Dẹp vỉa hè ở Hà Nội: Đừng ra quân rầm rộ rồi đâu lại vào đấy

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Hoàn Kiếm đã từng ra quân với chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ, tuy nhiên sau đó tình hình vẫn chưa được cải thiện. Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền địa phương và xử lý nghiêm nếu để tình trạng này tái diễn.

Ngày 13.2, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lực lượng, ra quân kiểm tra xử lý một cách toàn diện về Trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường (TTĐT, TTATGT, VSMT) trên địa bàn các quận, phường.

Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cũng thể hiện quyết tâm cao khi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm với phương châm "Thượng tôn pháp luật để xây dựng TTĐT, TTATGT, VSMT"; "Không có vùng cấm, không ngoại lệ, không bao che vi phạm".

Nếu thường xuyên đi các tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có thể thấy tình trang lấn chiếm vỉa hè rất phổ biến. Người dân, du khách hầu như không có lối đi trên vỉa hè.
Lực lượng chức năng xử lý những trường hợp lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Tô Thế

Theo ghi nhận tại quận Hoàn Kiếm, tình trạng các hộ kinh doanh ở Hà Nội lấn chiếm vỉa hè làm nơi bày bán hàng hóa hay để xe đang xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ dịp Tết Nguyên đán.

Đơn cử tại hồ Gươm, đây địa điểm lý tưởng để người dân, du khách đến vui chơi, giải trí vào những ngày cuối tuần. Chính vì sự đông đúc, náo nhiệt ở tuyến phố này nên nhiều người dân vẫn bất chấp lệnh cấm bày bán hàng rong dọc tuyến vỉa hè để kinh doanh.

Theo tìm hiểu, số hàng quán này, ngoài số hộ dân có nhà mặt tiền trên tuyến phố, còn lại chủ yếu là những cá nhân từ nơi khác đến kinh doanh hàng quán tự phát.

Nhiều thời điểm, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tuần tra, xử lý cũng như nhắc nhở người dân không được bày bán hàng rong trên phố đi bộ, làm mất hình ảnh về không gian đi bộ cũng như an ninh trật tự, mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên, khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, những người này sẽ kéo xe hàng ra khỏi khu vực phố đi bộ khiến việc tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận trong ngày 25.6, không còn tình trạng chiếm dụng vỉa hè ở khu vực dọc bờ Hồ Gươm. Ảnh: PV.
Khu vực dọc bờ Hồ Gươm từng có thời điểm bị chiếm dụng bán hàng rong. Ảnh: Hữu Chánh

Điều đáng nói, quận Hoàn Kiếm trước đây đã không ít lần ra quân với chiến dịch giành lại vỉa hè, trả lại lòng đường phục vụ người dân đi lại. Tuy nhiên sau đó tình hình vẫn chưa được cải thiện, thậm chí hoạt động lấn chiếm vỉa hè còn diễn ra một cách ngang nhiên hơn.

Chị Nguyễn Châu Linh (29 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) rất bất bình về việc dùng vỉa hè để kinh doanh, buôn bán khiến người dân không còn chỗ đi bộ.

"Người bán hàng rong thì ít mà các nhà mặt tiền chiếm dụng lề đường thì nhiều, có thể nói đến 80%. Điều này gây ra tình tình trạng lộn xộn, đặc biệt là những khu vực trung tâm thành phố, làm xấu đi hình ảnh của Thủ đô trong mắt khách du lịch", chị Linh nói.

Nhiều địa điểm trên phố hàng Buồm diễn ra tình trạng tương tự, thậm chí còn tệ hơn khi vỉa hè được lấn chiếm trở thành bãi trông giữ xe.
Vỉa hè ở phố cổ bị lấn chiếm trở thành bãi trông giữ xe. Ảnh: Thái Mạnh

Nhiều người dân cho rằng, việc lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè không phải không có quy định để xử lý mà vấn đề nằm ở chỗ áp dụng pháp luật không nghiêm.

Theo anh Nguyễn Văn Trường (32 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), việc để xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, trước hết trách nhiệm thuộc về cán bộ, chính quyền địa phương.

