Hà Nội gần 10 năm liên tục giành vỉa hè cho người đi bộ: Đâu vẫn hoàn đó

KHÁNH AN |

Suốt từ năm 2014 đến nay, Hà Nội nhiều lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè Hà Nội, thế nhưng đến hiện tại vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Năm 2014, toàn thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố (khi đó là ông Nguyễn Thế Thảo) về “Năm trật tự và văn minh đô thị”.

Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của chỉ thị là thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm lấn chiếm hè phố, lòng đường, đảm bảo trật tự, kỷ cương, mỹ quan đô thị.

Ngoài ra, cần kiên quyết dẹp bỏ họp chợ, kinh doanh buôn bán, để vật liệu xây dựng, rửa xe, trông, gửi xe ôtô, xe máy trên hè, đường không đúng quy định.

Tổng kết sau 1 năm thực hiện, chủ tịch UBND thành phố cho biết kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn, vẫn còn những tồn tại, khiếm khuyết trong việc triển khai kế hoạch này.

Trên cơ sở đó, năm 2015, thành phố tiếp tục thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị” với kỳ vọng sẽ tạo ra những kết quả thiết thực hơn. Chủ tịch UBND thành phố cũng nhấn mạnh cần loại bỏ tình trạng biến vỉa hè thành “tài sản riêng”.

Người đi bộ phải đi dưới lòng đường. Ảnh: Hữu Chánh
Người đi bộ phải đi dưới lòng đường. Ảnh: Hữu Chánh

Năm 2017, Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, bao gồm các hành vi vi phạm tại lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn khi tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra trên nhiều địa bàn của Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố (khi đó là ông Nguyễn Đức Chung) khiến dư luận “dậy sóng” với bài phát biểu: “Tôi thống kê, hơn 180 quán bia vỉa vè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau. Các đồng chí bí thư, chủ tịch quận, phường ngồi đây có dám cam đoan với tôi là các bãi giữ xe ở địa phương không có người nhà hay không có bãi giữ xe của ông bí thư, chủ tịch quận, phường không? Tôi xin nói với các đồng chí đều có cả. Nếu lần này các anh không làm, tôi sẽ chỉ đích danh bãi giữ xe nào của ông bí thư, chủ tịch quận, nơi nào của ông chủ tịch phường...”.

Sau khi chính quyền Hà Nội ra quân dẹp loạn vỉa hè, đã có những vi phạm được chấn chỉnh, xử phạt. Tuy nhiên, sự thông thoáng này không tồn tại được lâu, khi vào buổi tối, hàng quán và bãi đỗ xe lại bủa vây bít hết lối đi.

Năm 2018, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định chi tiết về việc sử dụng tạm thời hè phố đối với đường đô thị trên địa bàn Hà Nội.

Quy định nêu rõ, tại những khu vực để xe không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố; các phương tiện phải được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, đảm bảo người đi bộ đi lại thuận tiện, thông thoáng, không phải đi vòng tránh các vị trí đỗ xe đạp, xe máy.

Phần hè phố còn lại (không bao gồm phần hè đang bố trí cây xanh, cột điện, biển báo và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác) dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m.

Thế nhưng, việc diện tích vỉa hè các tuyến đường ở Hà Nội không đồng nhất, chỗ nhỏ, chỗ rộng khiến chủ trương này vô tình lại trở gánh nặng đối với người đi bộ.

 
Hàng quán bày la liệt bàn ghế trên vỉa hè. Ảnh: Hữu Chánh

Năm 2023, Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, các cơ quan chức năng thành phố sẽ kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, toàn diện về những nội dung trên trong phạm vi toàn địa bàn Thành phố; phát hiện, xử lý 100% hành vi vi phạm trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng để tạo tính răn đe.

Đồng thời kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm “giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”.

