Hồi sinh những dự án nghìn tỉ tưởng rơi vào bế tắc

Đình TRƯỜNG |

Vào tháng 7.2019, 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương được chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC). Một “siêu” Ủy ban lập ra chỉ cách đó 1 năm thôi nhưng giữ trên mình trọng trách hồi sinh cho những dự án đã rơi vào bế tắc. Công việc ở vào thời điểm đó tưởng chừng như một nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng đến nay, sau khoảng 4 năm thực hiện, nhiệm vụ này đã dần dần có những tín hiệu tích cực.

Dấu hiệu từng bước phục hồi

Cụ thể, theo phía CMSC, trong 5 dự án, doanh nghiệp được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương giao Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sử dụng nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để chủ động, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và triển khai phương án xử lý có 1 dự án (Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1- Hải Phòng của Công ty cổ phần DAP - Vinachem) từ năm 2017 đến nay sản xuất ổn định, hằng năm có lãi và đã hết lỗ lũy kế từ tháng 1 năm nay.

1 dự án (Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ - PVN) có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, như: Duy trì vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí…

Trong 7 dự án, doanh nghiệp còn lại có 3 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã duy trì được sản xuất, kinh doanh; nỗ lực làm chủ công nghệ, từng bước nâng công suất chạy máy bình quân so với công suất thiết kế.

Mặc dù, đến ngày 30.6 vừa qua, còn lỗ lũy kế 13.394 tỉ đồng, song từ năm 2021 đến nay, do thị trường thuận lợi (giá phân bón cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây), nên kết quả sản xuất, kinh doanh của 3 dự án, doanh nghiệp có cải thiện hơn (năm 2021 giảm lỗ; 6 tháng đầu năm 2022 đã có lãi và trả được một phần nợ cho ngân hàng).

Đặc biệt, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (dự án TISCO2), một trong những dự án được coi là khó xử lý nhất trong 12 dự án đến nay đã có nhiều bước tiến mới. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, CMSC đã có nhiều văn bản chỉ đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) các vấn đề về phương án xử lý dự án. Bên cạnh đó, với nhận thức rằng việc giải quyết dứt điểm các tranh chấp/vướng mắc tại Hợp đồng EPC là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng phương án khôi phục nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Ủy ban đã chỉ đạo Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) và Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và trực tiếp tham gia đàm phán với Công ty Hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MCC) để thảo luận các phương án.

Hiện nay, phía CMSC đang chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục nội bộ của phía Việt Nam, đồng thời Ủy ban đã làm việc trực tiếp với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và có công hàm đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam báo cáo cấp có thẩm quyền phía Trung Quốc, hỗ trợ điều phối với các cơ quan chức năng của Trung Quốc trong việc tạo điều kiện cho MCC tổ chức đoàn sang Việt Nam.

"Có thể nói, việc một số dự án, doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định hơn trước, kinh doanh có lãi, bảo đảm duy trì việc làm, đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương" - theo phía CMSC đánh giá.

Tăng trách nhiệm của người đứng đầu 

Thời điểm nhận chuyển giao các dự án, theo ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch CMSC đã đề cập đến việc tăng trách nhiệm của người đứng đầu các Tập đoàn, Tổng công ty có dự án thua lỗ, kém hiệu quả.

Chính từ việc xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đã góp phần thổi "luồng gió" mới cho những dự án chậm tiến độ. Đến ngày hôm nay, nhiều dự án thực sự đã từng bước hồi sinh dưới "bàn tay" của CMSC.

Ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch CMSC cho biết thêm, các dự án nêu trên đã không còn vướng mắc về cơ chế chính sách. 5 dự án đã được đưa ra khỏi danh mục theo dõi của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. 7 dự án còn lại đang vướng mắc những vấn đề nổi cộm là xử lý hợp đồng EPC và xử lý chi phí tài chính do đầu tư tồn lại quá lớn. Những vướng mắc này sẽ được cơ quan chức năng và doanh nghiệp đồng hành cùng xử lý...

Trước đó, 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương được chỉ ra bao gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2- Lào Cai; Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên; Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất; Dự án nhà máy thép Việt Trung; Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.

Đình TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Phú Thọ chấm dứt dự án nghìn tỉ của Tập đoàn FLC

Tô Công |

UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái và thể thao Việt Trì.

Sau kết luận của UBKT Trung ương: Dự án nghìn tỉ khắc phục những sai phạm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi- Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Kiểm toán Nhà nước về dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, đến nay, tỉnh Quảng Ngãi cơ bản khắc phục tương đối tốt các sai phạm liên quan đến dự án.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Lào Cai: Dân lo sợ sống dưới chân cột điện cao thế của đại dự án nghìn tỉ

Mai Dương - Văn Đức |

Lào Cai - Cột điện cao thế 220Kv dù đang thi công nhưng gây sạt lở đất đá xuống khu dân cư khiến nhiều hộ dân tại xã Thống Nhất, TP.Lào Cai lo lắng.

Thanh Hóa: Công trình trăm tỉ, dự án nghìn tỉ bỏ hoang-ai chịu trách nhiệm?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tồn tại tình trạng nhiều công trình, dự án trăm tỉ, nghìn tỉ bỏ hoang sau nhiều năm triển khai. Thậm chí có những công trình đã được đầu tư xây dựng khang trang, với số tiền cả trăm tỉ đồng nhưng không được sử dụng như mục đích ban đầu.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Phú Thọ chấm dứt dự án nghìn tỉ của Tập đoàn FLC

Tô Công |

UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái và thể thao Việt Trì.

Sau kết luận của UBKT Trung ương: Dự án nghìn tỉ khắc phục những sai phạm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi- Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Kiểm toán Nhà nước về dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, đến nay, tỉnh Quảng Ngãi cơ bản khắc phục tương đối tốt các sai phạm liên quan đến dự án.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Lào Cai: Dân lo sợ sống dưới chân cột điện cao thế của đại dự án nghìn tỉ

Mai Dương - Văn Đức |

Lào Cai - Cột điện cao thế 220Kv dù đang thi công nhưng gây sạt lở đất đá xuống khu dân cư khiến nhiều hộ dân tại xã Thống Nhất, TP.Lào Cai lo lắng.

Thanh Hóa: Công trình trăm tỉ, dự án nghìn tỉ bỏ hoang-ai chịu trách nhiệm?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tồn tại tình trạng nhiều công trình, dự án trăm tỉ, nghìn tỉ bỏ hoang sau nhiều năm triển khai. Thậm chí có những công trình đã được đầu tư xây dựng khang trang, với số tiền cả trăm tỉ đồng nhưng không được sử dụng như mục đích ban đầu.