Dừng 3 trạm gác tuyến đường sắt 1.500 tỉ đồng vì 9 năm không tàu nào qua

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Công ty CP đường sắt Hà Lạng vừa có công văn thông báo về việc không thực hiện gác chắn tại 3 đường ngang Km123+639, Km124+503, Km125+083,6 trên tuyến đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân. Chính xác 3 gác chắn này nằm trên đoạn Hạ Long – Cái Lân, vì hơn 9 năm qua không có bất kỳ một chuyến tàu nào chạy trên tuyến này.

Trên đoạn tuyến Hạ Long - Cái Lân, dài khoảng 5 km, có 3 đường ngang tại Km123+639, Km124+503, Km125+083,6 nằm trên địa bàn phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là đường ngang có gác, đường sắt khổ lồng (khổ 1.000 mm và khối 1.435 mm) ray P50, mặt đường ngang là tấm đan bê tông cốt thép được nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ năm 2014 đến nay.

Theo Quyết định số 393/QĐ-BGTVT ngày 31.3.2023 của Bộ Giao thông- Vận tải và Văn bản số 1209/ĐS - QLHT ngày 24.4.2023 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty CP đường sắt Hà Lạng đã dừng bố trí gác chắn và lập phương án trông coi, bảo quản tài sản tại 3 đường ngang Km123+639, Km124+503, Km125+083,6 tuyến đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân.

Sân ga, đường tàu hoang lạnh suốt hơn 9 năm qua và cũng chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại. Ảnh: Nguyễn Hùng
Sân ga, đường tàu hoang lạnh suốt hơn 9 năm qua và cũng chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại. Ảnh: Nguyễn Hùng

Thời gian dừng thực hiện công tác gác chắn từ ngày 26.4.2023.

Được biết, lý do chính của việc tạm dừng 3 chốt gác chắn này là do hơn 9 năm qua không có bất kỳ một chuyến tàu hỏa nào chạy trên đoạn đường sắt ga Hạ Long – ga Cái Lân.

Trước đó, Báo Lao Động từng phản ánh, dù sau một lần đón đoàn tàu chở hàng duy nhất vào năm 2014, đoạn đường sắt ga Hạ Long – ga Cái Lân không đón thêm bất cứ chuyến tàu nào nhưng công nhân, lao động tại 3 chốt gác trên vẫn cứ thay viên phiên làm việc.

Các bộ phận phục vụ tuyến đường sắt chỉ dài khoảng 5km này, gồm Nhà ga, Công ty CP quản lý đường sắt Hà Lạng, Xí nghiệp đầu máy, Công ty thông tin tín hiệu…, với hàng chục cán bộ, công nhân vẫn cứ hoạt động bình thường như mỗi ngày đều có tàu qua lại.

Điểm cuối của tuyến đường sắt ga Hạ Long - ga Cái Lân. Ảnh: Nguyễn Hùng
Điểm cuối của tuyến đường sắt ga Hạ Long - ga Cái Lân. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đoạn đường sắt từ ga Hạ Long tới cảng Cái Lân là phần được đầu tư xây dựng hoàn toàn mới nhằm kết nối cảng nước sâu Cái Lân, TP.Hạ Long với tuyến đường sắt từ ga Hạ Long – Yên Viên, Hà Nội.

Đây cũng là tiểu dự án duy nhất trong Dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, có tổng vốn đầu tư trên 7.600 tỉ đồng, đến nay được hoàn thành.

Tuy nhiên, phần lớn vì sự dở dang của các tiểu dự án khác, mà cho đến nay, tuyến đường sắt Hạ Long – Cái Lân chỉ đón đúng một chuyến hàng – khoảng 10.000 tấn sắt, thép dịp khánh thành cuối năm 2014.

Hơn 4.500 tỉ trong tổng số vốn đầu tư trên 7.600 tỉ đồng đã được chi cho đại dự án Dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, nhưng đến nay, tuyến đường sắt liên tỉnh này hiện vẫn “lộ cộ”, bởi toàn tuyến dùng khổ đường ray quốc tế - rộng 1,435 m, nhưng thỉnh thoảng có đoạn lồng cả khổ đường ray toàn quốc – 1 m.

Vì thế, chẳng thể kết nối được với hệ thống đường sắt quốc gia, nên muốn vận chuyển hàng hóa đi xa hơn buộc phải tăng bo bằng các phương tiện vận tải khác.

Tiểu dự án đoạn ga Hạ Long – ga Cái Lân, “ngốn” trên 1.500 tỉ đồng, cũng có hai khổ đường ray để sẵn sàng kết nối với hệ thống đường sắt toàn quốc, nhưng hoang vắng từ ngày khánh thành đến nay.

Trong sân ga Cái Lân, 9 đường ray lồng 2 khổ sẵn sàng đón những chuyến tàu tấp nập qua lại như thiết kế giờ đã hoen rỉ, cỏ dại mọc đầy.

Không chỉ có vậy, tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Hạ Long trước đây từng phục vụ chỉ mỗi chuyến tàu chợ một ngày thì đến nay cũng đã dừng hẳn và chưa biết ngày hoạt động trở lại.

