Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Lay lắt trên đất vàng sau cổ phần hóa

QUANG DÂN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Dù sở hữu nhiều lô đất có vị trí đẹp, song cả Tổng Công ty Sông Hồng và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế (Interserco) sau cổ phần hoá (CPH) đều đang vận hành theo hình thái “phú quý giật lùi”. Giải pháp tối ưu hiện nay là buộc phải nhanh chóng thoái vốn nhà nước với hy vọng thu hút được các nguồn lực khác nhằm vực dậy doanh nghiệp.

Nợ nần trên đất vàng

Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng (UPCoM: SHG) là ví dụ điển hình nhất của việc thất bại CPH doanh nghiệp nhà nước, bởi thực tế từ doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, SHG lao dốc về mọi mặt sau quá trình CPH với hàng loạt khoản đầu tư thua lỗ và các dự án bất động sản dở dang.

Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 của SHG cho biết, tính đến ngày 30.6.2022, doanh nghiệp này đang gánh số lỗ lũy kế hơn 1.150 tỉ đồng, điều này khiến vốn chủ sở hữu Tổng công ty âm đến 823 tỉ đồng, trong khi vốn góp của chủ sở hữu là 270 tỉ đồng. Được biết hiện nay, Bộ Xây dựng đang đại diện nhà nước nắm giữ 49% cổ phần SHG.

Bên cạnh đó, tổng nợ phải trả Tổng Công ty Sông Hồng còn hơn 1.732 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 1.252 tỉ đồng, cao gấp 2,6 lần so với tài sản ngắn hạn (470 tỉ đồng), điều này đồng nghĩa với hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) tại SHG là 0,37.

Theo lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số càng gần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.

Trước đó, trao đổi với PV Lao Động về khó khăn của doanh nghiệp, đại diện Tổng Công ty Sông Hồng cho biết, để duy trì bộ máy, hiện doanh nghiệp đang sống nhờ vào việc cho thuê mặt bằng.

Theo ông Trần Anh Tài - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Hồng, đơn vị đã làm thủ tục thoái vốn, đã đấu giá và nhà đầu tư đã đặt cọc nhưng khi chuẩn bị xong lại vướng một số quy định trong Nghị định 140/2020 (về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần) nên buộc phải dừng lại. Giải pháp duy nhất hiện nay là buộc phải thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp với hy vọng là thu hút được các nguồn vốn khác từ bên ngoài để vực dậy doanh nghiệp. Hiện đơn vị đã trình phương án thoái vốn nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết.

Đáng nói, Tổng Công ty Sông Hồng đang “lay lắt” trên đống "đất vàng", khi nhìn vào danh mục đầu tư của doanh nghiệp này không thiếu những dự án tiềm năng. Đơn cử, SHG chính là chủ đầu tư dự án Sông Hồng Tower; dự án lập quy hoạch chi tiết khu đất tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; dự án lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại khu đất 70-72 An Dương; Dự án xây dựng nhà ở tái định cư tại ô đất ký hiệu CCTP tại Đền Lừ III và Dự án khách sạn Royal Sông Hồng.

Thua lỗ sau cổ phần hoá

Tượng tự, Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế (Interserco, UPCoM: ILS) cũng đang ghi nhận tình trạng lỗ chồng lỗ năm thứ 4 liên tiếp kể từ sau khi CPH, dù sở hữu khá nhiều mảnh đất có vị trí “đắc địa” tại Hà Nội.

Theo đó, báo cáo tài chính quý IV/2022 của ILS báo lỗ sau thuế 17 tỉ đồng trong năm 2022, các năm trước đó, ILS lần lượt lỗ 17 tỉ đồng (2021), 2 tỉ đồng (2020) và 4 tỉ đồng (2019). Lũy kế đến ngày 31.12.2022, ILS đang lỗ lũy kế 77 tỉ đồng.

Đáng chú ý, ILS và các công ty con, công ty liên kết đang nắm giữ khá nhiều lô đất vàng ở Hà Nội, gồm lô đất 17 Phạm Hùng (nằm ở ngã tư Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết) có diện tích 47.029m2; lô đất 358 đường Láng, quận Đống Đa có diện tích 2.716m2; lô đất tại Cụm 4 xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức có diện tích 21.081m2; lô đất Cảng Hồng Hà, 302 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây; lô đất của Trường Trung cấp nghề Interserco ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức...

Tính đến cuối năm 2022, vốn điều lệ ILS đạt 360 tỉ đồng, trong đó vốn góp nhà nước 45%, Công ty cổ phần Logistics Hàng không ALS nắm giữ 27%.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, kết quả CPH doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước thời gian qua đã không đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là các doanh nghiệp trong diện CPH hầu hết là các doanh nghiệp lớn, tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai và một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực đất đai khiến doanh nghiệp thực hiện CPH phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.

Chuyên gia kinh tế này cho rằng, nếu thực hiện tốt việc tách quá trình xử lý liên quan đến đất đai ra khỏi quá trình CPH sẽ tạo hướng khả thi và hiệu quả cao trong giải bài toán khó nhất, vướng nhất hiện nay là xác định giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước cần CPH. Những đơn vị mà hiện đang nắm giữ những diện tích đất ở vị trí đẹp trong khu đô thị và cả ở những khu vực hẻo lánh khó xác định giá trị trường. Qua đó, tránh định giá giá trị doanh nghiệp sai khi xây dựng phương án CPH và giảm thiểu tình trạng cán bộ sợ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không dám quyết định, khi có vướng mắc liên quan đến vấn đề xử lý đất đai…

QUANG DÂN - ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cổ phần hóa loạt doanh nghiệp nhà nước

Cẩm Hà |

Từ thành công của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sau cổ phần hóa, Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam đề xuất đẩy nhanh cổ phần hóa loạt DNNN.

Tăng tốc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ thực tế kết quả cổ phần hóa và thoái vốn giai đoạn 2016-2020 quá thấp, hiện có nhiều đề xuất về giải pháp để đẩy mạnh quá trình thoái vốn giai đoạn 2022-2025. Trong đó, vai trò của người đứng đầu các đơn vị được coi là yếu tố then chốt.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tránh đồng nhất với cổ phần hoá

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Đề xuất cổ phần hóa loạt doanh nghiệp nhà nước

Cẩm Hà |

Từ thành công của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sau cổ phần hóa, Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam đề xuất đẩy nhanh cổ phần hóa loạt DNNN.

Tăng tốc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ thực tế kết quả cổ phần hóa và thoái vốn giai đoạn 2016-2020 quá thấp, hiện có nhiều đề xuất về giải pháp để đẩy mạnh quá trình thoái vốn giai đoạn 2022-2025. Trong đó, vai trò của người đứng đầu các đơn vị được coi là yếu tố then chốt.

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tránh đồng nhất với cổ phần hoá

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.