Hoằng Phúc Cổ Tự - hướng thiện và hòa hợp

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình - Được xem là một trong những đại danh lam cổ nhất trên đất Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy) chính là nơi để các tăng ni nuôi dưỡng đạo hạnh, truyền giảng phật pháp, hướng thiện và giúp đời; cũng là nơi để người dân hướng phật, tu tâm dưỡng tính.

Đại danh lam cổ

Theo sử sách ghi lại, chùa Hoằng Phúc xưa kia có tên là chùa Kính Thiên, tục danh còn gọi là chùa Trạm, thuộc phường Thuận Trạch mà nay là xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy).

Chùa Hoằng Phúc vốn bắt nguồn từ am thờ Phật mang tên Tri Kiến Am, bởi Am này nằm trong địa phận Tri Kiến. Theo sử cũ ghi chép, tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du đã ghé qua Am Tri Kiến nghỉ chân, sau đó đổi tên thành Am này thành Am Kính Thiên.

Cổng tam quan nội của chùa Hoằng Phúc. Ảnh: H.L
Cổng tam quan nội của chùa Hoằng Phúc. Ảnh: H.L

Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên, sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên.

Chiếc cổng cũ vẫn còn được lưu giữ trong khuôn viên chùa. Ảnh: H.L
Chiếc cổng cũ vẫn còn được lưu giữ trong khuôn viên chùa. Ảnh: H.L

Tiếp đó, Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, bèn cho cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua Minh Mạng có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn)… nhân dân địa phương thường gọi là Chùa Quan.

Đền thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Hoằng Phúc. Ảnh: H.L
Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Hoằng Phúc. Ảnh: H.L

Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh, chùa bị tàn phá nghiêm trọng. Sau đó, ngôi chùa này đã được phục dựng, tôn tạo theo hướng giữ nguyên trạng chùa cũ (lối chùa cổ thời nhà Trần) gồm: Tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa và chính thức khánh hạ vào năm 2016.

Cận cảnh tòa tháp Phật 9 tầng tại chùa Hoằng Phúc. Ảnh: H.L
Cận cảnh tòa tháp Phật 9 tầng tại chùa Hoằng Phúc. Ảnh: H.L

Trải qua chiều dài lịch sử, chùa Hoằng Phúc luôn gắn liền với người dân, bởi vậy, sau khi được khánh hạ, từ đó đến nay, người dân luôn kính trọng, tôn thờ ngôi chùa. Phía các chư tăng của chùa Hoằng Phúc cũng hết mình giúp đỡ người dân, giúp sức cho chính quyền.

Gian thờ ở trong tòa Tam quan nội. Ảnh: H.L
Gian thờ ở trong tòa Tam quan nội. Ảnh: H.L

Bình yên và hướng thiện

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Mai Ngọc Văn (73 tuổi, người dân sống gần chùa Hoằng Phúc) cho biết, “bình thường mọi năm tôi đều đi lễ tại chùa Hoằng Phúc, nhưng hai năm nay do dịch bệnh COVID-19 nên hầu như không tham gia các hoạt động của chùa được. Nhưng mình vẫn luôn một lòng hướng phật, hướng thiện, từ ngày chùa được khánh hạ, khu vực quanh chùa bình yên lắm, cảm giác như trong con người mình luôn luôn thanh tịnh”.

Tòa Tam bảo nằm sau Tam quan nội. Ảnh: H.L
Tòa Tam bảo nằm sau Tam quan nội. Ảnh: H.L

Nhiều người dân nơi đây cho biết, trước kia khu vực này là khu vực có rất nhiều tệ nạn, nhưng từ ngày chùa Hoằng Phúc hoạt động, truyền đạo phật, pháp lý đã ảnh hưởng rất tích cực tới người dân tại đây.

Chư tăng chùa Hoằng Phúc ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch COVID huyện Lệ Thủy. Ảnh: Hoàng Phúc Cổ Tự.
Chư tăng chùa Hoằng Phúc ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch COVID -19 huyện Lệ Thủy. Ảnh: Hoàng Phúc Cổ Tự.

