Ngang nhiên chiếm vỉa hè làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển

Nguyễn Thúy |

Tại một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều nhà xe ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng đến cuộc sống và đi lại của người dân.

Hiện Hà Nội đang tăng cường ra quân đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, tại một số khu vực trên địa bàn quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm… vẫn xuất hiện các điểm trung chuyển hàng hóa sai quy định, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nhiều nhà xe lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi tập kết.
Đón ở đâu, nhận chỗ nào, chủ xe đều hướng dẫn tường tận. Ảnh: Nguyễn Thúy

Đa phần các khu vực tập kết sẽ hoạt động rầm rộ vào sáng sớm và chiều tối hàng ngày. Mỗi nhà xe là một đầu mối nhận hàng chuyển đi các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Cụ thể, dọc đại lộ Chu Văn An, tuyến đường nối Nguyễn Xiển - Xa La, vỉa hè, lòng đường được trưng dụng thành nơi để vận chuyển hàng. Các xe đều in biển tên nhà xe và dòng chữ “giao nhận hàng”.

Tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển vừa mất an toàn giao thông vừa ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Ảnh: Nguyễn Thúy
Tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi tập kết hàng hóa trung chuyển vừa mất an toàn giao thông vừa ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trong vai một người có nhu cầu gửi hàng đi Thái Bình, PV được nhân viên mời chào, hỏi han tỉ mỉ loại hàng gửi là loại gì, bao nhiêu kiện, rồi hướng dẫn gửi với chi phí rẻ, vận chuyển nhanh.

“Ở đây thường nhận hàng tới 19h, có hôm nhận xuyên đêm. Xe nào cũng có, muốn đi đâu cũng được. Mỗi ngày ước tính hàng nghìn lượt người gửi hàng”, anh H.T – chủ một hãng xe cho biết.

Mỗi nhà xe là một đầu mối nhận hàng chuyển đi các tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thúy
Mỗi nhà xe là một đầu mối nhận hành khách và hàng chuyển đi các tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tương tự, tại khu vực đầu đường Phạm Văn Đồng giao với Hồ Tùng Mậu, nhiều nhà xe còn tập kết ngang nhiên dưới lòng đường với đủ các đầu xe liên tỉnh.

Theo phản ánh của người dân, lượng xe đón, trả khách, hàng hóa diễn ra từ chập tối cho đến tận sáng ngày hôm sau, gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nơi đây chẳng khác gì một bến xe mini.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông. Ảnh: Nguyễn Thúy.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Tương tự, tại khu vực sau bến xe Mỹ Đình, mỗi ngày có hàng chục lượt xe khách cỡ lớn, gắn mác hợp đồng hoạt động tấp nập.

Vỉa hè vẫn oằn mình cõng ô tô. Ảnh: Nguyễn Thúy
Vỉa hè vẫn oằn mình cõng ô tô. Ảnh: Nguyễn Thúy

Hàng hóa và cả hành khách được các nhà xe này tập kết lấn chiếm toàn bộ vỉa hè, lòng đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Những nhà xe này đón khách bất kể ngày đêm, khiến an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

"Việc lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè không phải không có quy định để xử lý mà vấn đề nằm ở chỗ áp dụng pháp luật không nghiêm. Cứ quy trách nhiệm cho người đứng đầu phường sở tại thì vấn nạn này sẽ được cải thiện theo hướng tích cực", chị Nguyễn Thị Lê - người dân sống tại đường Nguyễn Hoàng, (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay.

 
Chi phí rẻ, vận chuyển nhanh, nhiều người tìm điểm trung chuyển. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trao đổi với PV, luật sư Nông Minh Chiến – Công Ty Luật Hợp danh The Light - cho biết, hành vi lấn, sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 - 6 triệu đồng đối với tổ chức.

 
Hành vi lấn, sử dụng trái phép vỉa hè sẽ bị phạt từ 2-6 triệu. Ảnh: Nguyễn Thúy

“Họ sẽ lợi dụng các khu vực đường giao thông thoáng vắng để tập kết. Trong khi đó, đa phần các tuyến đường này chưa có biển cấm dừng, cấm đỗ và căn cứ theo pháp luật, nội dung này chưa đủ điều kiện để xử phạt. Chính vì vậy, cần phải tăng cường giám sát và có những biện pháp mạnh về xử phạt, cưỡng chế phải phù hợp”, luật sư Chiến nói.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Giành lại vỉa hè hồ Tây xong đâu lại vào đấy

Hải Danh |

Theo ghi nhận, tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), sau thời gian ra quân xử lý vi phạm vỉa hè của lực lượng chức năng quận Tây Hồ, hàng loạt ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ vô tội vạ; các hàng ăn, quán nước bày bán tràn lan trên vỉa hè…

Đà Nẵng: Khó xử lý thực trạng dân cơi nới vỉa hè chung cư để buôn bán

Nguyễn Linh |

Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn trong công tác xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, không gian sử dụng chung tại các khu chung cư thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng là do phần lớn người dân sống tại đây thuộc đối tượng hộ chính sách, hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo, hộ khó khăn nhà ở....

Những tuyến đường ở Hà Nội đang tiếp tục được đào xới, lát đá vỉa hè

Phạm Đông - Thu Hiền |

Vỉa hè đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu... trở thành công trường ngổn ngang đất đá. Những tuyến đường này đồng loạt tổ chức lát lại đá vỉa hè để chỉnh trang đô thị.

Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì đại dự án 25.000 tỉ đồng

Hữu Long |

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây là dự án từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì các sai phạm trong thủ tục đầu tư, thậm chí còn để mất 257ha đất rừng…

Thu hồi đất, bồi thường... được đặc biệt quan tâm góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cát Tường - Thái Mạnh |

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhận được nhiều ý kiến góp ý gồm có việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Ám ảnh cảnh hút chích, kim tiêm trong nhà vệ sinh công cộng

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - “Ám ảnh tới già” là cảm nhận của nhiều người dân sau khi trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng tại bến xe, công viên bởi kim tiêm, rác thải. Còn nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại đây cũng cảm thấy "ớn" mỗi khi phải chạm mặt với những đối tượng nghiện hút chích.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Công khai tổ chức đánh bạc, quay video phát lên mạng xã hội

Vân Trường |

Nhiều đối tượng công khai đánh bạc, tổ chức đánh bạc, quay lại video rồi phát lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem.

Hà Nội: Giành lại vỉa hè hồ Tây xong đâu lại vào đấy

Hải Danh |

Theo ghi nhận, tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), sau thời gian ra quân xử lý vi phạm vỉa hè của lực lượng chức năng quận Tây Hồ, hàng loạt ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ vô tội vạ; các hàng ăn, quán nước bày bán tràn lan trên vỉa hè…

Đà Nẵng: Khó xử lý thực trạng dân cơi nới vỉa hè chung cư để buôn bán

Nguyễn Linh |

Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn trong công tác xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, không gian sử dụng chung tại các khu chung cư thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng là do phần lớn người dân sống tại đây thuộc đối tượng hộ chính sách, hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo, hộ khó khăn nhà ở....

Những tuyến đường ở Hà Nội đang tiếp tục được đào xới, lát đá vỉa hè

Phạm Đông - Thu Hiền |

Vỉa hè đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu... trở thành công trường ngổn ngang đất đá. Những tuyến đường này đồng loạt tổ chức lát lại đá vỉa hè để chỉnh trang đô thị.