Cô gái xương thủy tinh với hành trình làm hoa sáp

PHƯƠNG ANH |

Mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh, nhưng với nghị lực vươn lên, chị Bùi Thị Yến Nhi (ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã quyết tâm khởi nghiệp với nghề làm hoa sáp. Công việc này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho chị mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Nghị lực phi thường của cô gái xương thủy tinh

Sinh ra có phần kém may mắn hơn các bạn bè với thân hình nhỏ nhắn và phải di chuyển bằng 10 đầu ngón chân, nhưng chị Bùi Thị Yến Nhi không buông xuôi cho số phận mà luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Vốn yêu thích kinh doanh nên chị Nhi tập tành làm những sản phẩm từ hoa sáp rồi đăng lên mạng xã hội, không ngờ nhiều người chú ý và hỏi mua. Vậy là từ năm 2019, chị Nhi quyết định khởi nghiệp với nghề làm hoa sáp.

Chia sẻ về con đường khởi nghiệp, chị Nhi cho biết: Lúc trước, chị chọn học nghề dược để sau này có thể tự mình kinh doanh, bán thuốc tại nhà. Nhưng do không đáp ứng được tiêu chí sức khỏe nên chị đành gác lại ước mơ.

Cô gái xương thủy tinh Bùi Thị Yến Nhi (Ngã Sáu, Châu Thành, Hậu Giang) bên sản phẩm hoa sáp do chính chị thực hiện. Ảnh: NVCC
Cô gái xương thủy tinh Bùi Thị Yến Nhi bên sản phẩm hoa sáp do chính chị thực hiện. Ảnh: NVCC

“Lúc ấy tôi nghĩ đến nghề làm hoa sáp nên tìm trên mạng để học cách thức làm hoa. Ở quê nguồn hàng không có nên phải tự đi TP Hồ Chí Minh tìm. Mặc dù đi lại khó khăn nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người tàn tật. Người bình thường làm được tại sao mình không làm được”, chị Yến Nhi nói.

Từ những ngày đầu, chỉ có vài đơn hàng, đến nay khách hàng của chị Nhi đến từ nhiều vùng, miền trên cả nước. Mặc dù không mở cơ sở sản xuất, chủ yếu bán trên hệ thống online nhưng đơn hàng vẫn đều đặn quanh năm. Những dịp lễ, tết là thời gian bận rộn nhất của chị Nhi. Hiện nay, trung bình mỗi tháng chị Nhi có gần 1.000 đơn hàng, gần 50 cộng tác viên bán sản phẩm.

Chỉ với nguyên liệu từ sáp thơm, với bàn tay khéo léo, Nhi tỉ mỉ tạo ra những bó hoa hồng sáp đẹp mắt, sinh động. Để làm mới sản phẩm, Nhi còn tận dụng cây lúa, cây tre, lục bình… để đưa vào các sản phẩm của mình. Mỗi ngày là những mẫu mã mới, thiết kế bắt mắt để vừa tăng sức cạnh tranh, vừa là cách để chị giữ chân khách hàng. Nhờ vậy mà sản phẩm làm ra luôn được tiêu thụ hết, nhiều chị em gần xa cũng tìm đến và trở thành khách sỉ, cộng tác viên bán hàng với chị.

Mô hình sản xuất và kinh doanh hoa sáp của chị Bùi Thị Yến Nhi đạt giải 3 cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Ảnh: NVCC
Mô hình sản xuất và kinh doanh hoa sáp của chị Bùi Thị Yến Nhi đạt giải 3 cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Ảnh: NVCC

Chị Nhi thông tin thêm, mô hình sản xuất và kinh doanh hoa sáp của chị đã đạt giải 3 cuộc thi “Tìm ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2022” và giải 3 cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức vào 14.10 vừa qua.

“Muốn giúp đỡ nhiều hơn với người có hoàn cảnh giống mình”

Chị Nhi chia sẻ, bản thân đã khiếm khuyết nên rất hiểu và thông cảm với những người cùng cảnh ngộ. Vì vậy, nếu có điều kiện, chị sẽ mở rộng kinh doanh để tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ và những bạn khuyết tật giống mình. Hiện có khoảng 10 chị em thường xuyên nhận hoa của Nhi để gia công, thu nhập mỗi tháng 3 - 4 triệu đồng.

“Mình muốn truyền động lực, giúp đỡ các bạn vượt qua tự ti, mặc cảm. Vì vậy, các bạn có tâm muốn học nghề, mình sẽ tận tình chỉ dạy”, chị Nhi vui vẻ cho biết thêm.