Người dân Thủ đô mong đợi việc lập lại trật tự đô thị không chỉ tiến hành trong các đợt cao điểm mà phải là công việc thường xuyên, liên tục để vỉa hè, lòng được thực hiện đúng chức năng phục vụ người đi bộ.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Nơi "nằm ngoài" chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội

Nhóm PV |

Hà Nội - Hầu hết mọi tuyến đường trong khu vực Dự án Thành phố Giao lưu (thuộc phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) thời gian qua được Công ty Cổ phần phát triển tổng hợp Trường Giang kẻ vạch và đặt biển trông giữ xe, cả trên vỉa hè và lòng đường. Điều này khiến cư dân trong KĐT trên vô cùng bức xúc. Thực trạng này đang đi ngược lại với kế hoạch 01 mà Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đang nỗ lực thực hiện.

Ngang nhiên chiếm vỉa hè làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển

Nguyễn Thúy |

Tại một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều nhà xe ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng đến cuộc sống và đi lại của người dân.

Hà Nội: Giành lại vỉa hè hồ Tây xong đâu lại vào đấy

Hải Danh |

Theo ghi nhận, tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), sau thời gian ra quân xử lý vi phạm vỉa hè của lực lượng chức năng quận Tây Hồ, hàng loạt ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ vô tội vạ; các hàng ăn, quán nước bày bán tràn lan trên vỉa hè…

Nhiều người sập bẫy lừa đảo xem video, đánh giá 5 sao, nghe nhạc

Mạnh Cường |

Thủ đoạn chung của những chiêu trò lừa đảo này chính là chuyển trực tiếp số tiền thưởng từ 60.000 đồng đến 150.000 đồng cho con mồi. Sau khi nạn nhân an tâm, chúng sẽ dụ dỗ nạp tiền vào thật nhiều để kiếm tiền tiếp… 

Vụ siêu lừa chiếm đoạt 433 tỉ: Căn cứ để đại gia đòi 122 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Đại gia Đặng Nghĩa Toàn cho rằng không bị Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm và đề nghị các ngân hàng giải tỏa và trả sổ.

Bên trong những căn nhà siêu nhỏ, hộ dân sống giữa dự án treo hơn 2 thập kỷ

KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Hơn 2 thập kỷ, người dân sinh sống trong khu vực tứ giác Nguyễn Cư Trinh (khu Mả Lạng, quận 1) đã phải chờ đợi, chịu cảnh sống tạm bợ như “khu ổ chuột” giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp bậc nhất vì vướng dự án quy hoạch treo. Mới đây, dự án khu Mả Lạng vừa được UBND TPHCM giao quận 1 khẩn trương thực hiện thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư.

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Đông Nam Á thành thiên đường cho người nước ngoài nghỉ hưu

Thanh Hà |

Steven Johnson, người Mỹ, thường ngồi trong túp lều gỗ ở Cavite, tỉnh phía nam thủ đô Manila, để quay video hướng dẫn những người nước ngoài khác điều cần thực hiện để có cuộc sống nghỉ hưu thoải mái ở Philippines.

Nơi "nằm ngoài" chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội

Nhóm PV |

Hà Nội - Hầu hết mọi tuyến đường trong khu vực Dự án Thành phố Giao lưu (thuộc phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) thời gian qua được Công ty Cổ phần phát triển tổng hợp Trường Giang kẻ vạch và đặt biển trông giữ xe, cả trên vỉa hè và lòng đường. Điều này khiến cư dân trong KĐT trên vô cùng bức xúc. Thực trạng này đang đi ngược lại với kế hoạch 01 mà Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đang nỗ lực thực hiện.

Ngang nhiên chiếm vỉa hè làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển

Nguyễn Thúy |

Tại một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều nhà xe ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng đến cuộc sống và đi lại của người dân.

Hà Nội: Giành lại vỉa hè hồ Tây xong đâu lại vào đấy

Hải Danh |

Theo ghi nhận, tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), sau thời gian ra quân xử lý vi phạm vỉa hè của lực lượng chức năng quận Tây Hồ, hàng loạt ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ vô tội vạ; các hàng ăn, quán nước bày bán tràn lan trên vỉa hè…