Hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan ở Đắk Lắk dịp cuối năm

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk liên tục phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn vì bán hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu nổi tiếng, mua trôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội để bán cho người dân.

Ngày 5.2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk thông tin, trong tháng 1.2024, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đã đồng loạt ra quân kiểm tra nhiều cơ sở trên toàn địa bàn, qua đó xử lý 74 vụ vi phạm quy định của pháp luật, với tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 600 triệu đồng. Đa phần trong số đó là các vụ vi phạm của các cơ sở kinh doanh về bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu nổi tiếng...

Lúc cận Tết Nguyên đán là thời điểm "vàng" để hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường, các cơ sở kinh doanh, gian thương giả mạo thương hiệu nổi tiếng, đánh lừa, móc túi người tiêu dùng.

Đơn cử, ngày 22.11, Tổ công tác Thương mại điện tử phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột.

Tại thời điểm làm việc, Đoàn kiểm tra phát hiện bà Đ.T.H đang bày bán 90 sản phẩm mỹ phẩm bao gồm son môi, nước hoa các loại… trên nhãn hàng hóa không thể hiện nội dung về nguồn gốc, xuất xứ. Chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ hoá đơn hoặc chứng từ nào chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.

Bà Đ.T.H khai nhận mua hàng hóa trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời thông qua mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cho hay, thời điểm giáp Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh các mặt hàng quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm... trên địa bàn. Bởi lẽ, đây là những mặt hàng có nhu cầu mua sắm cao của người dân và rất dễ bị làm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các chủ kinh doanh thường dùng nhiều cách thức tinh vi để qua mắt lực lượng chức năng nhằm "móc túi" người tiêu dùng. Lực lượng quản lý thị trường phải rất vất vả để xử lý, đảm bảo an toàn về sức khỏe, quyền lợi của người dân.

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm tình hình buôn lậu mặt hàng vàng có diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng, của tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng vàng.

Đơn vị đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát thị trường đối với mặt hàng này. Đặc biệt tập trung các nhóm hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ, trục lợi, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết… bảo đảm thị trường vàng trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, minh bạch, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk thông tin thêm.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ngăn chặn hàng lậu, hàng giả dịp cận Tết

THU GIANG |

Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán 2024 sắp tới, UBND TP Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh hàng lậu, hàng giả, mặt hàng kém chất lượng... khi sức mua của người dân tăng cao.

Cửa hàng quần áo ở Hải Dương lần thứ hai bị xử phạt vì bán hàng giả

Hoàng Khôi |

Sáng 12.1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương thông tin, một hộ kinh doanh quần áo trên địa bàn tỉnh vừa bị xử phạt gần 30 triệu đồng vì tiếp tục kinh doanh hàng giả.

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái lộng hành dịp cận Tết

THU GIANG |

Trong giai đoạn cao điểm cận Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng TP Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, xử lý và bắt giữ hàng loạt vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên sàn thương mại điện tử, hàng hóa trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Diện mạo cung điện trong Đại nội Huế sau cuộc trùng tu gần 124 tỉ đồng

Phúc Đạt |

HUẾ - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí các điểm di tích phục vụ khách du lịch dịp Tết, trong đó có điện Kiến Trung - nơi vừa được đầu tư hơn 124 tỉ đồng để trùng tu.

Tinh vi dịch vụ làm giả biên lai chuyển khoản dịp cận Tết

Thu Giang |

Trên mạng xã hội Facebook gần đây liên tục xuất hiện hàng loạt các hội nhóm nhận làm dịch vụ biên lai chuyển khoản giả với mức phí chỉ từ 30.000-40.000 đồng/biên lai theo yêu cầu của khách hàng.

Cục Cảnh sát hình sự triệt phá đường dây mua bán thận liên tỉnh

Việt Dũng |

Từ Công Nguyên và đồng bọn từng phải đi bán thận của mình nên nắm rõ "quy trình", đã cùng nhau lập đường dây mua bán bộ phận này, hưởng lợi mỗi lần hàng trăm triệu đồng.

Quảng Bình có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

LÊ PHI LONG |

Ông Phan Phong Phú - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình vừa được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cửa hàng thời trang ở Cần Thơ vắng khách nhưng không ế?

VÂN HI |

Cần Thơ - Nắm bắt tâm lí người tiêu dùng thích sự tiện lợi, nhanh chóng, một số cửa hàng thời trang chuyển sang kinh doanh thời trang online dịp Tết. Theo đó, trái với sự vắng vẻ tại cửa hàng là những đơn hàng được chốt liên tục từ người tiêu dùng.

Hà Nội ngăn chặn hàng lậu, hàng giả dịp cận Tết

THU GIANG |

Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán 2024 sắp tới, UBND TP Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh hàng lậu, hàng giả, mặt hàng kém chất lượng... khi sức mua của người dân tăng cao.

Cửa hàng quần áo ở Hải Dương lần thứ hai bị xử phạt vì bán hàng giả

Hoàng Khôi |

Sáng 12.1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương thông tin, một hộ kinh doanh quần áo trên địa bàn tỉnh vừa bị xử phạt gần 30 triệu đồng vì tiếp tục kinh doanh hàng giả.

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái lộng hành dịp cận Tết

THU GIANG |

Trong giai đoạn cao điểm cận Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng TP Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, xử lý và bắt giữ hàng loạt vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên sàn thương mại điện tử, hàng hóa trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi.