố cuối tháng 9, với ngoại thành Hà Nội, nhiều dự án phát triển mạng cấp nước chậm tiến độ, nhà đầu tư không thực hiện. Hệ quả là 139 xã chưa có nguồn nước sạch tập trung.

Cụ thể, dự án nối mạng cấp nước 14 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Đức do Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng hiện chưa xong. Các dự án mạng cấp nước cho nhiều xã ở Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Xuân Mai, Đan Phượng cũng đều trong tình trạng chậm tiến độ hoặc chưa triển khai.

Thậm chí, có một số dự án mạng cấp nước sạch nông thôn chủ đầu tư không thực hiện, như dự án phân phối nước sạch cho 26 xã của huyện Thường Tín, 20 xã thuộc Mỹ Đức, 27 xã ở Ứng Hòa và 17 xã ở Thanh Oai do Công ty Cổ phần Nước Aqua One và Công ty Nước mặt sông Đuống làm chủ đầu tư. Kế hoạch dự án hoàn thành vào năm 2020, nhưng hiện chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai.

KTS Trần Huy Ánh - chuyên gia đô thị - cho rằng, quy hoạch đô thị chắp vá khiến quy hoạch về hạ tầng cấp, thoát nước cũng thiếu sự tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng. Hà Nội mở rộng về phía Tây nhưng không có bất cứ sự chuẩn bị nào về năng lượng, nước sạch, giao thông khiến những tồn tại trở nên phức tạp hơn.

Cải tạo hệ thống mạng lưới truyền dẫn nước

Việc cung cấp nước sạch của thành phố cơ bản phụ thuộc vào các nhà máy nước mặt. Ngoài Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; Nhà máy Nước mặt sông Đuống; Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà… thì từ nhiều năm nay, Hà Nội chưa có thêm nhà máy nước nào hoạt động.

GS.TS Nguyễn Việt Anh - Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, kiêm Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam - cho biết, công tác điều tiết nước giữa các khu vực trong thành phố vẫn còn đang thiếu sự chủ động. Đặc biệt mạng lưới cấp nước ở nội đô Hà Nội đã cũ, lạc hậu. Còn ngoại thành chưa đồng bộ.

Để khắc phục tình trạng này, về lâu dài cần cải tạo hệ thống mạng lưới truyền dẫn nước. Trong ngắn hạn, GS Nguyễn Việt Anh đề xuất vào mùa cao điểm, thành phố nên có một Ban điều hành hoạt động cấp nước. Trong đó, có sự tham gia của các doanh nghiệp cấp nước, chính quyền thành phố lẫn cả người sử dụng.

Trong khi đó, chia sẻ với Lao Động, ông Lê Văn Du - Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, hiện nay sở đang điều tiết, xây dựng tập trung các nhà máy nước theo quy hoạch. Ông Du thừa nhận, dù đã dự trù, nhưng tốc độ phát triển đô thị nhanh, hạ tầng chưa đầu tư đồng bộ, chưa theo kịp.

Cũng theo vị này, dự kiến đến năm 2025, sẽ nâng công suất lên 1,8 triệu m3/ngày đêm và hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu cho cả người dân nội thành, ngoại thành về nước sạch.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp cấp nước Hà Nội báo lãi khủng

Thanh Giang |

Sở Tài chính Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn. Báo cáo tài chính các doanh nghiệp cung cấp nước trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, nhiều công ty đang lãi lớn.

Giờ thứ 9: Bồ và chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một chàng trai tạo ra "vỏ bọc" của mình để chinh phục một cô gái rồi cưới làm vợ. Khi đã chung một mái nhà, cả hai đều bộc lộ những nhược điểm. Ngoại tình hoặc ly hôn, đó là cái đích họ nhắm tới. Cuộc hôn nhân của họ sẽ đi về đâu?

Tin 20h: Lương thấp, kiêm nhiệm nhiều việc, kế toán trường học bỏ nghề

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.11: Giáo viên dạy lớp 11 hoang mang trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Chạnh lòng khi 6 viên chức kế toán trường học tại Cần Thơ xin thôi việc; Tăng lương sẽ giảm tình trạng nhân viên y tế cộc cằn, nói khó nghe;...

Phản ứng của người dân khi phố đi bộ Hồ Gươm dừng tổ chức hội chợ, sự kiện

Nhật Minh |

Phố đi bộ Hồ Gươm không còn tình trạng bày bán các gian hàng, tổ chức hội chợ ảnh hưởng đến môi trường và an toàn của người dân, du khách.

Làm rõ những bất thường xung quanh dự án triệu USD của Công ty IMG Huế

PHÚC ĐẠT |

Huế - Tháng 9.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 2092/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư IMG Huế (Công ty IMG Huế) đối với Dự án Khu nhà ở thương mại - Shophouse O-SH 1 đến O-SH 28. Thế nhưng tại văn bản mới nhất, chính công ty này lại khẳng định "không cần xin cấp chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng do các cơ quan chức năng yêu cầu nên công ty buộc phải thực hiện".

Lợi nhuận doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa thể bứt phá

Thanh Giang |

Một loạt ông lớn ngành bán lẻ như Masan, Thế giới Di Động, Thế giới Số, Bán lẻ Kỹ thuật số FPT báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 giảm sâu so với cùng kì.

Gần 200 công chức tỉnh Bạc Liêu lo mất việc

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Trong số này có nhiều người là lãnh đạo cấp tỉnh, thành, thị…, có người làm việc gần 20 năm liên tục đang lo lắng không biết số phận mình ra sao. Nguyên nhân do tỉnh Bạc Liêu áp dụng tuyển dụng công chức không thông qua thi tuyển.

Tuyển Việt Nam an tâm hàng thủ, lo vì hàng công

NGUYỄN ĐĂNG |

Cả 7 tiền đạo được huấn luyện viên Philippe Troussier gọi lên tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho 2 trận vòng loại World Cup 2026 sắp tới đều chưa ghi bàn thắng nào ở mùa bóng mới.

Nhiều doanh nghiệp cấp nước Hà Nội báo lãi khủng

Thanh Giang |

Sở Tài chính Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn. Báo cáo tài chính các doanh nghiệp cung cấp nước trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, nhiều công ty đang lãi lớn.