Sạt lở tăng nhanh, phức tạp, Kiên Giang hỗ trợ nóng cho các hộ thiệt hại

NGUYÊN ANH |

Trước tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) diễn biến nhanh, phức tạp, ngoài các biện pháp khắc phục, ứng phó, địa phương cũng hỗ trợ tiền, bắc cầu tạm, mở đường tạm để phần nào giảm bớt khó khăn cho người dân bị thiệt hại.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), tính đến ngày 7.4, thiệt hại do ảnh hưởng sạt lở, sụt lún trong khu vực vùng đệm gia tăng nhanh. Trong đó, tổng số đường giao thông sạt lở, sụt lún và có nguy cơ sạt lở, sụt lún lên gần 300 điểm với chiều dài hơn 8.100 m, 26 căn nhà bị sạt lở, sụt lún.

Theo ngành chuyên môn, tình trạng trên là do ảnh hưởng mùa khô năm 2024 và kết hợp với tình trạng nắng nóng kéo dài (nhiệt độ tăng cao làm nước bốc hơi nhanh), nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất như nuôi tôm càng, tưới tiêu cho hoa màu... là rất lớn. Từ đó, làm khô, cạn nước mặt trên các kênh trong khu vực vùng đệm nên đã ảnh hưởng đến sản xuất và gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún nhà, đường giao thông trên địa bàn huyện.

Đường sạt lở, sụt lún nghiêm trọng trên địa bàn xã An Minh Bắc. Ảnh: Xuân Nhi
Đường sạt lở, sụt lún nghiêm trọng trên địa bàn xã An Minh Bắc. Ảnh: Xuân Nhi

Ông Nguyễn Quốc Khởi - Chủ tịch UBND huyện - đã có chuyến đi kiểm tra thực tế tình hình sạt lở, thiệt hại của người dân trên địa bàn. Theo ông Khởi, huyện đã chủ động thực hiện phương châm “Bốn tại chỗ” kịp thời hỗ trợ di dời, thăm hỏi động viên các hộ dân có nhà bị sạt lở, sụt lún. UBND 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận đã huy động lực lượng khắc phục tạm thời những đoạn giao thông nông thôn bị sạt lở, sụt lún, thông tuyến để người dân vận chuyển hàng hóa.

Đối với các căn nhà sạt lở, sụt lún và có nguy cơ sạt lở, sụt lún, chỉ đạo các lực lượng xung kích cùng Ban lãnh đạo ấp hỗ trợ nhân dân di dời những vật dụng trong gia đình đến nơi an toàn và xây dựng nhà tạm để ở. Bên cạnh đó, tổ chức đoàn thăm hỏi động viên các gia đình có nhà bị sạt lở, sụt lún.

Đối với 2 xã Minh Thuận và An Minh Bắc, tuyên truyền, vận động đến các hộ có nhà ở mé kênh trong khu vực vùng đệm vận động những hộ có điều kiện nên di dời và kiên quyết di dời đối với các căn nhà ở khu vực rạn nứt, có nguy cơ sạt lở, sụt lún cao. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động đến các hộ đang sinh sống, sản xuất trong khu vực vùng đệm áp dụng các phương pháp tưới nước cho cây trồng tiết kiệm, hợp lý. Các ngành chuyên môn huyện hướng dẫn những biện pháp cụ thể, chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thiệt hại và bản tin dự báo, cảnh báo về thiệt hại có khả năng xảy ra để người dân biết.

Ngoài ra, địa phương cũng có hỗ trợ tạm thời từ 3 đến 5 triệu đồng/hộ dân có nhà bị sụt lún xuống kênh để di dời đến nơi an toàn. Các tuyến đường bị sụt lún chưa khắc phục được, địa phương bắc cầu tạm để người dân đi lại và cấm ô tô. Tuyến đê bao vùng U Minh Thượng chỉ cho ô tô có trọng tải 3,5 tấn lưu thông.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với một số tỉnh vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn. Ảnh: Thành Nhân
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với một số tỉnh vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn. Ảnh: Thành Nhân

Trước đó, ngày 7.4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với một số tỉnh vùng ĐBSCL về công tác phòng chống hạn mặn.