“Nghe tiếng chuông chùa, tiếng mõ, rồi gặp gỡ, nghe những lời dạy luân lý của các thầy làm cho bản thân mình như được giác ngộ, được thức tỉnh” - ông Ngọc chia sẻ thêm.

Các lớp học, các khóa tu tại chùa Hoằng Phúc giúp đỡ người dân tại đây rất nhiều trong việc thức tỉnh, hướng thiện. Đặc biệt là các khóa tu dành cho thanh thiếu niên đã giúp cho nhiều người thay đổi và dần dần tốt hơn. Nhờ đó mà khu vực xung quanh chùa cũng trở nên an ninh và trật tự hơn.

Nhiều người dân cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi nhiều hoạt động lớn của chùa bị hủy bỏ vì tình hình dịch bệnh COVID-19 trong vòng 2 năm qua.

Chư tăng chùa Hoằng Phúc tặng quà cho các em học sinh trong chương trình vui tết trung thu, tiếp sức tới trường. Ảnh: Hoàng Phúc Cổ Tự
Chư tăng chùa Hoằng Phúc tặng quà cho các em học sinh trong chương trình vui tết trung thu, tiếp sức tới trường. Ảnh: Hoàng Phúc Cổ Tự

Chú trọng trong công tác từ thiện, chư tăng chùa Hoằng Phúc đã tổ chức nhiều chương trình nhằm giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tháng 9 vừa qua, các chư tăng tại chùa Hoằng Phúc đã cùng với đoàn xã Mỹ Thủy tổ chức chương trình “vui tết Trung thu, tiếp sức đến trường” nhằm giúp đỡ các em học sinh nghèo trên địa bàn xã.

Các Phật tử trẻ tham gia làm sạch bờ biển Ngư Thủy Bắc. Ảnh: Hoàng Phúc Cổ Tự
Các Phật tử trẻ tham gia làm sạch bờ biển Ngư Thủy Bắc. Ảnh: Hoàng Phúc Cổ Tự

Hay trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Hoà thượng Thích Tánh Nhiếp - Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình, chư tăng chùa Hoằng Phúc đã ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch COVID-19 số tiền 10 triệu đồng.

Đại Đức Thích Khải Đạo – Giám tự chùa Hoằng Phúc cho biết, Phật giáo nói chung và chùa Hoằng Phúc nói riêng luôn đồng hành cùng người dân cũng như chính quyền địa phương.

“Trong những năm qua, chùa Hoằng Phúc đã có rất nhiều hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ người dân, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Trong 5 năm hoạt động kể từ khi khánh hạ, chi phí mà chùa tự hoạt động cũng như kêu gọi lên tới khoảng 5 tỉ đồng, đặc biệt là trong trận lũ năm ngoái” - Đại đức Thích Khải Đạo chia sẻ.

Không chỉ hoạt động tích cực trong công tác thiện nguyện, chùa Hoằng Phúc còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ích cho xã hội, hướng người dân tới sự hòa hợp với thiên nhiên như hoạt động "phật tử trẻ chung tay làm sạch bờ biển”.

Đại Đức Thích Khải Đạo cho biết, sắp tới là Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Hoằng Phúc sẽ không tổ chức lễ tập trung, mà thay vào đó sẽ tổ chức theo hình thức trực tuyến vì tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, luôn tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Yêu thương, hướng thiện và yêu rừng

Thanh Hải |

Câu chuyện này có thể hơi buồn dịp đầu xuân. Nhưng nói về tình yêu thương, về màu xanh thì lại hợp với mùa xuân - mùa khởi đầu của sự sống.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Yêu thương, hướng thiện và yêu rừng

Thanh Hải |

Câu chuyện này có thể hơi buồn dịp đầu xuân. Nhưng nói về tình yêu thương, về màu xanh thì lại hợp với mùa xuân - mùa khởi đầu của sự sống.