Để sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp

Đức Long |

Giải quyết việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp phải được các trường đại học chủ động thực hiện và không chờ đợi các chính sách của nhà nước. Gốc của vấn đề này là doanh nghiệp, nơi sử dụng sinh viên tốt nghiệp, phải được tham gia vào chương trình đào tạo, thực tập, đánh giá và cuối cùng là tuyển dụng.

Hàng trăm ngàn cử nhân thất nghiệp

Thông tin chính thức từ hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH tổ chức cho thấy, quý I/2016, cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Việc các tân khoa sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm hoặc phải kiếm nghề trái ngành hoặc thậm chí phải đào tạo lại hiện đang là vấn đề nhức nhối của các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Vấn đề này không chỉ đơn giản được giải quyết bởi các chính sách của Nhà nước mà còn cần sự hợp tác của các trường đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động.

Theo số liệu do Bộ LĐTBXH công bố trong quý I/2017, cả nước có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 8.300 người so với quý IV/2016. Tuy nhiên thất nghiệp ở nhóm trình độ cao đẳng và đại học trở lên giảm chưa đáng kể.

Lý giải về tình trạng này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho rằng: “Các cơ sở đào tạo chưa kết nối với doanh nghiệp như một yêu cầu tất yếu để phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá sinh viên đạt chuẩn đầu ra trước khi họ tham gia vào thị trường lao động”.

Theo dự báo của ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐTBXH, năm 2017 sẽ có những chuyển biến nhưng không nhiều. Mới đây, Bộ LĐTBXH đã xây dựng dự thảo “Đề án đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với tham vọng đưa hơn 54.000 lao động có trình độ đi làm ở nước ngoài. Chi phí dự kiến cho đề án này khoảng 1.300 tỉ đồng.

Cần sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo

Trong khi các cơ quan chức năng còn loay hoay tìm giải pháp, thì một số trường đại học đã tự tìm lối đi cho riêng mình. Theo khảo sát của Trường Đại học Bách Khoa - Đại học quốc gia TPHCM, tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp của trường này tăng đều qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 39,5%, 46,7% và 60,6%.

Một trong những chiến lược của trường là chuẩn hóa chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Trường đã đạt chuẩn kiểm định AUN-QA ở 6 chương trình đào tạo, đạt chuẩn kiểm định Kỹ sư Pháp và Châu Âu CTI/EUR-ACE ở 7 chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp.

Còn Trường Đại học Hoa Sen, từ năm 2006 đã tiên phong đưa chỉ số sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp để đánh giá hiệu quả của trường và luôn công khai chỉ số này vào mỗi đầu năm học. PGS-TS Lưu Tiến Hiệp - Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen - cho biết, cách Đại học Hoa Sen giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên chính là sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình đào tạo, tạo môi trường thực hành, thực tập cho sinh viên. Nhà trường có chiến lược xây dựng và giữ gìn chữ tín trong các hoạt động với doanh nghiệp. Doanh nghiệp biết rõ chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo vì họ đã đi cùng các sinh viên trong suốt thời gian học ở đại học nên hoàn toàn có đủ niềm tin vào chất lượng đào tạo khi tuyển dụng.

Cũng chính nhờ vào chiến lược này, sinh viên luôn biết mình đang học kiến thức gì và sẽ ứng dụng như thế nào khi làm việc. Không như nhiều trường khác, sinh viên không hề bỡ ngỡ ngay những ngày đi làm việc đầu tiên tại doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao tỉ lệ sinh viên của Đại học Hoa Sen bắt đầu làm việc từ khi còn đi học năm 2, năm 3 là khá cao và tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp luôn trên 81% và 3 tháng sau tốt nghiệp là 90%.

Cũng theo ông Hiệp, thị trường lao động mà nhà trường nhắm tới không chỉ là trong nước mà là trong toàn khu vực ASEAN và mở rộng ra thế giới. Thêm một điều đáng ghi nhận, chiến lược trở thành “đại học quốc tế của người Việt” của Đại học Hoa Sen bắt đầu gặt hái nhiều thành công khi nhiều chương trình hợp tác quốc tế được mở ra, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức ở Đại học Hoa Sen thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu nước ngoài tham gia.

“Sinh viên tốt nghiệp có chất lượng thật sự và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì sẽ không lo thất nghiệp. Giải quyết việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp phải được các trường đại học chủ động thực hiện và không chờ đợi các chính sách của nhà nước. Gốc của vấn đề này là doanh nghiệp, nơi sử dụng sinh viên tốt nghiệp, phải được tham gia vào chương trình đào tạo, thực tập, đánh giá và cuối cùng là tuyển dụng.

Ngoài ra, hướng các chương trình đến các chuẩn kiểm định quốc tế sẽ bảo đảm chất lượng sinh viên đạt chuẩn mực toàn cầu” - PGS-TS Lưu Tiến Hiệp chia sẻ.

Đức Long
TIN LIÊN QUAN

Hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: Lỗi tại… ông trời?

Thủy Lâm |

Nói về hiện tượng hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp, Giáo sư Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - tại hội thảo “Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập” ngày 22.12 có cho rằng, đó không phải là lỗi của nền giáo dục. Phát biểu này đã gây bất bình cho phần lớn dư luận xã hội, bởi bất cứ ai cũng hiểu rằng, nếu không phải lỗi của nền giáo dục thì chỉ có thể là lỗi tại… ông trời mà thôi.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Công nhân nợ lương ở Lào Cai: Công đoàn đã hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết

Văn Đức |

Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung bị nợ lương gần 1 năm nay được tổ chức Công đoàn hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết.

Bắc Ninh: Báo Lao Động vào cuộc, người lao động được nhận lương sát Tết

Bảo Hân |

Tổng cộng có 15 công nhân đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Gỗ nhựa sinh thái Việt Nam (có nhà máy sản xuất tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị nợ lương đã được trả lương ngay sát Tết, giúp họ có tiền để mua sắm Tết cho gia đình.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp: Lỗi tại… ông trời?

Thủy Lâm |

Nói về hiện tượng hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp, Giáo sư Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - tại hội thảo “Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập” ngày 22.12 có cho rằng, đó không phải là lỗi của nền giáo dục. Phát biểu này đã gây bất bình cho phần lớn dư luận xã hội, bởi bất cứ ai cũng hiểu rằng, nếu không phải lỗi của nền giáo dục thì chỉ có thể là lỗi tại… ông trời mà thôi.