Ngay thủ đô: Bảo tàng “vườn không nhà trống”, công viên “bãi rác”

Anh Đào |

Bảo tàng 2.300 tỉ, bự nhất nước, cả thập kỷ chưa hoàn thành. Công viên nước 1.000 tỉ bỏ hoang 13-14 năm. Công viên “cạn” 157.000m2 thành nơi… trồng rau. Trong khi 8,2 triệu dân thủ đô đang chung nhau có 4.500 thiết chế văn hoá thể thao.

6 chữ “thiết chế văn hoá thể thao” là nội dung phiên giải trình do Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội vừa tổ chức.

Chúng ta gặp lại “người quen cũ”: Cái bảo tàng Hà Nội, toà "tháp lộn" - như cách nói của dân. Một biểu tượng đớn đau về sự lãng phí.

Cái "tháp lộn" ấy là bảo tàng to nhất nước: 54.000m2. Đắt nhất nước: 2.300 tỉ đồng. Năm 2010, nó được “khánh thành” nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng chỉ là khánh thành cái xác thôi. Chứ đến hôm 25.4, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội - vẫn đang bảo: Quyết tâm cố gắng tới giữa năm 2024 kết thúc dự án này.

Phải mở ngoặc, cựu Giám đốc Tô Văn Động cũng từng hứa sẽ chấm dứt tình trạng “vườn không nhà trống”. Rồi không chừng, đến 2024, nhân dân Thủ đô lại được nghe thêm một lời hứa nữa.

Quay từ bảo tàng ra công viên: Công viên nước 26,3ha, đầu tư hết 1.000 tỉ đồng vẫn tình trạng “bãi tha ma” hoặc "đống phế liệu”, hoặc cả hai đều đúng.

Công viên Việt Hưng, Long Biên: 157.000m2, trở thành nơi trồng rau bắt cá.

Còn la liệt khắp nơi là tình trạng hoang tàn, xuống cấp, kiểu “cha chung không ai khóc”.

Bảo tàng, công viên, rạp hát, trung tâm văn hóa thể thao là những thiết chế không thể thiếu trong đời sống dân cư.

Tính đến tháng 2.2022, hơn 8,2 triệu dân Hà Nội chỉ có 30 thiết chế văn hoá thể thao cấp thành phố, 57 thiết chế cấp huyện, 136 trung tâm cấp xã, phường và 4.277 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các tổ dân phố.

Cực kỳ thiếu. Đến mức có nơi như phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, 7 tổ dân phố phải chung nhau một nhà văn hóa và một nhà sinh hoạt cộng đồng.

Cực kỳ thiếu. Nhưng cái đã có thì chỉ có cái xác, thì bỏ hoang cả thập kỷ. Cái thì cả thập kỷ chưa xong. Cái thì trở thành... cửa hàng thực phẩm - như nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư 21, 22 phường Ô Chợ Dừa.

Đó là điều mà dân không thể hiểu được... Và đòi hỏi được hiểu, đòi hỏi có câu trả lời.

Phiên giải trình sẽ là một tín hiệu tốt cho một cái nhìn chân xác vào thực tế... để có biện pháp chấm dứt sự lãng phí và vô lý khủng khiếp này. Nhưng sẽ là vô nghĩa nếu chỉ là chuyện mở ra rồi đậy lại - như vô số đã từng.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội giải trình dự án bảo tàng 2.300 tỉ chậm tiến độ

Phạm Đông |

Hà Nội - Bảo tàng Hà Nội có tổng kinh phí trên 2.300 tỉ đồng. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, sẽ cố gắng tới giữa năm 2024 kết thúc dự án này. Cố gắng nếu được sẽ hoàn thiện phần trưng bày vào năm 2023 để chạy thử, nghiệm thu.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội giải trình dự án bảo tàng 2.300 tỉ chậm tiến độ

Phạm Đông |

Hà Nội - Bảo tàng Hà Nội có tổng kinh phí trên 2.300 tỉ đồng. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, sẽ cố gắng tới giữa năm 2024 kết thúc dự án này. Cố gắng nếu được sẽ hoàn thiện phần trưng bày vào năm 2023 để chạy thử, nghiệm thu.