Hà Nội: Quy định dừng bán hàng ăn uống tại chỗ ở vùng cam liệu còn phù hợp?

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo chuyên gia, thành phố nên thay đổi cách phòng chống dịch, cần tạo điều kiện cho người dân kinh doanh. Nếu kéo dài việc cấm các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống bán hàng tại chỗ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống dân sinh.

Cửa hàng nhiều gánh nặng, bán hàng trong bất an

Những ngày này, nhiều hộ kinh doanh ở Hà Nội lại bán hàng trong tâm thế bất an. Bởi cứ mỗi thứ 6 hàng tuần, họ lại nhấp nhổm, theo dõi, sắp xếp cửa hàng để chờ cấp độ dịch và tính toán phương án kinh doanh.

Quận Đống Đa hiện đang là vùng vàng, do vậy cửa hàng và quán ăn tại những phường cấp độ 2 trong phòng chống dịch được phục vụ tại chỗ. Bà Nguyễn Thị Lâm – chủ quán cà phê số 17 Huỳnh Thúc Kháng chia sẻ, việc kinh doanh từ đầu năm nay bị ngắt quãng rất nhiều. Bởi cứ khi đổi màu, thực phẩm đã mua trong nhà phải bán rẻ, việc kinh doanh đình trệ lại.

Theo bà Lâm, không chỉ liên tục phải đóng – mở, việc kinh doanh thuê mặt bằng vẫn đắt đỏ và khó khăn trong việc quản lý nhân viên. Bởi khi phải đóng cửa, nếu cho nhân viên về thì sau khi được mở không có người làm, người lao động về quê không gọi được ra. Còn nếu giữ và trả đủ cho nhân viên thì cửa hàng sẽ chịu lỗ nặng.

"Việc đưa ra thời gian đóng cửa trước 21h cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bởi thời gian mở cửa kinh doanh quá ngắn, chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu của thực khách", bà Lâm kiến nghị.

Cửa hàng chị Lâm phập phồng chờ cấp độ dịch.
Cửa hàng bà Lâm phập phồng chờ cấp độ dịch.

Tại quận Cầu Giấy, chị Nguyễn Thị Hiền cũng phấp phỏng chờ đợi địa bàn chuyển vàng để tiếp tục kinh doanh. Theo chị, việc đóng mở liên tục như vậy không khác gì “bắt cóc bỏ đĩa”. Bởi chỉ cùng trên một tuyến phố, nhưng khác quận nên một bên hàng quán vẫn bán bình thường, bên còn lại phải đóng.

Chị Hiền cho rằng, việc đóng cửa hàng quán tại những địa phương cấp độ 3 về dịch không còn phù hợp như giai đoạn trước. Nếu khách hàng có ý thức tuân thủ 5K, chủ quán đảm bảo an toàn trong từng quán thì dịch bệnh chẳng thể lây lan. Ngược lại nếu để dân từ quận này kéo sang quận khác ăn uống, việc đi lại giao thương nhiều thì dịch lại càng lây lan.

“Nỗi lo thường trực về tiền thuê nhà, nhân viên và nguyên liệu đã trở thành gánh nặng của các cửa hàng kinh doanh ở vùng cam như chúng tôi. Trong khi chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán khiến chúng tôi rất lo lắng. Thành phố cần cân nhắc và xem xét các biện pháp hạn chế thực sự có hiệu quả, nâng cao thói quen phòng ngừa của người dân thay vì tạo thêm khó dễ” – chị Hiền nói.

Đóng cửa hàng quán không còn phù hợp

Từ góc độ chuyên gia, bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, các biện pháp đóng cửa hàng ăn uống, đóng cửa trường học kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các vấn đề xã hội. Ông Phúc cho rằng, thành phố cần nghiên cứu và thay đổi lại các hình thức chống dịch theo yếu tố nguy cơ.

Còn những hình thức cũ như này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi kinh doanh mà còn kéo theo hệ lụy cho người lao động và toàn ngành kinh tế. Người dân cần phải kiếm sống, cần phải kinh doanh và nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu. Chưa kể, việc cấm bán tại chỗ còn cản trở việc thu hút thực khách quốc tế, trong bối cảnh phục hồi du lịch.

