Cơ hội để giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận với công nghệ 4.0

Trần Lưu - Tạ Quang |

Tác động nặng nề của dịch COVID-19 đã buộc ngành Giáo dục phải thay đổi phương thức dạy và học; từ truyền thống chuyển sang trực tuyến. Dù còn rất nhiều rào cản và khó khăn, nhưng đó cũng là cơ hội để ngành Giáo dục tiếp cận với công nghệ 4.0, vốn được xem là xu thế không thể chối bỏ trong tương lai…

Vẫn còn những bất cập

Gần 2 năm qua, học sinh ở khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đã không còn bỡ ngỡ với hình thức dạy và học trực tuyến - dịch COVID-19 khiến các em không thể đến trường. Mô hình này đã giúp học sinh đảm bảo việc học tập, được cung cấp đầy đủ kiến thức trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên đến nay, việc học tập trực tuyến vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ, mà lớn nhất là vấn đề khoảng cách về tiếp cận kỹ thuật số.

TP.Cần Thơ, nơi được xem là trung tâm của vùng ĐBSCL với điều kiện khá đủ đầy; nhưng qua thống kê, vẫn có hơn 4.400 học sinh ở hai cấp THCS và THPT chưa có điều kiện mua thiết bị học trực tuyến (điện thoại, máy tính, máy tính bảng, tivi).

Tại Hậu Giang, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh cho biết, qua khảo sát sơ bộ 125.324 học sinh ở cấp tiểu học, THCS, THPT và hệ giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh, hiện có 60.134 học sinh không có khả năng mua sắm các thiết bị phục vụ học trực tuyến, chiếm tỉ lệ tới 47,98%.

Theo thống kê của Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh có khoảng 100.000 học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến. Trong đó, cấp tiểu học có hơn 86.700 học sinh; cấp THCS có hơn 29.100 học sinh và THPT có hơn 2.400 học sinh.

Tỉnh Kiên Giang hiện chưa áp dụng dạy học online đối với bậc tiểu học. Học sinh lớp 9 và lớp 12 sẽ hướng dẫn các em liên hệ các bạn học gần nhà để cùng học tập. Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp tài liệu từ giáo viên bộ môn, phối hợp với chính quyền địa phương gửi tài liệu đến nhà cho các em. Sau đó bố trí dạy bù kiến thức trọng tâm khi các em trở lại trường.

Quay lại TP.Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng GDÐT huyện Vĩnh Thạnh cho hay, huyện còn khó khăn, đối với học sinh, có khoảng 40% gia đình không có Internet, 30% học sinh không có điện thoại.

Theo Phòng GDÐT quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ), hiện có trên 2/3 học sinh THCS tham gia các lớp học trực tuyến.

Qua thống kê, năm học trước có khoảng 70% học sinh học trực tuyến. Số học sinh còn lại chưa tham gia vì gặp khó về trang thiết bị.

Ông Trần Chí Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hố Gùi, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cho biết, các em học sinh ở điểm trường hầu hết có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cha mẹ chỉ mỗi nghề đi biển, bắt ốc, mò cua…

“Khó khăn lớn nhất là giáo viên không có màn hình trình chiếu để áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. Học sinh thiếu dụng cụ học tập; còn việc day học online ở địa bàn gặp nhiều khó khăn”, thầy Dũng nói.

Để triển khai hiệu quả việc học online, ngành Giáo dục, nhà trường, giáo viên không chỉ chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mà còn quan tâm, hỗ trợ học sinh, phụ huynh.

Đặc biệt, các địa phương vùng sâu, vùng xa cần đưa ra các giải pháp để gỡ khó, giúp tất cả học sinh được tiếp cận việc học.

Chia nhóm và xác định phương thức hỗ trợ

Theo thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ): Ðể đảm bảo chất lượng giáo dục, hỗ trợ học sinh khó khăn, trường đã rà soát để chia nhóm và xác định phương thức hỗ trợ.

Với nhóm học sinh có phương tiện thiết bị nhưng thiếu đường truyền Internet. Trường đã làm việc với VNPT huyện để hỗ trợ sử dụng 2GB/1 ngày (miễn phí 60 ngày). Với nhóm học sinh không có máy tính, điện thoại, trường thống kê và tổ chức photo nội dung bài học gửi tận nhà cho các em qua đường bưu điện (phí do trường trả); hoặc giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đưa đến học sinh.

Sau thời gian quy định, học sinh hoàn thành bài học và bài tập được giao, phụ huynh gửi qua bưu điện hoặc giáo viên đến nhận… Bên cạnh đó, mỗi lớp đều có nhóm Zalo để quản lý.

Dịch bệnh còn phức tạp, Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các đơn vị, trường học dạy học online.

Đối với học sinh, học viên chưa có máy tính, thì linh hoạt bố trí học sinh, học viên học online theo nhóm (không quá 3 học sinh/nhóm) trên địa bàn cư trú, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Đối với các cơ sở giáo dục chưa đảm bảo điều kiện dạy học online thì sử dụng ứng dụng Google Meet, Zoom... trên điện thoại thông minh để dạy học (do hầu hết học sinh, học viên đều có điện thoại thông minh).

Sử dụng mạng xã hội, ứng dụng OTT (Viber, Zalo...) để hỗ trợ dạy học (giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, học viên hoặc nhóm học sinh/học viên; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập...).

Trần Lưu - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu tăng trưởng trên 7% vào năm 2022

Vũ Long |

Dự báo khu vực Đông Nam Bộ tăng trưởng kinh tế âm trong năm nay, nhưng ĐBSCL vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 7,17% dù phụ thuộc thị trường này.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo gỡ khó cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Hương Nguyễn |

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực liên tiếp như yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân, nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt lái xe container

Minh Hạnh |

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nông sản lưu thông từ ruộng đến cảng.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu tăng trưởng trên 7% vào năm 2022

Vũ Long |

Dự báo khu vực Đông Nam Bộ tăng trưởng kinh tế âm trong năm nay, nhưng ĐBSCL vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 7,17% dù phụ thuộc thị trường này.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo gỡ khó cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long

Hương Nguyễn |

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực liên tiếp như yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân, nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt lái xe container

Minh Hạnh |

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nông sản lưu thông từ ruộng đến cảng.