Khát nước ở vùng sông nước

LỤC TÙNG |

Với hệ thống sông ngòi tự nhiên chằng chịt, mỗi năm đón nhận hàng triệu khối nước từ sông Mê Kông đổ về, ĐBSCL được mệnh danh là vùng sông nước. Tuy nhiên, sau nhiều năm sống trong phập phồng chạy lũ, giờ hàng chục triệu người dân nơi đây đang mất ăn mất ngủ vì lũ không về.

Lũ không còn về đúng theo quy luật, không chỉ lấy đi nguồn sản vật dồi dào trị giá hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm, mà còn dồn đẩy sự đa dạng sinh học nơi đây vào thế chân tường.

Khô khát giữa đỉnh lũ

Đã sắp hết tháng 9, thời điểm mà theo quy luật, lũ sắp đạt đỉnh, nhưng cánh đồng xã Phú Lộc (thị xã Tân Châu - An Giang) - nơi đầu tiên của tỉnh An Giang đón nhận nước lũ từ thượng nguồn Mê Kông đổ về, vẫn như chưa có dấu hiệu của nước. Màu xanh cỏ dại sau mùa gặt như trêu ngươi dòng nước đậm màu phù sa từ bên kia biên giới đổ xuống. Đây là hiện tượng không bình thường, bởi Phú Lộc được xem là nơi bị nước lũ nhấn chìm sâu nhất vùng đầu nguồn, có năm, ngập sâu trên 4 mét nước.

Ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc - nói vui: “Bây giờ nhà báo viết bài về mùa cạn thì dễ, chớ viết bài về mùa lũ thì khó lắm”. Để chứng minh, ông Dũng cử anh Hồ Văn Ức - Chủ tịch Hội nông dân xã - đưa chúng tôi đi thực tế.

Ghé vào nhà ông Huỳnh Văn Tùng (ấp Phú Yên) người có hàng chục năm sống bằng nghề đánh bắt cá mùa lũ, tôi ngỡ ngàng trước hình ảnh “điêu tàn” của nghề truyền đời của người dân vùng đầu nguồn. Mấy tay lưới nằm lăn lóc nơi góc nhà - chứng tỏ gần suốt mùa lũ năm nay chưa từng được chủ nhân chạm đến. “Nước trên đồng chưa ướt ống chân, còn nước dưới kênh chưa ướt được tóc trên đầu, lấy đâu ra cá mà bắt” -  ông Tùng ngước mắt nhìn ra bờ kênh lưng lửng nước.  Tôi nhìn đôi mắt mờ đục của vị “lão làng” trong nghề cá mùa lũ mà nghĩ đến sự đổi thay chưa từng có trong suốt mấy chục năm sống và trải nghiệm cùng lũ vùng đầu nguồn.

Một chút buồn vui lẫn lộn,  khi tôi nhận ra anh Ức - người dẫn đường hôm nay -  từng là chỉ huy điểm cứu hộ ở ngã ba Phú Lộc mà “Quỹ Tấm lòng Vàng” từng hỗ trợ cho thành viên bị thương nặng sau khi lao vào dòng nước xoáy cứu người bị lũ nhấn chìm.  Anh Ức chỉ tay về khoảng đất trống, bên bờ Tây con kênh Bảy Xã, nói: Đó, chỗ nguy hiểm ngày xưa, giờ là cánh đồng khô queo, người ta cùng cây bắp để chất chà dẫn dụ chuột”.

Ông Phạm Văn Hải - Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu chia sẻ: Đúng là năm nay vùng đầu nguồn mắc cạn giữa mùa lũ. Đã sắp hết tháng 8 âm lịch, nhưng mực nước sông Tiền tại Tân Châu còn ở mức dưới báo động I. Đó cũng là tình cảnh chung của các địa phương vùng đầu nguồn ĐBSCL như: Đồng Tháp, Kiên Giang...

Không chỉ mất nghìn tỉ cá tôm

“Lần đầu tiên trong đời, mùa lũ mà nhà tôi phải mua trứng vịt về ăn” - bà Tư, vợ ông Tùng chia sẻ  bức xúc với nhà báo. Không bức xúc sao được khi mọi năm, đây là thời điểm nhà thừa mứa cá, bà phải chạy vạy khắp nơi để bán. Bởi lâu nay, với sự chuyên nghiệp của gia đình, ngay sau khi mùng 5 tháng 5 âm lịch, khi nước sông Tiền nhuộm đỏ phù sa là những người sống bằng nghề câu lưới như ông Tùng đã vào vụ. Từ đó, đánh bắt suốt 5 tháng mới kết thúc vụ cá tôm mùa lũ. Câu chuyện về người chuyên săn bắt cá mùa lũ, không có cá ăn giữa thời điểm đỉnh sắp đạt lũ, nghe như nốt trầm cho tất cả người dân vùng ngập lũ ĐBSCL. Lũ không về, sông ngòi cạn kiệt cá tôm, nhất là cá linh, đã đẩy giá nhiều loài thủy sản lên đỉnh chót vót. Hiện giá cá linh đã ngất ngưởng 180.000-200.000 đồng/kg.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - thủy văn An Giang, nhiều khả năng, lũ năm 2021 sẽ đạt đỉnh vào trung tuần tháng 10.2021. Có thể, với diễn biến thời tiết phức tạp, sẽ xuất hiện mưa bão, vùng thượng nguồn sẽ có thêm lượng nước lớn để đổ về hạ lưu Mê Kông, tạo ra lũ muộn. Nhưng điều này trở nên vô nghĩa.

