Hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng

Khánh Minh |

Ngày 19.3, một số ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đã hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai nước này - trong một thoả thuận lịch sử.

Tăng thanh khoản USD

Theo Reuters, cuối ngày 19.3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và các ngân hàng Trung ương Canada, Anh, Nhật Bản và Thụy Sĩ đã ra tuyên bố nhằm trấn an các thị trường. Trong một phản ứng toàn cầu chưa từng thấy kể từ đỉnh điểm của đại dịch, các ngân hàng trung ương nói trên đã phối hợp hành động để tăng tính thanh khoản của thị trường.

Trong tuyên bố chung, các ngân hàng Trung ương cho biết, để cải thiện hiệu quả hoạt động hoán đổi tiền tệ bằng đồng USD, các thể chế tài chính đang cung cấp các hoạt động bằng USD đã nhất trí tăng tần suất hoạt động hoán đổi USD kỳ hạn 7 ngày từ hằng tuần (hiện nay) lên hằng ngày. Việc tăng tần suất hoán đổi USD sẽ cải thiện cung cấp thanh khoản và là biện pháp bảo đảm thanh khoản quan trọng để giảm những căng thẳng trên thị trường tiền tệ toàn cầu. FED thông báo, hoạt động hoán đổi hằng ngày sẽ bắt đầu ngay từ ngày 20.3 và sẽ tiếp tục cho tới ít nhất là cuối tháng 4.

ECB tuyên bố sẽ hỗ trợ các ngân hàng khu vực đồng Euro bằng các khoản vay nếu cần, đồng thời cho biết thêm, việc Thụy Sĩ giải cứu Credit Suisse là "công cụ" để khôi phục lại sự ổn định.

“Các ngân hàng khu vực đồng Euro có khả năng phục hồi cao, với vị thế vốn và thanh khoản mạnh mẽ. Trong mọi trường hợp, bộ công cụ chính sách của chúng tôi được trang bị đầy đủ để cung cấp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính khu vực đồng euro nếu cần và để duy trì chính sách tiền tệ suôn sẻ" - ECB cho hay.

FED thường cung cấp thanh khoản thông qua hợp đồng hoán đổi USD khi nguồn cung trên thị trường thiếu hụt. Điều này cho phép ngân hàng Trung ương có được các khoản ngoại tệ để phân phối cho giao dịch các ngân hàng thương mại trong nước từ các ngân hàng nước ngoài. FED có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với ngân hàng Trung ương của Canada, Anh, Nhật Bản, Thụy Sĩ và ECB.

Thỏa thuận lịch sử giữa UBS và Credit Suisse

Ngày 19.3, UBS đồng ý trả 3 tỉ franc Thụy Sĩ (3,23 tỉ USD) cho ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ - Credit Suisse có tuổi đời 167 năm và tiếp quản khoản lỗ lên tới 5,4 tỉ USD trong một thỏa thuận có khoản bảo lãnh lớn của Thụy Sĩ và dự kiến ​​​​sẽ khép lại vào cuối năm 2023.

Chủ tịch UBS Colm Kelleher phát biểu: “Đây là một ngày lịch sử ở Thụy Sĩ và thành thật mà nói, chúng tôi hy vọng ngày này sẽ không đến. Nhiều sự kiện trong vài tuần qua đã khiến các cơ quan quản lý trên toàn thế giới hối thúc UBS xem xét việc tiếp quản Credit Suisse để duy trì sự ổn định tài chính toàn cầu". Giám đốc điều hành của UBS, Ralph Hamers cho biết, vẫn còn nhiều chi tiết cần được giải quyết.

Chủ tịch UBS Colm Kelleher tuyên bố sẽ đóng cửa mảng ngân hàng đầu tư của Credit Suisse, nơi có hàng nghìn nhân viên trên toàn thế giới. UBS ước tính ​​tiết kiệm chi phí hằng năm khoảng 7 tỉ USD từ nay đến năm 2027.

Theo ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ, thỏa thuận bao gồm 100 tỉ Franc Thụy Sĩ (108 tỉ USD) hỗ trợ thanh khoản cho UBS và Credit Suisse. Các cổ đông của Credit Suisse sẽ nhận được 1 cổ phiếu UBS cho mỗi 22,48 cổ phiếu Credit Suisse nắm giữ, tương đương 0,76 Franc Thụy Sĩ trên mỗi cổ phiếu với tổng giá trị là 3 tỉ Franc.

Cổ phiếu của Credit Suisse đã mất 1/4 giá trị vào tuần trước. Ngân hàng đã buộc phải sử dụng 54 tỉ USD cứu trợ của ngân hàng trung ương để cố gắng phục hồi và trấn an dư luận.

Khủng hoảng chưa kết thúc

Cuộc "hôn nhân" của hai ngân hàng Thụy Sĩ diễn ra sau những nỗ lực ở Châu Âu và Mỹ nhằm hỗ trợ lĩnh vực này kể từ khi ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature Bank của Mỹ sụp đổ.

Một số nhà đầu tư hoan nghênh các bước đi vào cuối tuần nhưng có lập trường thận trọng.

Brian Jacobsen - chiến lược gia đầu tư cao cấp tại Allspring Global Investments - cho biết: “Với điều kiện các thị trường không phát hiện ra các vấn đề còn sót lại khác, tôi nghĩ điều này sẽ khá tích cực”.