"Giờ khu vực nào để tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, làm bãi trông giữ xe trái phép... cứ quy trách nhiệm cho người đứng đầu phường sở tại thì vấn nạn này sẽ được cải thiện theo hướng tích cực", anh Trường nói và cho rằng, dẹp lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường không khó nhưng có kiên quyết làm hay không mà thôi.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Trả vỉa hè cho người đi bộ, không làm theo kiểu đánh trống bỏ dùi

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đoạn vỉa hè Hà Nội lát đá khang trang nhưng lại dùng để trông giữ xe, dừng đỗ ôtô nên mau hư hỏng, trong khi người đi bộ phải đi xuống đường.

Vỉa hè phải dành cho người đi bộ, không thể cho phép kinh doanh

MINH QUÂN - PHƯƠNG NGÂN |

Việc TPHCM tính cho sử dụng vỉa hè, làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí khiến nhiều người lo lắng không còn chỗ cho người đi bộ.

Hà Nội: Vỉa hè làm bãi giữ xe, dừng đỗ ôtô, người dân không còn lối đi

PHẠM ĐÔNG |

Vỉa hè biến thành nơi trông giữ phương tiện, dừng đỗ ôtô và kinh doanh khiến người đi bộ phải đi xuống đường, bất chấp nguy hiểm bởi nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.

Tàu du lịch nằm bến hàng tháng vì không có tiền lắp hộp đen và bộ đàm

Tạ Quang |

Cần Thơ - Nhiều chiếc tàu du lịch chở khách từ bến Ninh Kiều đi chợ nổi Cái Răng đang phải tạm ngưng hoạt động nhiều tháng nay. Nhiều chủ tàu cho biết, việc ngưng chạy là do đến thời hạn đăng kiểm nhưng họ không đủ tiền mua thiết bị định vị cũng như bộ đàm vì chi phí quá cao nên đành phải để neo bến.

MC Thảo Vân tiết lộ mối quan hệ giữa con trai và NSND Công Lý

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng", MC Thảo Vân tiết lộ con trai luôn giữa mối quan hệ tốt đẹp cùng bố là NSND Công Lý. Cô luôn tạo mọi điều kiện để con trai gặp gỡ và trò chuyện cùng bố.

Hà Nội: Quyết liệt hơn trong xử lý vi phạm nồng độ cồn

PHẠM ĐÔNG |

Việc xử lý mạnh tay vi phạm nồng độ cồn góp phần từng bước thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Đã đấu thầu xong, Cần Thơ vẫn lo thiếu vaccine từ nhà cung cấp

Phong Linh |

Từ tháng 1.2023 đến nay, phòng khám dịch vụ thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Cần Thơ tiếp đón trên 16.000 lượt khách đến tiêm vaccine các loại. Người dân cũng không còn tình trạng đặt lịch hẹn trước vì nguồn cung thuốc có sẵn, trẻ vào có thể được tiêm ngay. Tuy nhiên, một số loại vaccine vẫn đứng trước nguy cơ thiếu hàng do nhà cung cấp chưa cung ứng đủ số lượng theo đơn đặt hàng.

Chuyên gia: Giá vàng sẽ tăng 25% trong năm 2023

Quý An (theo Kitco) |

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ tăng trong năm 2023 từ tâm lý lo ngại về lạm phát cao.

Hà Nội: Trả vỉa hè cho người đi bộ, không làm theo kiểu đánh trống bỏ dùi

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đoạn vỉa hè Hà Nội lát đá khang trang nhưng lại dùng để trông giữ xe, dừng đỗ ôtô nên mau hư hỏng, trong khi người đi bộ phải đi xuống đường.

Vỉa hè phải dành cho người đi bộ, không thể cho phép kinh doanh

MINH QUÂN - PHƯƠNG NGÂN |

Việc TPHCM tính cho sử dụng vỉa hè, làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí khiến nhiều người lo lắng không còn chỗ cho người đi bộ.

Hà Nội: Vỉa hè làm bãi giữ xe, dừng đỗ ôtô, người dân không còn lối đi

PHẠM ĐÔNG |

Vỉa hè biến thành nơi trông giữ phương tiện, dừng đỗ ôtô và kinh doanh khiến người đi bộ phải đi xuống đường, bất chấp nguy hiểm bởi nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.