Tàu Yên Viên - Bắc Giang - Hạ Long, Quảng Ninh từng chỉ chạy ngày một chuyến và mỗi chuyến lỗ vài triệu đồng đến nay đã dừng hẳn. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tàu Yên Viên - Bắc Giang - Hạ Long, Quảng Ninh từng chỉ chạy ngày một chuyến và mỗi chuyến lỗ vài triệu đồng đến nay đã dừng hẳn. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đại diện Ga Hạ Long cho biết, chuyến tàu duy nhất này dừng hoạt động từ thời điểm dịch COVID-19 phức tạp và sau đó dừng luôn vì các toa tàu đã hết thời hạn đăng kiểm. Theo vị này, để khôi phục lại thì phải đóng mới hoàn toàn vì các toa đều rất cũ kỹ, xuống cấp. 

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Sẽ tiếp tục đầu tư đường sắt Yên Viên - Hạ Long

Minh Hạnh |

Quảng Ninh - Theo văn bản của Bộ Giao thông Vận tải trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh về việc đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long, Bộ Giao thông Vận tải đang rà soát, lập điều chỉnh báo cáo nghiên cứu để kiến nghị tiếp tục đầu tư tuyến đường sắt này.

Đừng để lặp lại một Cát Linh - Hà Đông thứ 2

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Theo Luật Đường sắt, dự án đường sắt đô thị số 1 sẽ do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư, do đó trong thời gian tới, các đơn vị liên quan sẽ di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia để bàn giao mặt bằng triển khai thực hiện Dự án Dự án đường sắt đô thị (metro) Yên Viên - Ngọc Hồi. Một số chuyên gia cho rằng cần đánh giá lại năng lực và khả năng thực hiện dự án một cách nghiêm túc tránh lặp lại một Cát Linh - Hà Đông thứ 2 vì đây là dự án vô cùng phức tạp.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Kiến nghị khởi động lại tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long

Hùng Nguyễn |

Quảng Ninh - Tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Hạ Long (Quảng Ninh), dài hơn 130 km, “nổi tiếng” với mỗi ngày chỉ có 1 chuyến tàu, doanh thu chỉ vài triệu đồng/chuyến đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2020 và chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.

Đề nghị trả lại ngân sách 2.800 tỉ đồng tiền hỗ trợ công nhân thuê nhà

Minh Hạnh |

Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội (LĐTBXH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc đề xuất phương án xử lý kinh phí còn lại của chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, Bộ LĐTBXH đề nghị trả lại hơn 2.800 tỉ đồng về ngân sách Trung ương số kinh phí còn lại của gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Người lao động mua chênh giá nhà ở xã hội là mất đi tính nhân văn

Vương Trần |

Do nguồn cung quá ít trong khi nhu cầu cao, nhiều người lao động khá vất vả mới kiếm được suất mua nhà ở xã hội. Từ đó, nhiều đối tượng trung gian, cò mồi lợi dụng việc này để kiếm tiền chênh lệch từ người muốn mua nhà ở xã hội. Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có sự giám sát để đảm bảo chính sách nhân văn này đến đúng đối tượng.

Sự nghiệp, cát xê chục triệu USD của Johnny Depp sau thắng kiện Amber Heard

DI PY |

Johnny Depp làm đại diện cho nước hoa Sauvage của Dior với cát-xê lên đến 20 triệu USD (khoảng hơn 469 tỉ đồng).

NSƯT Thanh Quý: Thực tế ở khu chợ Long Biên khổ cực gấp nhiều lần trên phim

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, NSƯT Thanh Quý đã chia sẻ nhiều câu chuyện hậu trường lần đầu tiên được tiết lộ phía sau những hình ảnh trên giờ vàng của bộ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Sẽ tiếp tục đầu tư đường sắt Yên Viên - Hạ Long

Minh Hạnh |

Quảng Ninh - Theo văn bản của Bộ Giao thông Vận tải trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh về việc đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long, Bộ Giao thông Vận tải đang rà soát, lập điều chỉnh báo cáo nghiên cứu để kiến nghị tiếp tục đầu tư tuyến đường sắt này.

Đừng để lặp lại một Cát Linh - Hà Đông thứ 2

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Theo Luật Đường sắt, dự án đường sắt đô thị số 1 sẽ do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư, do đó trong thời gian tới, các đơn vị liên quan sẽ di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia để bàn giao mặt bằng triển khai thực hiện Dự án Dự án đường sắt đô thị (metro) Yên Viên - Ngọc Hồi. Một số chuyên gia cho rằng cần đánh giá lại năng lực và khả năng thực hiện dự án một cách nghiêm túc tránh lặp lại một Cát Linh - Hà Đông thứ 2 vì đây là dự án vô cùng phức tạp.

Thấp thỏm sống bên dự án nghìn tỉ đình trệ nhiều năm

Đặng Tiến - Lan Nhi |

Được phê duyệt từ năm 2004, nhưng đến nay Dự án tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến đường sắt số 1 - Hà Nội), bao gồm xây 2 cầu đường sắt mới vẫn chưa xây dựng. Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay chọn vị trí chính xác để xây cầu thì người dân từng ngày sống khốn khổ trong khu vực dự án treo đi qua...

Kiến nghị khởi động lại tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long

Hùng Nguyễn |

Quảng Ninh - Tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Hạ Long (Quảng Ninh), dài hơn 130 km, “nổi tiếng” với mỗi ngày chỉ có 1 chuyến tàu, doanh thu chỉ vài triệu đồng/chuyến đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2020 và chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.