Các vấn đề vẫn còn ở lĩnh vực ngân hàng Mỹ, nơi cổ phiếu ngân hàng vẫn chịu áp lực mặc dù một số ngân hàng lớn đã có động thái gửi 30 tỉ USD để giải cứu ngân hàng First Republic Bank - ngân hàng bị chao đảo sau sự sụp đổ của SVB và Signature Bank. Ngày 19.3, xếp hạng tín dụng của First Republic Bank bị S&P Global hạ cấp sâu hơn, cho thấy, việc giải cứu có thể không giải quyết được vấn đề thanh khoản của ngân hàng này.

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư và chiến lược gia cho rằng, tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu vẫn còn khả năng xảy ra ngay cả sau khi UBS đồng ý tiếp quản Credit Suisse và thông báo về các biện pháp thanh khoản đồng USD giữa các ngân hàng Trung ương.

Sự kiện quan trọng trong tuần này sẽ là quyết định chính sách của FED vào ngày 22.3 với việc các thị trường đang chờ xem liệu tình trạng hỗn loạn gần đây trên toàn cầu có thuyết phục được các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngừng tăng lãi suất hay không?

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phá sản ngân hàng: Chuyện nay trong ám ảnh xưa

Ngạc Ngư |

Các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ mới đây gợi lại những ám ảnh từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng ngân hàng, tài chính tiếp theo.

Lo ngại khủng hoảng ngân hàng đẩy giá dầu quay đầu lao dốc

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 18.3 (giờ Việt Nam), giá dầu quay đầu giảm hơn 2% do lo ngại khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đè nặng lên triển vọng nhu cầu.

Lo ngại khủng hoảng ngân hàng bùng lên ở Châu Âu

Thanh Hà |

Lo ngại về những rủi ro với hệ thống tài chính đã lan rộng vào ngày 15.3 khi cổ phiếu của Credit Suisse, ngân hàng Thụy Sĩ 166 tuổi, lao dốc, làm sâu sắc thêm mối lo cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể đe dọa nền kinh tế trong bối cảnh vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley của Mỹ vừa diễn ra cách đây chưa lâu.

Tháo dỡ loạt công trình xây trái phép trên núi Hòn Rồng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau nhiều năm để xảy tình trạng xây dựng trái phép trên núi Hòn Rồng (Phường Cam Lộc, TP Cam Ranh), đến nay chủ các công trình vi phạm đã tự nguyện tháo dỡ công trình trên đất.

Giãn chu kỳ đăng kiểm: Người dân, doanh nghiệp vận tải thở phào nhẹ nhõm

MINH HÀ - HÀ CHI |

Sau khi Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT của Bộ GTVT có hiệu lực, người dân và các doanh nghiệp vận tải tỏ ra vô cùng vui mừng bởi đây là một trong những giải pháp giảm áp lực cho người dân và đơn vị đăng kiểm đang trong tình trạng quá tải và hoàn toàn phù hợp với xu hướng chất lượng xe cơ giới đang ngày một được nâng cao hiện nay.

Chủ dự án Cocobay nợ BHXH, người lao động 3 năm đi đòi sổ trong vô vọng

THÙY TRANG |

Nghỉ việc tại Cocobay – dự án đình đám tại Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng do Công ty TNHH Emprie Hospitality làm chủ đầu tư đã hơn 3 năm nhưng đến nay nhiều lao động vẫn chưa lấy được sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH). Nguyên nhân là do công ty nợ đóng BHXH kéo dài. Người lao động thời gian qua đi khắp nơi để đòi sổ, nhưng ở đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu.

Khai trừ Đảng đối với giám đốc và 7 cán bộ Trung tâm Đăng kiểm ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Giám đốc cùng 7 cán bộ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S ở Hòa Bình vừa bị khai trừ Đảng.

Kỳ lạ tảng đá phát ra tiếng chuông ngân trong ngôi chùa cổ ở xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trong ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi (ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang lưu giữ 2 tảng đá nặng hàng tạ, trong đó có một tảng đá kỳ lạ, bởi mỗi khi dùng búa gỗ gõ vào liền phát ra tiếng ngân vang, tựa như khi gõ vào chuông đồng.

Phá sản ngân hàng: Chuyện nay trong ám ảnh xưa

Ngạc Ngư |

Các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ mới đây gợi lại những ám ảnh từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng ngân hàng, tài chính tiếp theo.

Lo ngại khủng hoảng ngân hàng đẩy giá dầu quay đầu lao dốc

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 18.3 (giờ Việt Nam), giá dầu quay đầu giảm hơn 2% do lo ngại khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đè nặng lên triển vọng nhu cầu.

Lo ngại khủng hoảng ngân hàng bùng lên ở Châu Âu

Thanh Hà |

Lo ngại về những rủi ro với hệ thống tài chính đã lan rộng vào ngày 15.3 khi cổ phiếu của Credit Suisse, ngân hàng Thụy Sĩ 166 tuổi, lao dốc, làm sâu sắc thêm mối lo cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể đe dọa nền kinh tế trong bối cảnh vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley của Mỹ vừa diễn ra cách đây chưa lâu.