Khẩn trương đối phó với “siêu bão” nguy hiểm cấp độ 4

Kh.V - BTK |

* Thủ tướng Chính phủ ra công điện khẩn về ứng phó bão số 10. * Lần đầu tiên Việt Nam đưa ra mức cảnh báo nguy hiểm cấp độ 4 (cấp 5 là mức thảm họa). * Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà cấm biển từ hôm nay (14.9).

Cơn bão số 10, dự kiến từ chiều tối và đêm 15.9 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, đây là cơn bão với cấp độ nguy hiểm chưa từng có. Hôm qua, ngày 13.9, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã họp khẩn để đưa ra các phương án đối phó với cơn bão được cho là “siêu bão” này.

Bão lớn nhất trong nhiều năm nay, gió giật cấp 15 tại tâm bão

Hồi 16 giờ ngày 13.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía đông-đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây-tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và mạnh lên. Đến 16 giờ ngày 14.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): trong khoảng từ 13,0 độ Vĩ Bắc đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía đông kinh tuyến 109,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Đến 13 giờ ngày 15.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Từ gần sáng ngày 15.9, ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 11; từ chiều 15.9, vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có gió bão mạnh dần lên cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai họp triển khai ứng phó với bão số 10 sáng 13.9. Ảnh: M.Long
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai họp triển khai ứng phó với bão số 10 sáng 13.9. Ảnh: M.Long

Cấp độ rủi ro chưa từng có

Sáng 13.8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có buổi họp bàn với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 10 đang hoạt động trên Biển Đông.

Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương - cho biết, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng tây-tây bắc, dự kiến từ chiều tối và đêm 15.9, bão đổ bộ vào Thanh Hóa - Quảng Bình, trọng tâm là Nghệ An, Hà Tĩnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4. Trọng tâm mưa lớn ở Thanh Hóa - Quảng Trị (100-300mm), riêng Nghệ An - Quảng Bình, lượng mưa từ 300-400mm từ ngày 15.9 đến hết ngày 16.9.

Theo ông Cường, đây là cơn bão rất mạnh, nguy hiểm trong nhiều năm trở lại đây, khi vào bờ, cấp độ thiên tai là cấp 4 - cấp cao nhất từ trước đến nay. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra mức cảnh báo nguy hiểm cấp độ 4 (cấp 5 là mức thảm họa).

Tại cuộc họp ngày hôm qua, Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn - cho rằng, cơn bão số 10 được dự báo rất mạnh với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 - cấp chưa từng có, vì vậy đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cần có chỉ đạo, quán triệt nhận thức chung cho các đơn vị, địa phương và người dân về quy mô cơn bão. Đồng thời, cần xác định cụ thể khu vực nguy cấp đặc biệt nhằm chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng phó; tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc các lực lượng ứng phó với bão.

Theo đại diện Bộ đội Biên phòng, lực lượng biên phòng các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đã cảnh báo cho các phương tiện trong khu vực ảnh hưởng của bão, nắm bắt thông tin về cơn bão nhằm di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Sáng 13,9, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo lực lượng biên phòng từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa thông báo cho ngư dân khu vực nguy hiểm của bão để phòng tránh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, bão số 10 là cơn bão rất nguy hiểm, di chuyển nhanh, với ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên diễn biến khó lường, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.

Trong thời điểm các hồ chứa thủy điện đang xả lũ và những tổn thương do thiên tai gây ra ở các địa phương thời gian qua đã và đang được khắc phục, nay cộng thêm với tác động của bão sẽ làm tăng thêm những hậu quả khôn lường nếu chủ quan trong ứng phó.

Bộ trưởng - Trưởng ban yêu cầu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phải cập nhật thường xuyên về diễn biến bão để đưa ra dự báo sát thực tế, với độ chính xác nhất để tham mưu Ban Chỉ đạo và thông tin kịp thời đến người dân và các địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa xem xét lệnh cấm biển từ 14.9, có phương án di dời người dân đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và phương tiện khi neo đậu, nhất là tàu du lịch, tàu vãng lai.