Về các nguyên nhân gây sụt lún, sạt lở, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị, tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và các địa phương liên quan xem xét đánh giá lại vấn đề khai thác nước ngầm, tác động của việc quy hoạch liên quan đến dân cư, hạ tầng giao thông, khu vực trọng yếu… để có các giải pháp đảm bảo yêu cầu.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cũng cho biết, tỉnh có 4 hồ tại các đảo, 58 trạm cấp nước nông thôn đủ khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đến hết mùa khô. Riêng về sạt lở, sụt lún ước tổng thiệt hại ghi nhận hơn 80 tỉ đồng, tỉnh cũng như địa phương đã triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân, các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại xảy ra.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Hơn 230 điểm sạt lở, 17 ngôi nhà bị thiệt hại ở huyện vùng đệm Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) ngày càng phức tạp, lan rộng. Đến nay đã có 232 điểm sạt lở, sụt lún, 17 căn nhà bị thiệt hại... gây ảnh hưởng đến đời sống, giao thương.

Đã có hơn 200 điểm sạt lở, sụt lún ở Kiên Giang, người dân nơm nớp lo

NGUYÊN ANH |

Toàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có 203 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến đường, thiệt hại 8 căn nhà của người dân ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Về tận nơi cầu gãy, đường sụp, nhà tụt xuống mép kênh ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tính đến ngày 25.3, nắng nóng, khô hạn đã làm cho hơn 1.500m lề lộ tại xã An Minh Bắc (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) bị sạt lở. Nhiều đoạn khoét sâu tới mặt đường và hơn 1.500m đất đang rạn nứt; sụp gãy hoàn toàn 160m đường giao thông nông thôn, 3 cây cầu, 1 Nhà văn hóa ấp và 2 nhà dân; sạt lở 100m lộ thuộc đường 965 và rạn nứt 15m mặt đường sâu 2m.

Sản phẩm của Bkav không còn trong danh sách phần mềm diệt virus tốt nhất

Anh Vũ |

Phần mềm diệt virus Bkav của Công ty Cổ phần công nghệ BKAV từng xuất hiện trong danh sách phần mềm diệt virus Windows tốt nhất cho người dùng gia đình của AV-TEST năm 2023. Tuy nhiên, khi AV-TEST công bố danh sách cập nhật tháng 2.2024, sản phẩm của BKAV bất ngờ biến mất.

Máu thú rừng vẫn chảy - Hốt bạc nghề “đóng mở tủ đông”

Nhóm phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin ở các bài viết trước, tại Lâm Đồng đã hình thành những đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng một cách tinh vi. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục kể về một nghề được coi là hốt bạc ở vùng đất Tây Nguyên - nghề "đóng mở tủ đông".

Thâm nhập thị trường ngầm buôn bán thú rừng

Nhóm phóng viên |

Mang lại siêu lợi nhuận, nên từ lâu nay, việc buôn bán các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã, thú rừng đã được nhiều đối tượng thực hiện, bất chấp các quy định của pháp luật. Trong vòng 2 năm qua, nhóm phóng viên Báo Lao Động đã có nhiều chuyến thực tế tại một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk,… để “mục sở thị” thị trường ngầm sôi động này. Video ghi nhận của nhóm phóng viên trong giai đoạn từ tháng 12.2022 - 4.2024.

Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo nóng vụ tranh chấp đất đai lớn nhất miền Trung

Hoàng Bin |

Tỉnh ủy Quảng Nam vừa có chỉ đạo "nóng" nhằm giải quyết vướng mắc 3 dự án của Công ty cổ phần Bách Đạt An khiến gần 1.000 khách hàng “vạ lây”.

Sáng mai, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca hầu tòa

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Theo kế hoạch, sáng mai (10.4), Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án mua bán hóa đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó liên quan đến cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 10-12.4.2024.

Hơn 230 điểm sạt lở, 17 ngôi nhà bị thiệt hại ở huyện vùng đệm Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) ngày càng phức tạp, lan rộng. Đến nay đã có 232 điểm sạt lở, sụt lún, 17 căn nhà bị thiệt hại... gây ảnh hưởng đến đời sống, giao thương.

Đã có hơn 200 điểm sạt lở, sụt lún ở Kiên Giang, người dân nơm nớp lo

NGUYÊN ANH |

Toàn huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có 203 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến đường, thiệt hại 8 căn nhà của người dân ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Về tận nơi cầu gãy, đường sụp, nhà tụt xuống mép kênh ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Tính đến ngày 25.3, nắng nóng, khô hạn đã làm cho hơn 1.500m lề lộ tại xã An Minh Bắc (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) bị sạt lở. Nhiều đoạn khoét sâu tới mặt đường và hơn 1.500m đất đang rạn nứt; sụp gãy hoàn toàn 160m đường giao thông nông thôn, 3 cây cầu, 1 Nhà văn hóa ấp và 2 nhà dân; sạt lở 100m lộ thuộc đường 965 và rạn nứt 15m mặt đường sâu 2m.