Đồng Nai gặp khó trong việc bố trí tái định cư cho người dân

Minh Châu |

Tỉnh Đồng Nai cam kết bàn giao toàn bộ mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trước ngày 30.6, nhưng đến nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí tái định cư cho người dân di dời…

Chậm bàn giao mặt bằng ảnh hưởng thi công dự án

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông (Bộ GTVT), dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đến nay dự án thành phần 1 tỉnh Đồng Nai đã bàn giao gần 37ha mặt bằng, đạt gần 27% tổng diện tích đất cần thu hồi. Đối với dự án thành phần 2 đã bàn giao khoảng 49ha, đạt gần 28% tổng diện tích đất cần thu hồi. Với phần diện tích này, đại diện Ban Quản lý dự án 85 (Bộ GTVT) nhận định mặt bằng chậm bàn giao đã ảnh hưởng đến việc thi công của các nhà thầu. Do đó, Ban Quản lý dự án 85 mong muốn địa phương sớm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thi công đồng bộ toàn dự án. Trong đó, cần quan tâm tới việc triển khai tạm cư và tái định cư để người dân có chỗ ở ổn định, an tâm giao đất.

Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết, tỉnh đang cố gắng để sau tháng 5.2024 có thể giải ngân vốn và đảm bảo mặt bằng phục vụ thi công đồng thời nỗ lực chạy đua để thực hiện cam kết bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trước ngày 30.6.

Đồng Nai bố trí 4 khu tái định cư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh đã bố trí 4 khu tái định cư để phục vụ tái định cư cho người dân di dời triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gồm: Khu tái định cư Long Đức, Long Phước (huyện Long Thành) và Khu tái định cư Tam Phước và Phước Tân (TP Biên Hòa). Tuy nhiên đến nay, khu tái định cư Long Đức mới cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng giao thông, đang triển khai các hạng mục cấp điện, cấp nước và đo đạc phân lô cắm mốc để cho người dân bốc thăm vào xây dựng nhà cửa. Còn khu tái định cư Long Phước đến nay vẫn đang cưa cắt cây được khoảng gần 50% để lấy mặt bằng thi công.

Đối với TP Biên Hòa, hiện 2 khu tái định cư chưa xong hồ sơ thủ tục. Khu tái định cư Phước Tân hoàn tất chỉnh sửa hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và dự kiến trình phê duyệt dự án trong tháng 5.2024; Khu tái định cư Tam Phước hoàn thành công tác thẩm định dự án đầu tư và giấy phép môi trường. Dự kiến sẽ trình phê duyệt dự án trong tháng 5.2024.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện tại có khu tái định cư Bình Minh nằm gần phường Phước Tân, TP Biên Hòa đang có 150 lô đất nên địa phương đang xem xét có thể bố trí các hộ dân về đây để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7km, tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỉ đồng. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh QL1 qua TP Biên Hòa, Đồng Nai còn điểm cuối giao với QL56 (Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án chia làm 3 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 dài 16km đi qua địa phận Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản Nhà nước về đầu tư; dự án thành phần 2 dài 18,2km cũng đi qua Đồng Nai do Bộ GTVT làm chủ đầu tư; Dự án thành phần 3 dài 19,5km đi qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư.

Minh Châu
TIN LIÊN QUAN

100.000 đồng/m3 nước ngọt để trộn bê tông xây nhà tại khu tái định cư ở Bến Tre

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, nguồn nước máy bị nhiễm mặn, người dân trong khu tái định cư dự án Khu công nghiệp Phú Thuận (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) phải đi mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/m3 để trộn bê tông xây nhà.

Xây khu tái định cư ở Quảng Trị nhưng dân không an cư, phải xem xét lại

HƯNG THƠ |

Không ít khu tái định cư xây dựng ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đầu tư nhiều kinh phí, nhưng người dân không tha thiết vào ở. Đã vậy, việc xây dựng các khu tái định cư vẫn tiếp diễn theo lối mòn, chưa xem xét điều chỉnh phù hợp.

Xây khu tái định cư cho 45 hộ, chỉ 2 hộ ở

HƯNG THƠ |

Lo sạt lở, tỉnh Quảng Trị gấp rút xây dựng khu tái định cư để di dân. Nhưng khi xây dựng xong, chỉ có 2 hộ dân chịu ở lại, số còn lại về làng cũ, dẫn đến tình trạng nhà và trường học bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí nghiêm trọng.

Bệnh viện tư nhân lớn nhất Trà Vinh bị tố nợ lương kéo dài

AN NHIÊN |

Bị nợ lương với số tiền khoảng 1,6 tỉ đồng, nhiều người lao động từng làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân (tỉnh Trà Vinh) bức xúc đăng thông tin lên mạng xã hội.

Lặng ngắm một Hà Nội đẹp như mơ mùa hoa bằng lăng tím

Lê Tuyến |

Tháng 5 về, các góc phố, con đường ở Thủ đô lại rực rỡ màu tím mộng mơ của hoa bằng lăng đang độ khoe sắc.

Bão từ mạnh nhất 20 năm đang nhắm vào Trái đất

Thanh Hà |

Chế độ theo dõi bão từ nghiêm trọng hiếm thấy đã được ban bố lần đầu tiên sau 20 năm trong bối cảnh bão từ bất thường đang hướng về Trái đất.

Vàng ngày càng đắt đỏ, người dân trên thế giới gom mua bằng mọi cách

Linh Đan |

Giá vàng thế giới liên tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc tiếp cận kim loại quý trở nên khó khăn hơn nên các nhà bán lẻ đã có nhiều ý tưởng cung ứng sản phẩm một cách độc đáo.

Cảnh sát cơ động - Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống nhân dân

Tiến Dũng |

Trải qua các chặng đường phát triển, lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc.

100.000 đồng/m3 nước ngọt để trộn bê tông xây nhà tại khu tái định cư ở Bến Tre

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, nguồn nước máy bị nhiễm mặn, người dân trong khu tái định cư dự án Khu công nghiệp Phú Thuận (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) phải đi mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/m3 để trộn bê tông xây nhà.

Xây khu tái định cư ở Quảng Trị nhưng dân không an cư, phải xem xét lại

HƯNG THƠ |

Không ít khu tái định cư xây dựng ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đầu tư nhiều kinh phí, nhưng người dân không tha thiết vào ở. Đã vậy, việc xây dựng các khu tái định cư vẫn tiếp diễn theo lối mòn, chưa xem xét điều chỉnh phù hợp.

Xây khu tái định cư cho 45 hộ, chỉ 2 hộ ở

HƯNG THƠ |

Lo sạt lở, tỉnh Quảng Trị gấp rút xây dựng khu tái định cư để di dân. Nhưng khi xây dựng xong, chỉ có 2 hộ dân chịu ở lại, số còn lại về làng cũ, dẫn đến tình trạng nhà và trường học bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí nghiêm trọng.