Độc lạ quán cơm Tình Anh, Tình Em, Tình Anh Em trên cùng tuyến đường ở Yên Bái

Hồng Nguyên |

Yên Bái - Nhiều du khách, thậm chí người dân địa phương cũng không khỏi bất ngờ khi một tuyến đường ngắn có đến 3 quán cơm mang tên Tình Anh, Tình Em, Tình Anh Em.

Lời đồn về chuyện tình dang dở

Khoảng 5 năm trở lại đây, quán cơm Tình Anh nằm trên đường Âu Cơ, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - lối xuống cao tốc Nội Bài - Lào Cai nút giao IC 12 luôn đông nghịt khách, nhất là tài xế xe tải.

Không lâu sau, phía đối diện đường Âu Cơ xuất hiện thêm quán cơm mang tên Tình Em và cũng không kém phần nhộn nhịp người ra vào bởi những món ăn dân dã đậm chất Tây Bắc, hương vị gần gũi như cơm nhà.

Gần đây, trên tuyến đường này xuất hiện thêm quán cơm Tình Anh Em có cái tên gần giống 2 cơ sở trên khiến nhiều người tò mò về mối liên quan giữa 3 địa điểm này.

Nhiều người thắc mắc về ý nghĩa và mối liên quan về cái tên của 2 quán cơm Tình Anh, Tình Em. Ảnh: Phan Kiên
Quán cơm Tình Anh và Tình em gần đối diện nhau trên cùng tuyến đường Âu Cơ, lối vào thành phố Yên Bái. Ảnh: Hồng Nguyên
Ngoài quán cơm Tình Anh, Tình Em ra thì trên con đường này còn xuất hiện thêm cả quán cơm Tình Anh Em. Ảnh: Hồng Nguyên
Quán cơm Tình Anh Em mới xuất hiện cách 2 quán trên chừng 100 mét càng gây thêm tò mò cho người dân và du khách. Ảnh: Hồng Nguyên

Là một tài xế đường dài thường xuyên dùng bữa tại quán cơm Tình Em, anh Nguyễn Đức Hoàng (trú tại phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh phú Thọ) cho biết, anh từng nghe câu chuyện chủ quán Tình Em và chủ quán Tình Anh từng có thời gian yêu nhau sâu đậm nhưng vì bị gia đình cấm cản nên cuộc tình đành kết thúc dang dở.

Do vương vấn tình xưa nên cả 2 cùng mở quán cơm đối diện nhau trên cùng tuyến đường.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Thịnh (trú tại xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) thì cho rằng, chủ của quán ăn Tình Anh, Tình Em và Tình Anh Em là 3 anh em kết nghĩa.

"Từ một quán cơm bình dân nhưng đông khách, 2 quán kia cũng được mở ra ngay trên một tuyến đường để cùng kinh doanh", anh Thịnh nhận định.

Món cá bống Nghĩa Lộ vừa được đầu bếp tại quán cơm Tình Anh chế biến xong. Ảnh: Hồng Nguyên
Món cá bống Nghĩa Lộ đặc trưng của quán cơm Tình Anh. Ảnh: Hồng Nguyên

Quán Tình Anh lấy tên... chị gái

Chia sẻ với PV Báo Lao Động, anh Phan Ngọc Kham, chủ quán cơm Tình Anh cho biết, trước năm 2015, trên đường Âu Cơ có rất nhiều xe cộ đi lại nhưng không có bất kì quán ăn nào.

Nhận thấy tiềm năng kinh doanh, anh Kham cùng gia đình quyết định mở quán cơm đầu tiên trên khu vực này.

Anh Kham tâm sự, quán của anh được nhiều người biết đến vì những món ăn vô cùng dân dã từ gà đồi, lợn rừng, cá bống Nghĩa Lộ mang đậm nét Tây Bắc cùng với hương liệu nổi tiếng từ vùng cao như mắc khén, hạt dổi...

Những món ăn của quán cơm Tình Anh tuy đơn giản, bình dân nhưng lại thu hút đông đảo khách hàng tới dùng bữa. Ảnh: Hồng Nguyên
Quán cơm Tình Anh là điểm đến của nhiều tài xế đường dài và công nhân bởi giá cả bình dân.
Cảnh đông khách tại quán cơm Tình Anh vào buổi trưa. Ảnh: Phan Kiên
Dù đã cuối buổi trưa nhưng quán cơm Tình Anh vẫn rất đông khách . Ảnh: Hồng Nguyên

Anh Kham chia sẻ, thực ra cái tên “Tình Anh” là tên chị gái ruột của anh, chứ không hề liên quan đến câu chuyện tình cảm được nhiều người đồn thổi, truyền tai nhau.

