Bán chênh giá nhà ở xã hội cho người lao động là mất đi tính nhân văn

Vương Trần |

Do nguồn cung quá ít trong khi nhu cầu cao, nhiều người lao động khá vất vả mới kiếm được suất mua nhà ở xã hội. Từ đó, nhiều đối tượng trung gian, cò mồi lợi dụng việc này để kiếm tiền chênh lệch từ người muốn mua nhà ở xã hội. Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có sự giám sát để đảm bảo chính sách nhân văn này đến đúng đối tượng.

Nguồn cung thấp, nhu cầu cao

Nhà ở xã hội là dành cho người dân có thu nhập thấp hay thuộc diện chính sách. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp có đủ tiền, đủ tiêu chuẩn để có một suất mua nhà ở xã hội nhưng vẫn không thể. Theo ghi nhận của Lao Động, do quỹ căn hộ có hạn, trong khi nhu cầu mua lớn, chủ đầu tư mỗi ngày chỉ xử lí được vài chục bộ hồ sơ trong khi lượng gửi vào đã xấp xỉ 1.000 bộ. Để hồ sơ của mình có cơ hội được duyệt trong ngày, không ít người đã thức trắng nhiều đêm chỉ để giữ chỗ.

Đáng chú ý, theo tìm hiểu của Lao Động, ngay từ khi chủ đầu tư chưa kết thúc việc nhận hồ sơ, tại các công ty, sàn BĐS đã có nhiều căn hộ được đặt cọc, ngã giá, chắc suất vì mua theo hình thức ra “giá chênh”.

Và như vậy, nhiều người lao động, người thu nhập thấp muốn mua nhà ở xã hội phải qua cò mồi, trung gian với giá chênh hàng trăm triệu đồng so với quy định.

Trao đổi với Lao Động, ĐBQH Nguyễn Thị Như Ý (Đoàn Đồng Nai) - cho rằng, chính sách về nhà ở xã hội rất nhân văn, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện ở đây còn có những vấn đề, hiện tượng như báo chí phản ánh. Do vậy sự giám sát phải chặt chẽ để đúng đối tượng được mua với sự ưu đãi và sự quan tâm của chính sách.

“Người lao động vốn đã khó khăn nếu bị chênh giá lên như vậy thì càng khó khăn hơn và mất đi ý nghĩa của chính sách rất đúng đắn dành cho đối tượng này” - đại biểu Như Ý nói.

Nữ đại biểu Đoàn Đồng Nai phân tích, chính sách nhà ở xã hội ở khâu tổ chức thực hiện còn những vấn đề. Công nhân, người lao động, người thu nhập thấp để tiếp cận được với chính sách, qua được các vòng xét duyệt hồ sơ không hề dễ dàng. Chính vì vậy phải có giám sát, kiểm soát để chính sách được đến đúng với đối tượng.

Mặt khác, việc tiếp cận chính sách khó, cần phải thiết kế cho phù hợp, minh bạch để những người lao động, người có thu nhập thấp có thể tiếp cận được và đúng đối tượng.

Thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Đại biểu Như Ý cho rằng, giải pháp căn cơ phải là đảm bảo nguồn cung. Bởi nguồn cung hiện nay rất ít so với nhu cầu. Chính vì vậy cần phải thiết kế chính sách và có thứ tự ưu tiên với những người lao động, người khó khăn có thể tiếp cận được.

Cùng trao đổi, KTS Trần Huy Ánh - Uỷ viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội - nhìn nhận, gần đây Hà Nội công bố bán nhà ở xã hội của một dự án tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, nhiều người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng để đăng kí.

Điều đó phần nào cho thấy cách mua/bán nhà ở xã hội của chúng ta vẫn rất lạc hậu; không có hệ thống thông tin dữ liệu số hóa về đối tượng được mua nhà giá rẻ - tiềm tàng nguy cơ bất bình đẳng trong việc thực hiện chủ trương tốt đẹp này.

Do vậy, ông Ánh cho rằng, cần phải thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để minh bạch hoá, tránh được những tiêu cực trong việc mua - bán, xét duyệt nhà ở xã hội.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Mua nhà ở xã hội Đà Nẵng, công nhân mòn mỏi đợi bàn giao

THÙY TRANG - THANH NGUYÊN |

Người lao động tại Đà Nẵng phản ánh dự án nhà ở xã hội có nơi chậm bàn giao khiến công nhân phải chờ đợi nhiều năm. Nhu cầu mua, thuê rất lớn nhưng các dự án nhà ở xã hội hiện nay chỉ cho phép người lao động ở các khu công nghiệp, khiến các đối tượng khác không được hưởng chính sách này.

12.200 căn nhà ở xã hội nhận được vốn vay lãi suất thấp

Lam Duy |

Chỉ sau hơn 1 năm triển khai, có hơn 12.200 căn nhà ở xã hội tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi với dư nợ cho vay hơn 4.300 tỉ đồng.

