Công nghiệp hỗ trợ: Đòn bẩy tiến nhanh đến nền nông nghiệp thông minh

Phong Nguyễn |

Hướng tới nền nông nghiệp thông minh, không thể tách rời khỏi sản xuất hiện đại, chế biến sâu, tham gia chuỗi toàn cầu với sự góp sức của công nghiệp hỗ trợ.

Tiến tới nền nông nghiệp thông minh

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), nông nghiệp thông minh đòi hỏi người nông dân phải nâng cao năng lực để thích ứng với bối cảnh mới, người nông dân thực sự cần được hỗ trợ trong tiếp cận nền nông nghiệp thông minh.

Hiện nay, ở nông thôn có đến 63% dân số sử dụng internet thường xuyên, khá thuận lợi để nông dân dùng điện thoại thông minh trong quản lý dữ liệu về điều kiện môi trường, thời tiết, lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất nông nghiệp, giá cả, diện tích đất canh tác, cả việc nắm bắt nhu cầu thị trường nông sản, khuyến nông… đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp.

Theo ông Đặng Tấn Giang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng, từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đến nay tỉnh Sóc Trăng đã từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, áp dụng công nghệ 4.0 và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ gắn sản xuất với thị trường và các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, nông dân liên kết để tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn.

Điển hình như cánh đồng mẫu lớn trồng lúa đặc sản Sóc Trăng ở thị xã Ngã Năm; huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên; vùng nuôi tôm tập trung ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Cù Lao Dung… góp phần nâng cao chất lượng và tạo ra sản phẩm có giá trị ngày càng cao làm nền tảng cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Việc Tập đoàn Tân Long đưa vào sử dụng nhà máy chế biến gạo quy mô lớn nhất Đông Nam Á có diện tích 161.000m2, áp dụng công nghệ theo tiêu chuẩn Châu Âu với công suất mỗi ngày sấy 4.800 tấn lúa, chế biến lúa khô 1.600 tấn, sản xuất 1.000 tấn gạo thành phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là bằng chứng sinh động cho việc áp dụng công nghệ - công nghiệp hỗ trợ vào sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đặc biệt, thời gian gần đây, ngành bảo vệ thực vật đã thí điểm sử dụng máy bay không người lái (drone, flycam) vào giám sát, chăm sóc cây trồng.

Công nghiệp hỗ trợ giúp tăng giá trị nông sản lên hàng chục lần

Theo bà Lê Thị Nguyên Hà, Giám đốc Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà, công nhận tầm quan trọng của việc đầu tư công nghệ chế biến cho trái cây.

“Nếu đưa sản phẩm này vào chế biến sẽ mang lại giá trị kinh tế cao và tăng thu nhập cho bà con nông dân” - bà Hà khẳng định.

Còn ông Nông Ngọc Trung - Chủ tịch Công ty CP Nông lâm nghiệp Cánh Đồng Vàng chia sẻ: Đơn cử như đối với mặt hàng trái cây, cụ thể là trái thanh long, với giá tươi từ 7.000-10.000 đồng/kg, 11kg thanh long tươi khi sấy khô sẽ cho 1kg thành phẩm. Giá thanh long sấy khoảng 15 USD/kg, tương đương trên 300.000 đồng.

Ngoài giá trị gia tăng, sản phẩm qua chế biến cũng có thời gian bảo quản dài hơn, có thể lên tới hằng năm.

Qua tính toán của ông Trung, mỗi container hàng từ Bình Thuận tới cửa khẩu và đóng thuế qua Trung Quốc chi phí khoảng 100 triệu đồng. Nếu tối ưu hóa số lượng hàng trên mỗi container bằng cách sấy khô thì chi phí sẽ giảm tới 11 lần. Điều này cho thấy tối ưu hóa giá trị của nhóm hàng nông sản bằng chế biến sâu đóng vai trò quan trọng. Muốn vậy, cần có sự giúp sức của công nghiệp hỗ trợ.

Với lợi thế có nhiều mặt hàng chủ lực như: Caosu, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và hàng chục loại trái cây tươi, tỉnh Đồng Nai đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư chế biến sâu như: Vinacafé Biên Hòa, Nestlé Việt Nam, Nhà máy Sản xuất cà phê hòa tan Tín Nghĩa…

“Cơ giới hóa nông nghiệp (NN) đã đẩy mạnh việc gia tăng trang thiết bị, máy móc vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đặc biệt đã thay thế lực lượng lao động trong NN.

Bộ NNPTNT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 (Quyết định số 858/QĐ-TTg), sắp tới là nghị định cơ giới hóa đồng bộ với định hướng: “Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ thông minh trong các khâu sản xuất nông nghiệp” - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam.

Phong Nguyễn 
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Đưa công nghiệp hỗ trợ bắt nhanh với chuyển đổi số

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đặt mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; khoảng 2.000 doanh nghiệp (DN) đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành CNHT cần được đầu tư để hòa nhịp vào chương trình chuyển đổi số...

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khích lệ để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế

Phong Nguyễn |

Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Công nghiệp hỗ trợ: Đưa công nghiệp hỗ trợ bắt nhanh với chuyển đổi số

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đặt mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; khoảng 2.000 doanh nghiệp (DN) đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành CNHT cần được đầu tư để hòa nhịp vào chương trình chuyển đổi số...

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khích lệ để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế

Phong Nguyễn |

Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.