“Nếu lũ muộn có về thì cũng không còn nhiều ý nghĩa, vì điều này trái với quy luật phát triển của nhiều loài thủy sản” - ThS Nguyễn Phước Tuyên, nhà nghiên cứu độc lập ở Đồng Tháp, chia sẻ. Bởi điều này cũng đồng nghĩa bị “bốc hơi” số tiền lên đến nghìn tỉ đồng. Theo kết quả nghiên cứu về đánh bắt  thủy sản tự nhiên trong mùa lũ ở An Giang của ThS  Phạm Xuân Phú - giảng viên Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên (ĐH An Giang) - trước đây, hằng năm, lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên trong mùa lũ giảm lên đến hơn hơn 700 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là lũ cạn không chỉ tước đi nguồn sản vật cá tôm dồi dào, mà còn dồn đẩy sự đa dạng sinh học nơi đây vào thế “chân tường”. Với góc nhìn chuyên môn, ông Phạm Văn Hải bày tỏ lo ngại: “Lũ thấp sẽ làm cho nhà nông nặng lo hơn”. Bởi không chỉ không có nước ngập đủ sâu để diệt một số sinh vật gây hại cây trồng, mà còn không vệ sinh được đồng ruộng sau một năm sản xuất tích lũy nhiều hóa chất... Hơn thế nữa, là không bồi đắp lượng phù sa cho đồng đất. Điều này sẽ như thêm gánh nặng cho nông dân trong bối cảnh nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu tăng giá nhanh. Không chỉ có vậy, lũ cạn, sẽ còn gây những tác động lâu dài đến hệ sinh thái sông nước.

Theo ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - việc giảm sản lượng cá trong mùa lũ, nhất là loài cá có kích cỡ nhỏ như cá linh là rất đáng lo. Bởi điều này không chỉ dừng lại ở chỗ giảm đi sản vật cung cấp cho bữa ăn, mà còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ thủy sản mùa lũ sông Mê Kông. Nói cách khác, giảm lượng cá mùa lũ đồng nghĩa với việc sụt giảm các nguồn thủy sản khác, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội để giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận với công nghệ 4.0

Trần Lưu - Tạ Quang |

Tác động nặng nề của dịch COVID-19 đã buộc ngành Giáo dục phải thay đổi phương thức dạy và học; từ truyền thống chuyển sang trực tuyến. Dù còn rất nhiều rào cản và khó khăn, nhưng đó cũng là cơ hội để ngành Giáo dục tiếp cận với công nghệ 4.0, vốn được xem là xu thế không thể chối bỏ trong tương lai…

Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu tăng trưởng trên 7% vào năm 2022

Vũ Long |

Dự báo khu vực Đông Nam Bộ tăng trưởng kinh tế âm trong năm nay, nhưng ĐBSCL vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 7,17% dù phụ thuộc thị trường này.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo gỡ khó cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Hương Nguyễn |

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực liên tiếp như yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân, nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt lái xe container

Minh Hạnh |

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nông sản lưu thông từ ruộng đến cảng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Cơ hội để giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận với công nghệ 4.0

Trần Lưu - Tạ Quang |

Tác động nặng nề của dịch COVID-19 đã buộc ngành Giáo dục phải thay đổi phương thức dạy và học; từ truyền thống chuyển sang trực tuyến. Dù còn rất nhiều rào cản và khó khăn, nhưng đó cũng là cơ hội để ngành Giáo dục tiếp cận với công nghệ 4.0, vốn được xem là xu thế không thể chối bỏ trong tương lai…

Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu tăng trưởng trên 7% vào năm 2022

Vũ Long |

Dự báo khu vực Đông Nam Bộ tăng trưởng kinh tế âm trong năm nay, nhưng ĐBSCL vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 7,17% dù phụ thuộc thị trường này.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo gỡ khó cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Hương Nguyễn |

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực liên tiếp như yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân, nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt lái xe container

Minh Hạnh |

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nông sản lưu thông từ ruộng đến cảng.