Đồng bào vùng cao Quảng Ngãi rủ nhau đi hái lộc rừng

VIÊN NGUYỄN |

Sáng sớm tinh mơ, người dân vùng cao Quảng Ngãi rủ nhau vào rừng hái đót, khai thác mây. Đót trúng giá, mây được mùa giúp bà con có nguồn thu nhập khá.

Có của ăn của để nhờ “lộc” rừng

Những ngày này đi dọc các tuyến đường lên các xã vùng cao ở Quảng Ngãi đâu đâu cũng thấy đót được thương lái phơi khô dọc hai bên đường. Năm nay, mùa thu hoạch đót muộn hơn những năm trước, nhưng giá được thương lái thu mua 5.000 đồng/kg đót tươi, cao hơn những năm trước nên người dân có nguồn thu nhập đáng kể trang trải những ngày sau Tết.

Để hái được đót, người dân phải vất vả lặn lội vào rừng, trèo lên núi cao, nhưng bù lại cho bao công sức nhọc nhằn khi giá đót được thu mua cao hơn so với mọi năm. Ảnh: Ngọc Viên
Để hái được đót, người dân phải vất vả lặn lội vào rừng, trèo lên núi cao, nhưng bù lại cho bao công sức nhọc nhằn khi giá đót được thu mua cao hơn so với mọi năm. Ảnh: Ngọc Viên

Vác bó đót từ trong rừng ra đường Trường Sơn Đông ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây để bán cho thương lái, ông Đinh Văn Nam ở xã Sơn Long thổ lộ: "Sau Tết Nguyên đán 2023, tôi dự định ra khu kinh tế Dung Quất để xin việc, nhưng thấy giá đót cao hơn khoảng 1.000 đồng so với năm ngoái nên tôi tranh thủ vào rừng hái đót. Hai vợ chồng tôi đi hái đót từ sáng sớm cho đến chiều tối, được khoảng 80kg đót tươi, bán được 400.000 đồng. Với người dân miền núi, khoảng thu nhập này là rất cao, nên ai cũng xem đót như lộc rừng".

Người dân miền núi Quảng Ngãi phấn khởi vì được mùa đót, còn nhiều tiểu thương thu mua đót ở các địa cũng vui lây vì năm nay chất lượng đót đẹp hơn những năm trước. Đót được hái bao nhiêu, thương lái đến tận nhà để mua. Trung bình mỗi ngày thương lái mua khoảng 1 tấn đót tươi, sau đó phơi khô và vận chuyển đến các cơ sở sản xuất để làm chổi… Chị Nguyễn Thị Nga, giáo viên ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây bộc bạch: "Hết thời gian dạy ở lớp, tôi làm thêm nghề thu mua đót. Hái đót là việc làm không hề dễ, do cây đót mọc ở cát triền đồi núi dốc, cao, vận chuyển cực nhọc, nên khi thu mua tôi mua đúng giá thị trường, cân đúng cho dân, không để ai chịu thiệt".

Mây rừng giúp thoát nghèo

Trong khi người dân ở các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà đang bước vào mùa thu hoạch đót, thì người dân ở hai huyện Minh Long, Ba Tơ đang vào mùa khai thác mây rừng và có nguồn thu nhập đáng kể nhờ loại cây này.

Người dân ở huyện Minh Long, Quảng Ngãi khai thác mây rừng. Ảnh: Ngọc Viên
Người dân ở huyện Minh Long, Quảng Ngãi khai thác mây rừng. Ảnh: Ngọc Viên

Cây mây rừng từ lâu đã quen thuộc với người dân miền núi Quảng Ngãi. Cách đây khoảng 10 năm trước, người dân chủ yếu vào rừng khai thác mây rừng mọc tự nhiên để bán cho các đại lý thu mua. Tuy nhiên khi mây rừng ngày càng cạn kiệt, nhưng sức mua của thị trường lại lớn, nên người dân bắt đầu trồng cây mây dưới tán rừng. Hiện giá mây rừng được thương lái thu mua khoảng 6.000 đồng/kg. Cây mây trồng khoảng 5 năm sẽ bắt đầu cho thu hoạch, mây càng lâu năm càng cho năng suất cao vì đẻ ra nhiều nhánh. Trung bình mỗi hecta mây rừng sau 5 năm trồng, người dân thu lãi khoảng 60 triệu đồng/năm.

