Hành trình xóa bỏ những hủ tục lạc hậu nơi vùng cao biên giới

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Khi những hủ tục dần được xoá bỏ cũng là lúc ánh sáng của sự văn minh hiện hữu trên từng nóc nhà nơi vùng cao biên giới, quan trọng hơn cả là tư duy mới đã giúp đồng bào có cuộc sống ấm no hơn.

Chị Sùng Thị Lía, thôn Khai Hoang (xã Xín Cái, Mèo Vạc) cho biết, trước đây tang ma, người chết không đưa vào áo quan, giết mổ nhiều gia súc, nghi lễ cúng bái từ năm đến bảy ngày, gây lãng phí tiền bạc, mất vệ sinh môi trường.

Nhưng đó đã là chuyện của ngày trước, nhìn về chuồng nuôi gia súc mới xây cách xa nhà, chị Lía phấn khởi: "Bây giờ đa số người dân có suy nghĩ khác rồi, gia súc gia cầm không nuôi dưới gầm nhà nữa, không bị hôi rồi phòng tránh được dịch bệnh. Việc tang ma, cưới hỏi cũng gọn nhẹ rồi".

Ông Ly Xìa Sính - Trưởng thôn Khai Hoang cho biết, bà con đã có nhận thức mới, nhiều hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu được xoá bỏ. Nếp sống văn minh đã được đưa vào quy ước của thôn, ai cũng thực hiện nghiêm túc.

"Những việc tang, việc cưới trước kia là gánh nặng của mỗi gia đình vì ăn uống linh đình cả tháng trời nhưng nay đổi mới, chỉ làm ngắn gọn, ít tốn kém rồi. Trẻ con, người già ốm là bến trạm y tế khám bệnh chứ không cúng nữa đâu" - ông Sính nói.
Chuồng trại chăn nuôi được di chuyển ra xa, nhiều gia đình đồng bào dân tộc còn làm homestay kiếm thêm thu nhập.
Chuồng trại chăn nuôi được di chuyển ra xa, nhiều gia đình đồng bào dân tộc còn làm homestay kiếm thêm thu nhập.

Vừa lo việc tang cho bố xong, Thào Mí Vàng ở xã Phiêng Luông (huyện Bắc Mê) đã bắt tay ngay vào công việc nuôi cá lồng ở trên hồ. Việc làm tang ngắn gọn chỉ trong hơn 1 ngày đã giúp gia đình vừa tiết kiệm được tiền bạc, lại có thời gian để làm việc khác.

Thào Mí Vàng tâm sự: "Đám tang được tổ chức gọn nhẹ, với đầy đủ các nghi thức truyền thống, dưới sự chứng kiến của người dân trong bản; được diễn ra trong 1,5 ngày. Việc ăn uống, mổ trâu mổ bò cũng hạn chế, con cái không phải đi vay mượn để làm đám".

Ông Đoàn Văn Dũng - Bí thư xã Phiêng Luông cho biết, việc vận động đội ngũ những người có uy tín trong thôn bản, người đứng đầu các dòng họ, các thầy cúng tham gia nói để dân hiểu, xoá bỏ hủ tục là rất quan trọng.

"Nhà nào có việc tang, việc cưới là cán bộ cơ sở phải nắm được từ đó nhanh chóng có mặt để thăm hỏi gia đình, động viên bàn và thống nhất với gia đình về các nội dung cụ thể để thực hiện, không theo các hủ tục nữa" - ông Dũng chia sẻ.

Tuy vậy, ông Dũng cũng thừa nhận, để loại bỏ hoàn toàn hủ tục ra khỏi đời sống của đồng bào là không dễ. Vẫn còn một bộ phận người dân chưa hiểu, muốn giữ những phong tục cũ. Nhiều khi chính những người trưởng họ cũng chưa hiểu hết lợi ích của việc xoá hủ tục.

Để xoá bỏ hủ tục, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã có Nghị quyết 27, Ban thường vụ tỉnh ra chỉ thị 09. Nhưng khi những tập quán lạc hậu ăn sâu vào gốc rễ trong đời sống thường ngày để xoá bỏ trong ngắn hạn là điều không dễ.
Các buổi tuyên truyền lưu động được tổ chức tới thôn bản để đồng bào hiểu và dần xoá bỏ hủ tục.
Các buổi tuyên truyền lưu động được tổ chức tới thôn bản để đồng bào hiểu và dần xoá bỏ hủ tục.

Ở một số nơi vẫn tồn tại một số hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số có nơi bị lợi dụng biến tướng (như tục kéo vợ của dân tộc Mông) đã gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

Theo ông Đặng Quốc Khánh - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tồn tại lâu đời là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện, không nóng vội, ép buộc, lấy tuyên truyền, vận động làm chính, hướng tới thay đổi tư duy, nhận thức bà con để đạt hiệu quả lâu dài và bền vững.

"Công tác tuyên truyền cần linh hoạt, dễ hiểu, phù hợp với từng dân tộc, từng đối tượng nhằm giúp đồng bào hiểu rõ những tác hại của các hủ tục lạc hậu. Hướng người dân tham gia những hoạt động văn hóa lành mạnh. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải đi đầu và vận động người thân thực hiện trước" - ông Khánh cho hay.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Giữ gìn phong tục, tập quán, lễ nghĩa qua Nếp cũ - Hội hè đình đám

Hương Lê |

Nếp cũ - Hội hè đình đám” là cuốn sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta.

Phong tục chiều cuối năm của người Tày Bình Liêu

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Bình Liêu, Quảng Ninh là huyện miền núi, biên giới có trên 96 % là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ,… Trong đó, dân tộc Tày chiếm trên 50%. Với đồng bào Tày Bình Liêu, chiều cuối năm cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm để tiễn năm cũ qua đi và chào đón một năm mới về với bao niềm hi vọng về một mùa Xuân mới.

Học sinh vùng cao thiết kế website tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu

HOÀI ANH |

Hai học sinh lớp 10 tại Hà Giang đã cùng nhau lên ý tưởng thiết kế website tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Giữ gìn phong tục, tập quán, lễ nghĩa qua Nếp cũ - Hội hè đình đám

Hương Lê |

Nếp cũ - Hội hè đình đám” là cuốn sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta.

Phong tục chiều cuối năm của người Tày Bình Liêu

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Bình Liêu, Quảng Ninh là huyện miền núi, biên giới có trên 96 % là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ,… Trong đó, dân tộc Tày chiếm trên 50%. Với đồng bào Tày Bình Liêu, chiều cuối năm cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm để tiễn năm cũ qua đi và chào đón một năm mới về với bao niềm hi vọng về một mùa Xuân mới.

Học sinh vùng cao thiết kế website tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu

HOÀI ANH |

Hai học sinh lớp 10 tại Hà Giang đã cùng nhau lên ý tưởng thiết kế website tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu.