Hướng dẫn sửa chữa hư hỏng và xây mới công trình trong vùng động đất

Vũ Long |

Để hỗ trợ các công trình xây dựng tại Kon Tum trước các trận động đất, Bộ Xây dựng sẽ chuyển tài liệu hướng dẫn sửa chữa hư hỏng và xây mới cho công trình dân dụng thấp tầng trong vùng động đất.

Sẽ có "cẩm nang" sửa chữa, xây dựng công trình trong vùng động đất

Chiều 24.8, tại cuộc họp ứng phó với động đất tại tỉnh Kon Tum do Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức, đại diện Bộ Xây dựng, ông Lê Minh Long – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (KHCN) cho hay: Bộ Xây dựng đang chuẩn bị ban hành phiên bản thay đổi quy chuẩn 02 (Quy chuẩn QCVN 02:2009/BXD-Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng), dự kiến hoàn thành trong vòng 1 tháng.

"Các số liệu trong quy chuẩn 02 mới cập nhật tất cả thông tin nghiên cứu trong vòng 5 năm trước để đưa vào bản mới, để dự báo trên tinh thần các con số đã được nghiên cứu thì khu vực Kon Tum đang nằm trong khoảng 0,08G, có nơi nhỏ hơn nằm trong khoảng 0,06G. Vậy thì, đối với những công trình xây tạm hoặc công trình đơn giản có thể bị rơi mái ngói, mái tôn nhưng không ảnh hưởng đến sinh mạng người dân. Vì vậy, chỉ đạo của Bộ Xây dựng là mong muốn UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về mức độ động đất để tránh hoang mang không cần thiết đối với nhân dân" - ông Lê Minh Long phát biểu.

Cũng theo ông Lê Minh Long, Bộ Xây dựng sẽ chuyển hướng dẫn sửa chữa hư hỏng và xây mới cho công trình dân dụng thấp tầng trong vùng động đất ở khu vực huyện Kon Plong và tỉnh Kon Tum. Văn bản này đã được Bộ Xây dựng giao cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng hoàn tất.

“Hướng dẫn này sẽ được chuyển cho tỉnh Kon Tum trong 1-2 ngày tới và về nguyên tắc thì các tỉnh khác cũng có thể áp dụng vì động đất có thể giống nhau ở khắp nơi. Đặc biệt, khi chuyển giao bản hướng dẫn cần có sự giải thích nếu không sẽ càng làm cho người dân hoang mang hơn” – ông Lê Minh Long nhấn mạnh.

Đánh giá về tình hình động đất tại Kon Plong (Kon Tum), ông Phạm Thế Truyền - Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất, sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) khẳng định: Động đất ở huyện Kon Plong (Kon Tum) có thể mạnh 5,5 độ, ở mức này các công trình vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nhận định này không dựa vào nghiên cứu cụ thể mà áp dụng kết quả nghiên cứu ở khu vực khác có tính chất tương tự. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thể xảy ra động đất với cường độ lớn hơn 5,5 hay không, cần nghiên cứu chi tiết trong khoảng 36 tháng.

Trước mắt trong tháng 9.2022, Viện Vật lý địa cầu sẽ đưa ba trạm quan trắc động đất ở huyện Kon Plong vào hoạt động để cảnh báo sớm cho người dân.

Các hồ chứa thủy điện tại Kon Tum có an toàn?

Chiều 24.8, tại cuộc họp bàn phương án để chủ động ứng phó với tình hình động đất diễn biến phức tạp tại huyện Kon Plông (Kon Tum), ông Đào Quang Tuynh - đại diện Vụ Khoa học Công nghệ thuộc Văn phòng Chính phủ, cho biết các nhà khoa học nhận định trước khi có các hồ chứa thủy điện trên khu vực Kon Plông, cường độ động đất lớn nhất ghi nhận được tại đây là 3,9. Sau khi có các hồ chứa, đến tháng 4 vừa qua, cường độ này gia tăng lên 4,5 và hiện đã đạt độ lớn đến 4,7.

"Việc này gây hoang mang cho người dân nên chúng tôi cũng tham mưu Phó thủ tướng để ban hành công điện chỉ đạo, đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương xem xét vấn đề động đất ở khu vực này một cách căn cơ" - ông Tuynh nói.

Thông tin về tình hình tích nước tại 2 hồ chứa Thượng Kon Tum và Đăk Đring, báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết, hiện nay, hồ Đăk Đring, dung tích toàn bộ: 248,51 triệu mét khối (m3), mực nước dâng bình thường là 410m. Thời gian mùa lũ (từ 1.9-15.12) mực nước cao nhất trước lũ là 405m; mực nước đón lũ thấp nhất là 400m. Mực nước hiện tại là 406,35m (lúc 7h00 ngày 24.8), cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 1,35m.

