Khung cảnh xập xệ, xuống cấp trong công viên lớn nhất Hà Nội

Phạm Đông |

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, nhiều hạng mục trong Công viên Thống Nhất như lối đi, vỉa hè, công trình đã rơi vào tình trạng xuống cấp, gây mất mĩ quan.

Công viên xuống cấp

Như Lao Động đã đưa tin, mặc dù đã liên tục được cải tạo, sửa chữa nhưng đến thời điểm này, nhiều hạng mục tại Công viên Thống Nhất đã xuống cấp gây ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi, tập thể dục của người dân.

Với diện tích khoảng 50ha, Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn nhất của Hà Nội. Mặt khác, với vị trí trung tâm - 4 mặt đường Đại Cồ Việt, Lê Duẩn, Trần Nhân Tông và Nguyễn Đình Chiểu nên đây là khu vực thu hút được rất nhiều người dân đến vui chơi, tập thể dục.

Tuy nhiên, hiện nhiều hạng mục trong Công viên Thống Nhất như đường đi, vỉa hè… đã xuống cấp, mất an toàn cho người dân trong quá trình vui chơi, tập thể dục tại đây.

Phần cổng công viên trên đường Lê Duẩn xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Phần cổng công viên trên đường Lê Duẩn xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Phần cổng công viên trên đường Lê Duẩn xập xệ.

Cụ thể, tại nhiều khu vực vỉa hè quanh Hồ Bảy Mẫu phần gạch lát vỉa hè nhiều đoạn đã bị bong tróc, sụt lún… tạo thành những "ổ gà" chiếm chọn lối đi gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đặc biệt là ban đêm. Tiếp đó, tại nhiều tuyến đường nhựa trong công viên, tình trạng lún nứt cũng diễn ra khá phổ biến.

Tại đây một số kiốt được dựng lên bày bán hàng nước. Có thời điểm rác bị vứt xuống vỉa hè gây mất cảnh quan công viên.

Mặt đường biến dạng, vỉa hè bong tróc, gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: PV.
Mặt đường biến dạng, vỉa hè bong tróc, gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: PV.
Mặt đường biến dạng, vỉa hè bong tróc, gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: PV.

Ông Trần Anh Tú - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cho biết, tình trạng một số tuyến đường trong công viên bị xuống cấp là có, đơn vị cũng đã nắm được và đang thực hiện các bước để thực hiện cải tạo, sửa chữa nhằm đảm bảo nhu cầu của người dân.

Theo ông Tú, với những vị trí, khu vực và hạng mục bị xuống cấp thì đơn vị vẫn có sự duy trì cải tạo thường xuyên. Năm 2010, công viên có một đợt chỉnh trang lớn và đến nay chưa thực hiện lại. Hàng năm công viên chỉ được duy tu sửa chữa nhưng không đáng kể. Với những hạng mục công trình mang tính nhếch nhác, các ki ốt xuống cấp đều được dỡ bỏ và dần thay thế.

Liên quan đến phản ánh của người dân về việc tổ chức thu phí vào cổng, ông Trần Anh Tú cho biết, hiện nay, việc tổ chức thu phí vào công viên được thực hiện theo quy định của thành phố. Ông Tú cho rằng, để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, đơn vị cũng kiến nghị dừng thu phí vào công viên.

Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.
Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.
Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.
Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.

Duy tu, sửa chữa nhỏ lẻ, chưa mang lại diện mạo mới

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoại trừ công viên nước Hồ Tây, các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố chủ yếu phục vụ công ích. Về chất lượng, hệ thống cây bóng mát tại các công viên, vườn hoa đã phát triển ổn định, chất lượng tương đối tốt.

Tuy nhiên, do hình thành từ lâu nên tại nhiều công viên, vườn hoa, diện mạo kiến trúc, cảnh quan, thảm cỏ, cây hoa, đường dạo, chiếu sáng, vật kiến trúc... đã bị xuống cấp, lạc hậu, đơn điệu, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, các dịch vụ tiện ích trong công viên còn manh mún, tự phát, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Công viên Thống Nhất.
Khu vực cổng Công viên Thống Nhất.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Công cho biết, thời gian qua, thành phố đã cấp kinh phí để cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp cho một số công viên, vườn hoa, như: Bách Thảo, Thành Công, Thống Nhất, Thủ Lệ, Trúc Bạch...

Tuy nhiên, việc duy tu, sửa chữa chủ yếu mang tính khắc phục cục bộ, chưa mang lại diện mạo mới khang trang, tương xứng với sự phát triển của thành phố.

Nhiều ý kiến đề nghị xóa hàng rào tại các công viên.
Nhiều ý kiến đề nghị cần sớm nâng cấp, cải tạo lại công viên.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 332/KH-UBND về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, thành phố sẽ nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có; đồng thời, hoàn thành 6 công viên mới giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, thành phố sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư mở các công viên còn lại thuộc danh mục xây dựng mới theo quy hoạch cây xanh. Theo chỉ đạo của UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, khắc phục tình trạng xuống cấp của các công viên, vườn hoa và đầu tư xây mới để nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Ngay thủ đô: Bảo tàng “vườn không nhà trống”, công viên “bãi rác”

Anh Đào |

Bảo tàng 2.300 tỉ, bự nhất nước, cả thập kỷ chưa hoàn thành. Công viên nước 1.000 tỉ bỏ hoang 13-14 năm. Công viên “cạn” 157.000m2 thành nơi… trồng rau. Trong khi 8,2 triệu dân thủ đô đang chung nhau có 4.500 thiết chế văn hoá thể thao.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngay thủ đô: Bảo tàng “vườn không nhà trống”, công viên “bãi rác”

Anh Đào |

Bảo tàng 2.300 tỉ, bự nhất nước, cả thập kỷ chưa hoàn thành. Công viên nước 1.000 tỉ bỏ hoang 13-14 năm. Công viên “cạn” 157.000m2 thành nơi… trồng rau. Trong khi 8,2 triệu dân thủ đô đang chung nhau có 4.500 thiết chế văn hoá thể thao.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.