Người dân phấn khởi khi mây rừng được giá. Ảnh: Ngọc Viên
Người dân phấn khởi khi mây rừng được giá. Ảnh: Ngọc Viên

Ông Phạm Văn Mon- Bí thư Đảng ủy xã Ba Trang cho biết, cây mây rừng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở miền núi Quảng Ngãi, lại cho thu nhập khá, nên người dân trên địa bàn huyện trồng ngày càng nhiều. Tại xã Ba Trang, người dân đã trồng hơn 300ha mây dưới tán rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Từ năm 2022 đến nay, người dân địa phương đã khai thác hơn 3.000 tấn mây, thu về hơn 18 tỉ đồng. Mùa khai thác mây cao điểm diễn ra trước và sau tết Nguyên đán. Đây cũng là khoảng thời gian, giá mây tăng cao, có lúc lên đến 7.500 đồng/kg.

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Lộc rừng Tây Bắc: Cây dược liệu quý tạo sinh kế bền vững

Trần Trọng |

Từ những giá trị cây sâm mang lại, tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương đưa loại cây này trở thành dược liệu quý, làm chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân Tây Bắc.

Lộc rừng Tây Bắc: Thuần hóa dược liệu quý hiếm

Trần Trọng |

Sâm Lai Châu là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam mang lại giá trị lớn về dược liệu, đặc biệt chúng mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho người dân ở vùng cao Tây Bắc.

Hái “lộc rừng” kiếm tiền triệu/ngày trên dãy Hoành Sơn

HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Hàng năm, cứ đến độ tháng 3, người dân sống tại dãy Hoành Sơn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rủ nhau lên núi để hái dâu rừng (còn gọi là thanh mai), thu nhập cả triệu đồng mỗi ngày.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Dự báo thời tiết 21.3: Miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt nhanh, trời nắng oi

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 21.3, miền Bắc tăng nhiệt, ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ C. Khu vực vùng núi phía tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, nhiệt độ lên đến 35 - 37 độ C.

Du khách Trung Quốc sẽ tăng dần theo tốc độ phục hồi hàng không

Ý Yên |

Ngay từ 15.3 - ngày Trung Quốc chính thức cho phép tổ chức tour đến Việt Nam theo chương trình thí điểm mở cửa du lịch đợt 2, các địa phương từ Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... đã đón hàng trăm khách du lịch theo đoàn. 

Hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng

Khánh Minh |

Ngày 19.3, một số ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đã hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai nước này - trong một thoả thuận lịch sử.

Thu nhập thấp, áp lực công việc lớn, nhiều giáo viên xin thôi việc

Chu Trang |

Gánh nặng "cơm áo gạo tiền" cộng với áp lực công việc ngày càng cao nên đã có nhiều giáo viên xin thôi việc trong năm qua.

Lộc rừng Tây Bắc: Cây dược liệu quý tạo sinh kế bền vững

Trần Trọng |

Từ những giá trị cây sâm mang lại, tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương đưa loại cây này trở thành dược liệu quý, làm chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân Tây Bắc.

Lộc rừng Tây Bắc: Thuần hóa dược liệu quý hiếm

Trần Trọng |

Sâm Lai Châu là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam mang lại giá trị lớn về dược liệu, đặc biệt chúng mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho người dân ở vùng cao Tây Bắc.

Hái “lộc rừng” kiếm tiền triệu/ngày trên dãy Hoành Sơn

HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Hàng năm, cứ đến độ tháng 3, người dân sống tại dãy Hoành Sơn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rủ nhau lên núi để hái dâu rừng (còn gọi là thanh mai), thu nhập cả triệu đồng mỗi ngày.