Củi hứa hôn, nợ miệng… nhiều hủ tục ở Kon Tum cần xóa bỏ

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 3.7, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, vừa ban hành danh mục các hủ tục, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn không còn phù hợp, cần từng bước xóa bỏ dần.

Kon Tum có tổng dân số hơn 500.000 người, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Ba Na, Xơ Đăng, Ê đê, Jrai… Nhiều hủ tục, phong tục lạc hậu còn lưu truyền đến hiện tại, đã gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, cần phải được xóa bỏ.

Theo đó, người miền núi thường có tục kiêng cữ cái chết xấu. Đây là hình thức mê tín dị đoan, trái với các quy định về đời sống văn hóa, không có tính nhân văn, thiếu tinh thần đoàn kết, tương trợ ở thôn làng. Chính quyền địa phương cần phải đưa hủ tục này vào điều cấm trong hương ước, quy ước của làng.

Cúng ốm đau và khấn cầu thần linh, đây cũng là hủ tục mang nặng tính chất mê tín dị đoan, trái với các quy định ngành y tế về bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tỉnh Kon Tum yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn hủ tục cúng khi có người ốm đau, đưa hủ tục này vào điều cấm trong hương ước, quy ước của làng.

Đối với việc cúng tạ ơn thần linh, cần duy trì vì đây là khởi nguồn của lễ Hội ăn Trâu đậm bản sắc văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, cần chú trọng nếp sống văn minh và vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí.

Hủ tục thuốc thư mang nặng tính chất mê tín dị đoan, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, tạo sự nghi ngờ lẫn nhau, vô cớ xâm phạm thân thể, tinh thần thậm chí tính mạng nạn nhân bị nghi có thuốc thư.

Các thôn xã, ngành chức năng liên quan phải có biện pháp xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này. Có quy định cấm “hành nghề” thư ếm, chế tài xử phạt đối với các hoạt động thư ếm của những người tự xưng là thầy thư ếm trong cộng đồng.

Nợ miệng, hủ tục gây ra hiện tượng ăn uống tại tang gia, làm mất ý nghĩa về mặt đạo đức, nhân văn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhiều người từ việc uống rượu kéo dài. Theo chính quyền địa phương, việc phúng điếu bằng gia súc để nhà có tang giết thịt làm cỗ và việc biếu thịt mang về không tượng trưng cho ý nghĩa nhân văn nào, chỉ gây ra cảnh nợ miệng kéo dài.

Cần vận động bà con có mặt, đến chia sẻ đau buồn mất mát bằng tinh thần giúp nhau bằng công cán, một ít tiền có tính tượng trưng.

Phong tục củi hứa hôn cũng có từ lâu trong đời sống của người dân miền núi Kon Tum. Sự cố gắng đạt được số lượng củi lớn làm mất nhiều thời gian, sự lo nghĩ, tính toán, sức khỏe không những của riêng cô gái và cả người thân.

Việc lựa chọn chủng loại gỗ dẻ vốn là gỗ nhóm 2 hiếm gặp. Việc khai thác số lượng lớn, phí phạm tài nguyên. Cần tuyên truyền, vận động người dân hạn chế số lượng bó củi, tận dụng cây gỗ do gia đình trồng (cây bời lời…). Số lượng củi theo truyền thống được quy ước khoảng 20 bó trở xuống.

Chính quyền địa phương, Ủy Ban MTTQVN tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch… cùng phối hợp hoạt động tuyên truyền, vận động người dân từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Vụ thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo bồi thường, khắc phục hậu quả

THANH TUẤN |

Ngày 31.5, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sau khi có việc “đổ lỗi” qua lại giữa các công ty thủy điện khi bồi thường thiệt hại cho người dân, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xử lý để có các báo cáo giải quyết cụ thể.

Lương thấp, bị áp lực, hàng loạt bảo vệ rừng ở Kon Tum nghỉ việc

THANH TUẤN |

Kon Tum - Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, tỉnh Kon Tum có trách nhiệm coi giữ, bảo vệ hàng trăm héc ta rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt, áp lực công việc và nhất là thu nhập không đảm bảo cuộc sống nên đã nghỉ việc.

Đang khắc phục các vi phạm tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Không chỉ góp phần làm gia tăng các trận động đất kích thích, thủy điện Thượng Kon Tum còn có hàng loạt vi phạm liên quan đến tài nguyên, môi trường và bảo vệ rừng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Vụ thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo bồi thường, khắc phục hậu quả

THANH TUẤN |

Ngày 31.5, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sau khi có việc “đổ lỗi” qua lại giữa các công ty thủy điện khi bồi thường thiệt hại cho người dân, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xử lý để có các báo cáo giải quyết cụ thể.

Lương thấp, bị áp lực, hàng loạt bảo vệ rừng ở Kon Tum nghỉ việc

THANH TUẤN |

Kon Tum - Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, tỉnh Kon Tum có trách nhiệm coi giữ, bảo vệ hàng trăm héc ta rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt, áp lực công việc và nhất là thu nhập không đảm bảo cuộc sống nên đã nghỉ việc.

Đang khắc phục các vi phạm tại dự án thủy điện Thượng Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Không chỉ góp phần làm gia tăng các trận động đất kích thích, thủy điện Thượng Kon Tum còn có hàng loạt vi phạm liên quan đến tài nguyên, môi trường và bảo vệ rừng.