“Ban đầu, tôi và chị gái ruột cùng nhau kinh doanh nhưng 2 năm sau thì chị ấy không làm nữa. Do thương hiệu Tình Anh đã in sâu trong tâm trí khách quen nên tôi quyết định giữ lại”, anh Kham giải thích.

Trong khi đó, chị Phan Thị Quyên, chủ quán cơm Tình Em (một người chị khác của anh Kham) cho biết, quán của chị bắt đầu kinh doanh từ năm 2019 và được đặt tên từ tình cảm của chị và em trai.

“Vào khoảng thời gian đầu quán mới mở cửa, những buổi trưa tại quán Tình Anh quá đông khách, nhiều người phải đừng chờ ở ngoài nên em trai tôi đã giới thiệu sang bên quán Tình Em dùng bữa. Về sau, cả 2 quán đều đông khách và có những món ăn đặc trưng riêng”, chị Quyên tâm sự.

Quán cơm Tình Em dù không đông khách bằng quán cơm Tình Anh nhưng vẫn có được lượng khách ổn định mỗi ngày. Ảnh: Hồng Nguyên
Nhờ sự giúp đỡ của em trai mà quán cơm Tình Anh vẫn giữ được lượng khách ổn định mỗi ngày.
Quán cơm Tình Em cho rằng những món ăn của quán có hương vị đặc trưng riêng, khác với quán cơm Tình Em. Ảnh: Hồng Nguyên
Mỗi quán ăn mang hương vị đặc trưng riêng Ảnh: Hồng Nguyên

Về quán cơm mới mở mang tên Tình Anh Em, cả chị Quyên và anh Kham cho biết, không hề có mối liên hệ gì với nhà hàng này.

"Chúng tôi kinh doanh lành mạnh và tôn trọng nhau chứ không phải họ hàng hay có mối quan hệ mật thiết gì như mọi người vẫn hay bàn tán", chị Quyên nói thêm.

Quán cơm Tình Anh Em bắt đầu kinh doanh từ 2023. Ảnh: Hồng Nguyên
Quán cơm Tình Anh Em xuất hiện trên con đường này sau quán Tình Anh, Tình Em. Ảnh: Hồng Nguyên

Trò chuyện với PV Báo Lao Động, chị Nguyễn Thị Hồng Duyên, chủ quán cơm Tình Anh Em xác nhận, quán của chị không có mối liên hệ hay liên quan đến quán cơm Tình Anh và Tình Em.

Theo chị Duyên, chị đặt tên này cũng chỉ vì thấy nó gần gũi, thân thương chứ không phải vì ăn theo tên 2 quán ăn vốn đã nổi tiếng trên.

"Mỗi quán đều có những món ăn đặc sắc riêng để khách hàng dễ nhận diện và tránh nhầm lẫn" - chủ quán cơm mới mở chia sẻ.

Hồng Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Công nhân lao động Yên Bái phấn khởi nhận quà tại bữa cơm công đoàn

Phan Kiên |

Ngày 13.4, Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Công đoàn viên chức tỉnh và Công đoàn cơ sở Ban quản lý các KCN tổ chức chương trình “Ngày thứ 7 đồng hành cùng doanh nghiệp, công nhân lao động” và “Bữa cơm Công đoàn”.

Tranh cãi quanh chuyện đặt tên xã sau sáp nhập ở vùng cao Yên Bái

Đinh Đại - Phan Kiên |

Nhiều hộ dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng việc lấy tên địa danh sau sáp nhập chưa phù hợp và ảnh hưởng đến cuộc sống bà con.

Bàn giao, đưa vào sử dụng 24km trên tuyến đường liên vùng kết nối Phú Thọ - Yên Bái

Tô Công |

Trong tổng chiều dài 53km của tuyến đường liên vùng kết nối tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái, đến nay đã có 24km đường được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Công nhân lao động Yên Bái phấn khởi nhận quà tại bữa cơm công đoàn

Phan Kiên |

Ngày 13.4, Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Công đoàn viên chức tỉnh và Công đoàn cơ sở Ban quản lý các KCN tổ chức chương trình “Ngày thứ 7 đồng hành cùng doanh nghiệp, công nhân lao động” và “Bữa cơm Công đoàn”.

Tranh cãi quanh chuyện đặt tên xã sau sáp nhập ở vùng cao Yên Bái

Đinh Đại - Phan Kiên |

Nhiều hộ dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng việc lấy tên địa danh sau sáp nhập chưa phù hợp và ảnh hưởng đến cuộc sống bà con.

Bàn giao, đưa vào sử dụng 24km trên tuyến đường liên vùng kết nối Phú Thọ - Yên Bái

Tô Công |

Trong tổng chiều dài 53km của tuyến đường liên vùng kết nối tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái, đến nay đã có 24km đường được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.