Về ứng phó sản xuất nông nghiệp: Khẩn trương thu hoạch lúa mùa theo tinh thần “Xanh nhà hơn già đồng”, không gieo trồng vụ Đông trong thời điểm này, đảm bảo tiêu nước đệm vùng trũng thấp. Về đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện, tiếp tục xả hồ Sơn La 2 cửa đáy, hồ Hòa Bình.

Bảo đảm an toàn hồ đập, hầm mỏ, hệ thống điện

Chiều qua, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương có Công điện số 8454 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ Hà Giang đến Phú Yên, Đắk Lắk; các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc bộ; Tổng Công ty Đông Bắc; Các chủ đập thủy điện trên địa bàn các tỉnh từ Hà Giang đến Phú Yên, Đắk Lắk về các phương án phòng, chống thiên tai, để chủ động đối phó với diễn biến của bão và mưa, lũ sau bão số 10.

Cụ thể, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương yêu cầu: Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão; kiểm tra công trình, nhà xưởng để gia cố, khơi thông hệ thống thoát nước; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư và tổ chức ứng trực để kịp thời ứng phó, nhanh chóng khắc phục mọi hậu quả do bão gây ra.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc và các đơn vị khai thác khoáng sản triển khai các biện pháp chống ngập nước các mỏ hầm lò, lộ thiên; chống trôi than tại các kho, bãi, bến cảng; chống sạt lở các bãi thải; đưa các tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn; bố trí nguồn lực ứng trực tại các khu vực xung yếu để kịp thời ứng phó và di dời dân cư sống gần khu vực bãi thải đến nơi an toàn khi có nguy cơ sạt lở bãi thải.

Các chủ đập thủy điện triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình; vận hành hồ chứa đúng quy trình, thông báo tình hình vận hành hồ chứa cho các cơ quan chức năng theo đúng quy định; tăng cường cảnh báo cho nhân dân vùng hạ du khi vận hành xả lũ và phát điện.

Thế nào là rủi ro thiên tai cấp độ 4?

- Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ; Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:

Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ; Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.

Thủ tướng Chính phủ ra Công điện khẩn về ứng phó bão số 10

Nhằm nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương ứng phó với bão số 10, Thủ tướng Chính phủ ra Công điện khẩn yêu cầu Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, UB Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có liên quan hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

Trong đó, các bộ ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại đối với người, phương tiện, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ địa phương triển khai ứng phó với bão theo quy định.

 Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, công bố vùng nguy hiểm, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai ứng phó cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Các địa phương khẩn trương ứng phó bão số 10

* UBND TP.Hà Nội đã có yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các quận, huyện, thị xã; các sở, ban, ngành; Cty Thoát nước Hà Nội; Cty Cây xanh Hà Nội; Các Cty Thủy lợi: Sông Nhuệ, Hà Nội, Mê Linh, Sông Đáy và Cty Thủy lợi Sông Tích; Tổng Cty Điện lực thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và tình hình mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin, cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh...

* Ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá - cho hay, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các ban, ngành xác định đây là cơn bão có cường độ lớn nên cần hết sức cảnh giác, chủ động thông báo, kêu gọi và tổ chức cho các tàu, thuyền vào bờ; các huyện miền núi chủ động các phương án đối phó với lũ và sạt lở đất…

UBND tỉnh Nghệ An và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, đều có công điện chỉ đạo triển khai các công việc, giải pháp cụ thể để ứng phó với diễn biến bão số 10, giảm tối đa các thiệt hại. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu: Sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải); tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản. Cấm các loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi kể từ 7h ngày 14.9. Các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu an toàn.

Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đã có văn bản về việc khẩn trương thu hoạch lúa và hoa màu vụ hè thu năm 2017. Đến thời điểm này, hiện địa phương còn gần 1.400ha lúa chưa thu hoạch, nên ngành nông nghiệp tỉnh động viên nông dân để ra đồng thu hoạch nhanh lúa và hoa màu.  NHÓM PV

Kh.V - BTK
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.