Hà Nội ứng phó thế nào khi số ca F0 chuyển nặng tăng?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có hơn 48.000 trường hợp F0 đang được điều trị, cách ly. Tuy nhiên, kéo theo đó, số bệnh nhân nặng và tử vong ở Hà Nội có dấu hiệu tăng cao trong những ngày qua.

Hà Nội đang có 467 F0 nặng và nguy kịch

Ngày 11.1, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến hết ngày 10.1, toàn thành phố có 48.524 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly; trong đó có 38.685 người (chiếm gần 80%) đang điều trị tại nhà; số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung và tại bệnh viện. Riêng 4.408 F0 điều trị tại bệnh viện có 467 trường hợp nặng, nguy kịch (tăng 17 ca so với ngày trước đó).

Trong số 4.408 F0 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội có 1.896 người nhẹ và không triệu chứng; 2.045 người ở mức độ trung bình và 467 người ở mức độ nặng và nguy kịch (tăng 17 ca so với báo cáo ngày 9-1).

Trong số 467 người ở mức độ nặng và nguy kịch có 411 người thở oxy qua mặt nạ (mask), gọng kính; 14 người thở HFNC (thở ôxy dòng cao); 10 người thở máy không xâm lấn; 31 người thở máy xâm lấn; 1 người phải lọc máu.

Ngoài ra, tính đến ngày 10.1, tỷ lệ tử vong/ca mắc của Hà Nội là 0,4%. Trong đó, số ca tử vong trong ngày 10.1 là 10 trường hợp (giảm 7 trường hợp so với báo cáo ngày 9.1). Như vậy, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29.4 đến nay là 270 người.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên địa bàn, bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đã đề nghị các địa phương chú trọng tới việc phát hiện sớm F0 và quản lý bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.

Các địa phương cung ứng đủ thuốc và các điều kiện thiết yếu để theo dõi, đảm bảo sức khỏe cho F0, hạn chế tối đa tử vong. Chủ động cơ số test nhanh để phục vụ công tác phòng chống dịch. Đồng thời, nhanh chóng bao phủ vaccine mũi 3 cho nhân dân trên địa bàn để phòng bệnh…

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, để phòng, chống dịch COVID-19 cần tập trung 3 giải pháp chính, đó là tăng cường tiêm vaccine, cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

Số liệu ca nhiễm không còn là căn cứ để xác định nhiệm vụ chống dịch

Về vấn đề phân tầng điều trị, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, tình hình dịch COVID-19 hiện nay tại Hà Nội trở nên căng thẳng hơn, số lượng bệnh nhân F0 ngày càng nhiều. Đa số bệnh nhân đã được tiêm vaccine, tỷ lệ bệnh nhân nặng ít hơn. Tuy nhiên, khi số lượng F0 nhiều thì bệnh nhân nặng nhiều theo.

Theo ông Nga, để tránh nguy cơ như từng xảy ra ở TPHCM, Hà Nội phải duy trì tỷ lệ tử vong dưới ngưỡng 1-1,5%. Thủ đô cần xác định rõ mục tiêu chống dịch hiện tại. Thành phố cũng cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ điều trị. Tăng cường giáo dục truyền thông, giám sát ca bệnh.

Ngoài ra, Hà Nội cần căn cứ vào số liệu ca thở máy, tử vong thay vì số liệu ca nhiễm hàng ngày để xác định các nhiệm vụ phòng chống dịch. Số liệu ca nhiễm hàng ngày không còn là căn cứ quan trọng để xác định các nhiệm vụ chống dịch trong giai đoạn này.

Ngành y tế Hà Nội cần phân tích các ca tử vong thuộc đối tượng nào, đã tiêm vaccine hay chưa và phân tích nguyên nhân tử vong. Trong đó phải nêu rõ nguyên nhân tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong.

"Về giảm tử vong, mấu chốt là phân tầng đúng người bệnh để chuyển tuyến điều trị kịp thời" - ông Nga cho hay.