Gắn bó với chị Nhi đã vài mùa hoa, chị Trương Thị Quế Anh ở thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết bản rất ngưỡng mộ tinh thần vượt lên số phận của chị Yến Nhi “Chị ấy luôn truyền cho mọi người nguồn năng lượng tích cực. Cũng nhờ chị Nhi mà mình có thêm công việc và thu nhập từ kinh doanh hoa sáp”, Quế Anh cho biết.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Điều xuất phát từ trái tim của phụ nữ

linh nguyên |

Đến Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào một ngày cuối thu, gặp lúc Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Vũ Thị Kim Oanh đang cùng người bệnh luyện tập phục hồi chức năng bàn tay. Chứng kiến sự kiên nhẫn, tận tình giúp người bệnh từng chút một để lấy lại cảm giác và chức năng của các ngón tay có thể cảm phục một người phụ nữ đang đảm nhận rất nhiều vai trò, công việc, mà vai trò nào, công việc nào cũng được chị hoàn thành xuất sắc bằng chính tấm lòng và tình cảm.

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ vẽ tranh bằng chân

PHƯƠNG ANH |

Việc vẽ tranh vốn đã không dễ dàng với người những người bình thường, đối với người khiếm khuyết thì còn tăng lên gấp bội. Vậy mà chị Huỳnh Thị Xậm (46 tuổi) ở xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) lại vẽ nên những tác phẩm rất sinh động bằng bàn chân không lành lặn của mình.

Hành trình vượt lên số phận của chàng trai mắc bệnh xương thủy tinh

Thanh Hương |

Hành trình vượt lên số phận của chàng trai mắc căn bệnh xương thủy tinh Thân Ngọc Mạnh sẽ được kể lại trong chương trình “Trạm yêu thương” với chủ đề “Tiếng chuông ngân xa”, phát sóng vào 10h ngày 7.10 trên kênh VTV1.

Trắc nghiệm: Bạn biết gì về bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại?

NHÓM PV |

Đây là bộ phim đạt doanh thu “khủng” khi vượt qua 2 tỉ USD.

Thi uống bia tại hội trại TP Uông Bí gây nhiều ý kiến trái chiều

Diệu Hoàng |

Chiều 21.10, trên các trang mạng xã hội Facebook xuất hiện clip về cuộc thi uống bia diễn ra tại hội trại ở TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đáng chú ý, trong cuộc thi này nghi vấn có cả học sinh cấp 3, chưa đủ 18 tuổi tham gia. Sự việc tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Giá gạo tăng liên tiếp, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán

VÂN HI |

Giá gạo xuất khẩu tăng, kéo theo giá gạo bán lẻ trong nước cũng tăng. Tại TP Hà Nội, giá gạo tăng liên tục khiến nhiều tiểu thương lo lắng không dám nhập hàng về bán.

4 nhà thầu vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nêu lý do không bồi thường

Việt Dũng |

Trong số 5 doanh nghiệp, chỉ duy nhất Tổng Công ty Xây dựng số 1 cho rằng, để nhà thầu chịu trách nhiệm với các thiệt hại nếu có của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ hợp lý hơn.

Tin 20h: Nghỉ hưu từ sớm, người trẻ đối mặt với nhiều rủi ro

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 21.10.2023: Nhiều người trẻ hướng đến trào lưu nghỉ hưu sớm, chuyên gia lưu ý điều gì?; Nguy cơ đóng cửa trở lại trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hoà Bình; Tiếp tục tìm kiếm 13 ngư dân mất tích đến hết ngày 22.10;...

Điều xuất phát từ trái tim của phụ nữ

linh nguyên |

Đến Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào một ngày cuối thu, gặp lúc Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Vũ Thị Kim Oanh đang cùng người bệnh luyện tập phục hồi chức năng bàn tay. Chứng kiến sự kiên nhẫn, tận tình giúp người bệnh từng chút một để lấy lại cảm giác và chức năng của các ngón tay có thể cảm phục một người phụ nữ đang đảm nhận rất nhiều vai trò, công việc, mà vai trò nào, công việc nào cũng được chị hoàn thành xuất sắc bằng chính tấm lòng và tình cảm.

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ vẽ tranh bằng chân

PHƯƠNG ANH |

Việc vẽ tranh vốn đã không dễ dàng với người những người bình thường, đối với người khiếm khuyết thì còn tăng lên gấp bội. Vậy mà chị Huỳnh Thị Xậm (46 tuổi) ở xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) lại vẽ nên những tác phẩm rất sinh động bằng bàn chân không lành lặn của mình.

Hành trình vượt lên số phận của chàng trai mắc bệnh xương thủy tinh

Thanh Hương |

Hành trình vượt lên số phận của chàng trai mắc căn bệnh xương thủy tinh Thân Ngọc Mạnh sẽ được kể lại trong chương trình “Trạm yêu thương” với chủ đề “Tiếng chuông ngân xa”, phát sóng vào 10h ngày 7.10 trên kênh VTV1.