Du khách lưỡng lự khi di tích Hà Nội đồng loạt tăng giá vé tham quan

Thu Giang |

Việc các di tích trên địa bàn TP Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024 đã khiến nhiều du khách, học sinh, sinh viên đắn đo trước khi quyết định mua vé vào thăm.

Trao đổi với PV Lao Động sáng 1.1.2024, anh Lê Ngọc Hải (nhân viên Công ty Du lịch Hà Nội Backstreet Tour) chia sẻ, việc tăng giá vé tại các di tích Hà Nội đang ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý của khách tham quan, nhiều công ty du lịch, lữ hành phải cân đối, tính toán lại chi phí.

a
Anh Lê Ngọc Hải (nhân viên Công ty Du lịch Hà Nội Backstreet Tour). Ảnh: Thu Giang

"Các đoàn khách du lịch nước ngoài sẽ vẫn mua vé bình thường, không có biến động nhiều vì họ có tâm lý muốn trải nghiệm một lần cho biết. Còn đối với tệp khách du lịch trong nước, học sinh, sinh viên... việc tăng giá vé khiến họ phải cân đo đong đếm, không vô tư trải nghiệm như trước kia" - anh Hải phân tích.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, hiện giá vé di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tăng gấp đôi, khá cao so với mặt bằng chung. Giá vé khách tham quan tại điểm du lịch trước kia chỉ có khoảng 30.000 đồng/vé nhưng hiện tại là 70.000 đồng/vé, giá vé học sinh, sinh viên trước kia chỉ có 15.000 - 20.000 đồng/vé nhưng hiện tại là 35.000 đồng/vé.

A
Từ ngày 1.1.2024, giá vé tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang là 70.000 đồng/vé, giá vé học sinh, sinh viên là 35.000 đồng/vé. Ảnh: Thu Giang

Dẫn con tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp nghỉ Tết Dương lịch, anh Nguyễn Trọng Nam (sinh sống ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, nhiều người dân như anh khi xếp hàng mua vé cảm thấy khá bất ngờ khi giá vé đã tăng gấp đôi.

Đứng ở góc độ là người trải nghiệm, anh Nam mong rằng, việc tăng giá vé cần phải đi kèm với chất lượng dịch vụ. Nếu như giá vé tại các di tích tăng nhưng các hoạt động trải nghiệm, tham quan vẫn giữ nguyên như cũ thì nhiều người dân, khách du lịch sẽ không mặn mà.

a
Nhiều người dân khi xếp hàng mua vé tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cảm thấy khá bất ngờ vì giá vé đã tăng gấp đôi từ ngày 1.1.2024. Ảnh: Thu Giang

Không chỉ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trần Bảo Nam (SN 1999, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho biết, nhiều di tích trên địa bàn TP Hà Nội đã thay đổi giá vé khiến Nam cảm thấy khá bất ngờ như phí tham quan một lượt với mỗi khách tới đền Ngọc Sơn là 50.000 đồng/vé, Nhà tù Hỏa Lò là 50.000 đồng/vé...

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội trước đó thông tin, Trung tâm sẽ thay đổi giá vé từ đầu năm 2024.

Việc thay đổi giá vé được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội. Từ ngày 1.1.2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan mới như 70.000 đồng đối với tất cả du khách trong nước và quốc tế.

Cụ thể, giá vé 35.000 đồng đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên có giấy tờ chứng minh, học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên có thẻ học sinh/sinh viên, người ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, người có công với cách mạng.

a
Di tích Nhà tù Hỏa Lò (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thay đổi giá vé theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội. Ảnh: Thu Giang

Trước đó, Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, mức phí tham quan một lượt với mỗi khách tới Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ là 30.000 đồng, di tích đền Ngọc Sơn 30.000 đồng, di tích Nhà tù Hỏa Lò 30.000 đồng, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 30.000 đồng, di tích Cổ Loa 10.000 đồng, di tích chùa Hương cao nhất 78.000 đồng...

Như vậy, hầu hết phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa của Hà Nội đều tăng giá từ ngày 1.1.2024.

a
Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa của Hà Nội đều tăng giá từ ngày 1.1.2024. Ảnh: Thu Giang
Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Khu di tích nhà thờ họ Phan Huy, bảo tồn hai bia đá cổ có giá trị văn hóa

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Khu di tích họ Phan Huy, ở thôn Gia Thiện và thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Chứng nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 3777/QĐ/BT ngày 23/12/1995. Là điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách mọi miền Nam Bắc. Từ thành phố Vinh theo đường biển qua đường 22/12 đến khu di tích nhà thờ họ Phan Huy 43km, thành phố Hà Tĩnh qua tỉnh lộ 9 đến di tích 11,6km. Di tích bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có 2 bia đá cổ, nắm giữ tư liệu Hán Nôm giá trị.

Khu di tích 225 tỉ đồng mọc đầy cỏ hoang, không người qua lại

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt được xây dựng quy mô, tuy nhiên, một thời gian dài không được chăm sóc, cỏ dại mọc đầy lối đi, một phần di tích như rừng hoang.

Nhiều di tích tại Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024

Thu Giang |

Theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, từ ngày 1.1.2024, phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố sẽ thay đổi.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Khu di tích nhà thờ họ Phan Huy, bảo tồn hai bia đá cổ có giá trị văn hóa

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Khu di tích họ Phan Huy, ở thôn Gia Thiện và thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Chứng nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 3777/QĐ/BT ngày 23/12/1995. Là điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách mọi miền Nam Bắc. Từ thành phố Vinh theo đường biển qua đường 22/12 đến khu di tích nhà thờ họ Phan Huy 43km, thành phố Hà Tĩnh qua tỉnh lộ 9 đến di tích 11,6km. Di tích bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có 2 bia đá cổ, nắm giữ tư liệu Hán Nôm giá trị.

Khu di tích 225 tỉ đồng mọc đầy cỏ hoang, không người qua lại

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt được xây dựng quy mô, tuy nhiên, một thời gian dài không được chăm sóc, cỏ dại mọc đầy lối đi, một phần di tích như rừng hoang.

Nhiều di tích tại Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024

Thu Giang |

Theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, từ ngày 1.1.2024, phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố sẽ thay đổi.