Hồ Đăk Đring cần thực hiện hạ dần mực nước về cao trình 405m trước ngày 1.9.2022 theo quy định tại quy trình vận liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc.

Hồ chứa Thượng Kon Tum có dung tích toàn bộ là 145,5 triệu m3; mực nước dâng bình thường là 1.160m. Thời gian mùa lũ (Từ 1.7–30.11): Mực nước cao nhất trước lũ là 1.157m; mực nước đón lũ thấp nhất là 1.156m. Mực nước hiện tại là 1.151,22m, thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ 5,78m. Hồ Thượng Kon Tum thực hiện tích nước đúng quy vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San.

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần đặc biệt lưu ý và đánh giá mức độ và đưa ra các phương án ứng phó khi động đất có độ lớn trên 5,5. Chấn động có thể ảnh hưởng nặng đến các công trình xây dựng hay không, cần rà soát toàn bộ các công trình trong khu vực 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, trong đó đặc biệt chú ý đến công trình nhà tạm có người dân ở, các công trình công cộng chưa được sửa chữa…

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xác định nguyên nhân ban đầu gây 12 trận động đất liên hoàn ở Kon Tum

AN AN - TÔ THẾ |

Cơ quan chức năng bước đầu nhận định 12 trận động đất liên tiếp ở khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa nước, thường xảy ra ở nơi nhiều hồ, đập.

Động đất ở Kon Tum: Chưa gây thiệt hại, nhưng không thể chủ quan

Vũ Long |

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho hay, các trận động đất đã xảy ra tại Kon Plong tuy chưa đến mức độ nguy hiểm, nhưng cần tăng cường nghiên cứu, khảo sát, lắp đặt thêm các trạm quan trắc để ứng phó.

Quảng Nam rà soát các công trình hồ đập, giao thông sau động đất ở Kon Tum

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 24.8 đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các công trình xây dựng, giao thông, hồ đập thủy điện, thủy lợi... sau hàng loạt vụ động đất ở Kon Tum, gây dư chấn mạnh đến địa phương này.

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Huỳnh Như trải lòng khi đón Tết phương xa

Thanh Vũ |

Huỳnh Như đã có những tâm sự với Báo Lao Động trong năm thứ 2 không được đón Tết cùng gia đình.

Huấn luyện viên Park Hang-seo khẳng định vị thế ở Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam từ nguồn cơn thất bại 0-3 cay đắng của đội U23 trước Thái Lan tại SEA Games 2017. Sau 5 năm dẫn dắt một đội bóng Đông Nam Á, tất cả đều phải thừa nhận rằng Việt Nam là số 1.

Biệt đội cứu hộ san hô dưới đáy biển

Hữu Long |

Khánh Hòa - Các thành viên trong nhóm lặn biển đến từ Nha Trang đã cùng nhau kêu gọi cộng đồng tham gia vào dự án ươm trồng, phát triển san hô, khôi phục hệ sinh thái biển.

Cẩn trọng khi đi qua đèo dốc nguy hiểm trên Quốc lộ 6 ngày cận Tết

Minh Chuyên |

Tuyến Quốc lộ 6 có nhiều đèo dốc nguy hiểm, cùng với đó, lượng phương tiện trong những ngày cận Tết tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất lớn.

Xác định nguyên nhân ban đầu gây 12 trận động đất liên hoàn ở Kon Tum

AN AN - TÔ THẾ |

Cơ quan chức năng bước đầu nhận định 12 trận động đất liên tiếp ở khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum là động đất kích thích gây ra do hồ chứa nước, thường xảy ra ở nơi nhiều hồ, đập.

Động đất ở Kon Tum: Chưa gây thiệt hại, nhưng không thể chủ quan

Vũ Long |

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho hay, các trận động đất đã xảy ra tại Kon Plong tuy chưa đến mức độ nguy hiểm, nhưng cần tăng cường nghiên cứu, khảo sát, lắp đặt thêm các trạm quan trắc để ứng phó.

Quảng Nam rà soát các công trình hồ đập, giao thông sau động đất ở Kon Tum

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 24.8 đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các công trình xây dựng, giao thông, hồ đập thủy điện, thủy lợi... sau hàng loạt vụ động đất ở Kon Tum, gây dư chấn mạnh đến địa phương này.