Chuyên gia kiến nghị Hà Nội nên xem xét cho phép hàng quán mở bán trở lại ở những vùng cam.
Chuyên gia kiến nghị Hà Nội nên xem xét cho phép hàng quán mở bán trở lại ở những vùng cam.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, trong bối cảnh hiện nay phải để các hộ kinh doanh mở cửa hoạt động, không thể đóng cửa mãi được.

Theo vị chuyên gia y tế, yếu tố quyết định và quan trọng trong phòng chống dịch hiện nay là tính chủ động của các phường, xã và ý thức của người dân. Trong khi đó, địa giới hành chính hiện nay không tác dụng gì. Bởi chỉ cách nhau vài bước chân ở quận, huyện này hàng quán hoạt động sôi động bên kia vùng cam hàng quán sẽ phải dừng phục vụ tại chỗ.

Ông cho rằng các địa phương phải có năng lực kiềm chế số ca mắc mới, hỗ trợ và theo dõi người dân cách ly điều trị ở nhà. Từ đó kịp thời phát hiện những ca có dấu hiệu chuyển nặng để có các biện pháp y tế phù hợp.

“Điều quan trọng nhất cần làm đó là các hàng quán được phép mở cửa nhưng phải đảm bảo điều kiện an toàn, đặc biệt việc đeo khẩu trang, giãn cách”  - ông Nhung nói.

Đáng chú ý, mới đây tập thể những nhà sáng lập và chủ sở hữu các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống (F&B) đã có kiến nghị gửi lãnh đạo TP.Hà Nội cho phép hàng quán ở Hà Nội bán tại chỗ. Các doanh nghiệp cho biết ngay khi ngành F&B đang dần hồi phục thì lại "lảo đảo đứng không vững" vì liên tiếp các quận, huyện ở TP Hà Nội cấm bán hàng tại chỗ.

Theo các chủ doanh nghiệp, việc hạn chế bán hàng tại chỗ khi dịch mới ở cấp độ 3 là chưa đúng với Nghị quyết 128. Họ kiến nghị UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ theo Nghị quyết này.

Trong khi đó, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng cho rằng, các biện pháp hạn chế như chỉ bán hàng mang về, không ăn uống tại chỗ, hạn chế tụ tập đông người… sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm, dù vẫn có tình trạng người từ vùng này sang vùng khác sử dụng dịch vụ.

Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, quan trọng nhất hiện nay mọi người phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay để đảm bảo an toàn.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tổ chức 78 điểm chợ hoa xuân đảm bảo an toàn, vui tươi, tiết kiệm

Vũ Long |

UBND TP.Hà Nội ban hành Kế hoạch số 11/KH-UB về việc tổ chức chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn TP.Hà Nội.

Quán "vùng vàng" trong quận "vùng cam" ở Hà Nội

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thương hiệu Lâm Cafe có 2 cửa hàng cùng nằm trên tuyến đường Nguyễn Hữu Huân (Hoàn Kiếm), chỉ cách nhau 100 mét nhưng lại thuộc 2 phường khác nhau cũng rơi vào cảnh "nơi tấp nập, chỗ đìu hiu".

Hà Nội ứng phó thế nào khi số ca F0 chuyển nặng tăng?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có hơn 48.000 trường hợp F0 đang được điều trị, cách ly. Tuy nhiên, kéo theo đó, số bệnh nhân nặng và tử vong ở Hà Nội có dấu hiệu tăng cao trong những ngày qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội tổ chức 78 điểm chợ hoa xuân đảm bảo an toàn, vui tươi, tiết kiệm

Vũ Long |

UBND TP.Hà Nội ban hành Kế hoạch số 11/KH-UB về việc tổ chức chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn TP.Hà Nội.

Quán "vùng vàng" trong quận "vùng cam" ở Hà Nội

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thương hiệu Lâm Cafe có 2 cửa hàng cùng nằm trên tuyến đường Nguyễn Hữu Huân (Hoàn Kiếm), chỉ cách nhau 100 mét nhưng lại thuộc 2 phường khác nhau cũng rơi vào cảnh "nơi tấp nập, chỗ đìu hiu".

Hà Nội ứng phó thế nào khi số ca F0 chuyển nặng tăng?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có hơn 48.000 trường hợp F0 đang được điều trị, cách ly. Tuy nhiên, kéo theo đó, số bệnh nhân nặng và tử vong ở Hà Nội có dấu hiệu tăng cao trong những ngày qua.