Xếp hàng cả tuần không đăng ký mua được nhà ở xã hội, dân chỉ ra điểm bất minh

Tuyết Lan - Hạo Thiên |

Hơn một tuần trực chờ từ sáng đến đêm, nhiều người vẫn "không có vé" nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội (NƠXH) NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Người dân cho rằng, thủ tục lằng nhằng, nhiều điểm bất minh trong quá trình mở bán khiến hành trình sở hữu căn nhà giá rẻ của những người thu nhập thấp trở nên khó khăn.

Tiết lộ chiêu trò doanh nghiệp lớn thao túng nhà ở xã hội

Nhóm PV |

Nhóm phóng viên Báo Lao Động trong vai những người có nhu cầu mua nhà tại dự án nhà ở xã hội đã tiếp cận được các cò môi giới bất động sản. Từ đây, hàng loạt chiêu thức tinh vi để lách quy định, hợp thức hóa hồ sơ đăng kí mua nhà ở xã hội đã bàn giao hay chuẩn bị mở bán, đã được hé lộ một cách tường tận.

Kết quả SEA Games ngày 14.5: Thể thao Việt Nam cán mốc 107 huy chương vàng

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam giành thêm 20 huy chương vàng tại SEA Games 32 trong ngày 14.4, qua đó vững vàng vị trí số 1 trên bảng tổng sắp với 107 huy chương vàng.

Tuần Văn hóa - Du lịch Hà Nam 2023 khai mạc hoành tráng

Chí Long |

Tối 14.5, lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Hà Nam năm 2023 và Chương trình giao lưu nghệ thuật truyền thống Việt Nam - Nhật Bản chính thức diễn ra tại Khu du lịch Tam Chúc, Hà Nam.

NSƯT Hoàng Hải: "Thời đi buôn, lái xe đường dài, tôi tích lũy trải nghiệm để diễn xuất"

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện) |

NSƯT Hoàng Hải hiện gây chú ý với vai Lưu "nát" - một người đàn ông làm nghề cửu vạn ở khu chợ nghèo kiếm tiền nuôi con trai học đại học. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, NSƯT Hoàng Hải cho biết, anh diễn vai Lưu "nát" và tham gia bộ phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao” với rất nhiều cảm xúc. Đây là bộ phim lấy bối cảnh tại chợ hoa quả Long Biên, xoay quanh những cuộc đời lao động cùng khổ.

Giờ thứ 9: Cái giá của sống ảo - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cuối cùng thì chúng tôi cũng kết hôn sau 3 tháng hẹn hò. Cho đến khi tôi đưa thiệp, bạn bè thân thiết cũng không khỏi choáng váng vì không ngờ tôi lại mèo mù vớ cá rán, lấy được một anh chàng đã làm sếp nhỏ ở một ngân hàng lớn, lại còn đẹp trai, đa tài và vô cùng nổi tiếng trên mạng xã hội.

Mua nhà ở xã hội Đà Nẵng, công nhân mòn mỏi đợi bàn giao

THÙY TRANG - THANH NGUYÊN |

Người lao động tại Đà Nẵng phản ánh dự án nhà ở xã hội có nơi chậm bàn giao khiến công nhân phải chờ đợi nhiều năm. Nhu cầu mua, thuê rất lớn nhưng các dự án nhà ở xã hội hiện nay chỉ cho phép người lao động ở các khu công nghiệp, khiến các đối tượng khác không được hưởng chính sách này.

12.200 căn nhà ở xã hội nhận được vốn vay lãi suất thấp

Lam Duy |

Chỉ sau hơn 1 năm triển khai, có hơn 12.200 căn nhà ở xã hội tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi với dư nợ cho vay hơn 4.300 tỉ đồng.

Xếp hàng cả tuần không đăng ký mua được nhà ở xã hội, dân chỉ ra điểm bất minh

Tuyết Lan - Hạo Thiên |

Hơn một tuần trực chờ từ sáng đến đêm, nhiều người vẫn "không có vé" nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội (NƠXH) NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Người dân cho rằng, thủ tục lằng nhằng, nhiều điểm bất minh trong quá trình mở bán khiến hành trình sở hữu căn nhà giá rẻ của những người thu nhập thấp trở nên khó khăn.

Tiết lộ chiêu trò doanh nghiệp lớn thao túng nhà ở xã hội

Nhóm PV |

Nhóm phóng viên Báo Lao Động trong vai những người có nhu cầu mua nhà tại dự án nhà ở xã hội đã tiếp cận được các cò môi giới bất động sản. Từ đây, hàng loạt chiêu thức tinh vi để lách quy định, hợp thức hóa hồ sơ đăng kí mua nhà ở xã hội đã bàn giao hay chuẩn bị mở bán, đã được hé lộ một cách tường tận.