Kiên Giang giao việc cho từng đơn vị liên quan tăng cường chống hạn, mặn

NGUYÊN ANH |

Để hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động chỉ đạo, tập trung triển khai các nhiệm vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024.

Trước tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất người dân, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải tăng cường ngay các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân vùng ảnh hưởng. Chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đối với công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả.

Chỉ đạo vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều tiết nguồn nước, đánh giá ảnh hưởng của tình trạng hạ thấp mực nước trên các tuyến sông, kênh, rạch đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi để có giải pháp khắc phục, bảo đảm hoạt động của công trình thủy lợi.

Ngoài ra, ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình lấy nước ven sông và hồ chứa nước ngọt.

Các tuyến đường giao thông nông thôn bị đứt gãy, sụt lún gây trở ngại cho đời sống. Ảnh: Xuân Nhi
Các tuyến đường giao thông nông thôn bị đứt gãy, sụt lún gây trở ngại cho đời sống. Ảnh: Xuân Nhi

Sở Giao thông Vận tải phải xử lý, khắc phục các tình huống sụt lún, sạt lở tuyến đê bao ngoài vùng đệm U Minh Thượng để hạn chế thiệt hại cho sản xuất và cơ sở hạ tầng; có biện pháp bảo vệ, không để người dân, phương tiện vận tải vào khu vực sụt lún, sạt lở.

Các sở, ngành liên quan nghiên cứu, triển khai phương án để từng bước chủ động cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước, xâm nhập mặn hàng năm.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để.

Trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác.

Chủ động nạo vét các kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, kết hợp tận thu vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

Riêng UBND huyện U Minh Thượng phải triển khai lực lượng bảo vệ các điểm sụt lún, sạt lở trọng điểm nguy hiểm; bố trí lực lượng tuần tra, canh gác khu vực các điểm sụt lún, sạt lở trên địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận; kiên quyết không để người dân, phương tiện vận tải hàng hóa vào khu vực sạt lở.

Kiểm tra, rà soát các hộ dân sinh sống quanh khu vực rạn nứt hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vùng đệm để vận động, tuyên truyền di dời đến nơi an toàn nhằm bảo vệ tài sản nhà nước và người dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do sụt lún, sạt lở gây ra.

Tính đến ngày 13.4, trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã có 355 điểm sạt lở, rạn nứt với chiều dài hơn 8.700m; 31 căn nhà bị sạt lở, sụt lún, ước tổng thiệt hại khoảng hơn 90 tỉ đồng.

Trước đó, ngày 10.4, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cũng đã ký Quyết định (hỏa tốc) số 839 công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở tăng nhanh, phức tạp, Kiên Giang hỗ trợ nóng cho các hộ thiệt hại

NGUYÊN ANH |

Trước tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) diễn biến nhanh, phức tạp, ngoài các biện pháp khắc phục, ứng phó, địa phương cũng hỗ trợ tiền, bắc cầu tạm, mở đường tạm để phần nào giảm bớt khó khăn cho người dân bị thiệt hại.

Hơn 230 điểm sạt lở, 17 ngôi nhà bị thiệt hại ở huyện vùng đệm Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) ngày càng phức tạp, lan rộng. Đến nay đã có 232 điểm sạt lở, sụt lún, 17 căn nhà bị thiệt hại... gây ảnh hưởng đến đời sống, giao thương.

Đã có hơn 200 điểm sạt lở, sụt lún ở Kiên Giang, người dân nơm nớp lo

NGUYÊN ANH |

Toàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có 203 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến đường, thiệt hại 8 căn nhà của người dân ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Cựu lãnh đạo, cán bộ có dấu hiệu phạm tội nhưng không bị xử lý trong vụ FLC

Việt Dũng |

Trong vụ án thao túng chứng khoán, lừa đảo xảy ra tại Tập đoàn FLC, ngoài các bị can, cơ quan công tố đã chỉ ra sai phạm của nhiều lãnh đạo, cựu cán bộ song không xử lý hình sự với họ.

Khách Hàn khen nức nở quán phở quen của HLV Park Hang Seo ở Hà Nội

Thanh Hải |

Hai nhân vật trải nghiệm của chương trình thực tế Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) dành nhiều lời khen cho hương vị món phở sốt vang trên phố cổ Hà Nội.

Cầu mưa là điều không thể, khả năng có mưa rất thấp

HẠ MÂY |

Liên quan đến vụ việc một tiến sĩ giới thiệu một người có khả năng cầu mưa cho TPHCM, các chuyên gia khí tượng cho rằng, đây là việc không có cơ sở khoa học.

Độc lạ quán cơm Tình Anh, Tình Em, Tình Anh Em trên cùng tuyến đường ở Yên Bái

Hồng Nguyên |

Yên Bái - Nhiều du khách, thậm chí người dân địa phương cũng không khỏi bất ngờ khi một tuyến đường ngắn có đến 3 quán cơm mang tên Tình Anh, Tình Em, Tình Anh Em.

Tim Cook tới Việt Nam

Anh Vũ |

Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple - dự kiến sẽ gặp gỡ các nhà sáng tạo và lập trình viên trong nước, đồng thời công bố những cam kết mới của "nhà Táo" đối với Việt Nam.

Sạt lở tăng nhanh, phức tạp, Kiên Giang hỗ trợ nóng cho các hộ thiệt hại

NGUYÊN ANH |

Trước tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) diễn biến nhanh, phức tạp, ngoài các biện pháp khắc phục, ứng phó, địa phương cũng hỗ trợ tiền, bắc cầu tạm, mở đường tạm để phần nào giảm bớt khó khăn cho người dân bị thiệt hại.

Hơn 230 điểm sạt lở, 17 ngôi nhà bị thiệt hại ở huyện vùng đệm Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) ngày càng phức tạp, lan rộng. Đến nay đã có 232 điểm sạt lở, sụt lún, 17 căn nhà bị thiệt hại... gây ảnh hưởng đến đời sống, giao thương.

Đã có hơn 200 điểm sạt lở, sụt lún ở Kiên Giang, người dân nơm nớp lo

NGUYÊN ANH |

Toàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có 203 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến đường, thiệt hại 8 căn nhà của người dân ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.