Đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng: Không cần thiết!

Thành Trung |

Việc khoa Luật, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội mở chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có ý kiến cho rằng việc đào tạo sau đại học về phòng chống tham nhũng là không cần thiết.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp - giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cho rằng, việc mở hẳn chương trình đào tạo sau đại học về phòng chống tham nhũng là không cần thiết.

Vì theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp, nội dung về phòng chống tham nhũng đã có ở nhiều môn học về pháp luật, xây dựng đảng, chính trị học.

“Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề này trong chương trình đào tạo”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp nói.

Theo PGS, đi sâu vào nghiên cứu về phòng chống tham nhũng hầu hết là cán bộ làm công tác xây dựng Đảng, về công tác tổ chức và kiểm tra, do đó đối tượng cần đào tạo nên thuộc nhóm này.

Đồng tình với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, các hành vi tham nhũng trong luật phòng chống tham nhũng 2005 đã được chuyển hóa vào trong các điều luật của Bộ luật Hình sự 1999 cũ và Bộ luật Hình sự mới 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Như vậy, theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, có thể thấy việc đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng về cơ bản là nằm trong đào tạo chuyên ngành luật hình sự nói chung.

Luật sư Thơm cho rằng, dưới góc độ pháp luật hình sự, nhóm tội liên quan đến tham nhũng là do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, trừ trường hợp đồng phạm.

"Do đó, việc đào tạo về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng nên được thực hiện trong nội bộ các trường Đảng, trường bồi dưỡng cán bộ sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn hơn", luật sư Thơm nêu quan điểm.

Theo luật sư Thơm, nếu cần thiết đào tạo thạc sĩ phòng, chống tham nhũng thì nên bổ sung chuyên sâu thêm vào chuyên ngành thạc sĩ luật học, vì như vậy sẽ thực tế hơn.

"Cứ mở ngành, đào tạo tràn lan rồi không biết các thạc sĩ phòng chống tham nhũng sẽ làm ở đâu và cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận", luật sư Thơm băn khoăn.

Trước đó, ngày 2.8, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội đã công bố Chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

Chương trình này được xây dựng với mục tiêu đào tạo chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu về lĩnh vực này ở Việt Nam, như: Cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cơ sở học thuật, cơ quan truyền thông...

Đối tượng tuyển sinh được mở rộng gồm những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật, những người có bằng tốt nghiệp các ngành liên quan mật thiết đến quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Đào tạo một thạc sĩ phòng chống tham nhũng chỉ hết hơn 20 triệu đồng

Thành Trung |

Học phí chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được thu theo quy định của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng: Khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"

PV |

Đó là chỉ đạo của ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm với Ban Nội chính 63 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 18.7.

Chủ tịch Quốc hội nói gì về dự Luật Phòng, chống tham nhũng?

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hiện sau 2 kỳ họp còn một số vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu đến dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Đào tạo một thạc sĩ phòng chống tham nhũng chỉ hết hơn 20 triệu đồng

Thành Trung |

Học phí chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được thu theo quy định của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng: Khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"

PV |

Đó là chỉ đạo của ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm với Ban Nội chính 63 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 18.7.

Chủ tịch Quốc hội nói gì về dự Luật Phòng, chống tham nhũng?

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hiện sau 2 kỳ họp còn một số vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu đến dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).