Do vậy, thành phố cần chú trọng công tác điều trị, phòng bệnh cho nhóm nguy cơ tử vong cao, như người già, người nhiều bệnh nền, người không đủ sức khoẻ, điều kiện để tiêm vaccine. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ phải tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chuyển tầng, phát hiện sớm F0 điều trị tại nhà diễn biến nặng để kịp thời điều trị.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội cho biết, 1 bệnh nhân nặng phải thở máy đòi hỏi số lượng người phục vụ nhiều hơn rất nhiều so với bệnh nhân nhẹ. Các bệnh nhân COVID-19 sau giai đoạn cấp đến giai đoạn hậu COVID-19, có những bệnh nhân nằm 1 tháng, thậm chí hơn 2 tháng khi ra viện vẫn phải thở oxy.

Theo ông Hải, do số bệnh nhân nặng tăng, khối lượng công việc của nhân viên y tế vô cùng nhiều không chỉ điều trị mà kiêm chăm sóc luôn cho bệnh nhân bởi các F0 vào viện điều trị đều không có sự hỗ trợ của người thân. Toàn bộ sinh hoạt, điều trị đều do nhân viên y tế phụ trách.

Cũng theo ông Hải, bệnh viện đã lên kế hoạch 1.500 nhân viên tham gia điều trị F0, từ Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tại Hà Nội và một số bệnh viện khu vực miền Bắc. Số lượng bác sĩ, học viên Đại học y Hà Nội khá đông, đơn vị này đã dự kiến huy động các đồng nghiệp đến hỗ trợ trong thời gian gần Tết nếu số lượng, nhu cầu bệnh nhân nặng nhiều hơn.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Gần 3.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, địa phương nào nhiều F0 nhất?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố có liên tiếp 4 ngày trên 2.700 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, trong đó nhiều địa phương đã vượt 6.000 ca F0.

F0 ở Hà Nội mòn mỏi chờ chứng nhận... mắc COVID-19!

Phạm Đông |

Trong những ngày gần đây, số ca mắc tại Hà Nội đều trên 2.500 ca/ngày, cao nhất cả nước. Ngày 6.1, lần đầu tiên Thủ đô ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt mốc 2.700 ca. Việc Hà Nội đang ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày, gây áp lực rất lớn với hệ thống y tế cơ sở phường, xã. Điều này cũng khiến nhiều người bệnh rơi vào trạng thái “dở khóc dở cười”, mòn mỏi đợi công nhận “F0 chính hiệu”.

Giá thuốc Molnupiravir bị đẩy lên “trên trời”: Hà Nội vào cuộc kiểm tra

Phạm Đông |

Hà Nội - Sở Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ sở bán lẻ thuốc, tập trung kiểm tra việc bán thuốc kháng virus Molnupiravir, Favipiravir... Trường hợp có dấu hiệu hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hà Nội: Gần 3.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, địa phương nào nhiều F0 nhất?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố có liên tiếp 4 ngày trên 2.700 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, trong đó nhiều địa phương đã vượt 6.000 ca F0.

F0 ở Hà Nội mòn mỏi chờ chứng nhận... mắc COVID-19!

Phạm Đông |

Trong những ngày gần đây, số ca mắc tại Hà Nội đều trên 2.500 ca/ngày, cao nhất cả nước. Ngày 6.1, lần đầu tiên Thủ đô ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt mốc 2.700 ca. Việc Hà Nội đang ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày, gây áp lực rất lớn với hệ thống y tế cơ sở phường, xã. Điều này cũng khiến nhiều người bệnh rơi vào trạng thái “dở khóc dở cười”, mòn mỏi đợi công nhận “F0 chính hiệu”.

Giá thuốc Molnupiravir bị đẩy lên “trên trời”: Hà Nội vào cuộc kiểm tra

Phạm Đông |

Hà Nội - Sở Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ sở bán lẻ thuốc, tập trung kiểm tra việc bán thuốc kháng virus Molnupiravir, Favipiravir... Trường hợp có dấu hiệu hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý.