Thiếu nhân lực y tế bệnh viện công:

Chờ gói giải pháp tăng sức hấp dẫn của bệnh viện công

Thuỳ Trang - Bảo Trung |

Thiếu nhân lực, các bệnh viện công tất nhiên phải tuyển dụng, nhưng nơi chỉ nhận được 1 hồ sơ ứng tuyển, nơi chấp nhận tìm bác sĩ hợp đồng trong lúc đợi tuyển cho ra nhân lực phù hợp. Tuy nhiên, cơ chế chính sách không có, không thoả mãn được những bác sĩ tay nghề cao khiến họ đến rồi lại đi.

Cần 20 nhưng chỉ 1 người ứng tuyển

Vừa nghỉ hưu từ đầu tháng 11, bác sĩ Lê Văn Sỹ - nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, Đà Nẵng - vẫn trăn trở về phương án tuyển dụng để đảm bảo số lượng nhân viên y tế nơi ông gắn bó nhiều năm trước khi về hưu.

Trước đó, sau dịch bệnh COVID-19, có khoảng 24 nhân viên y tế tại Trung tâm y tế, hệ dự phòng và các trạm y tế xã phường quận Liên Chiểu đã xin nghỉ việc. Điều này làm ảnh hưởng đến việc vận hành của Trung tâm y tế rất nhiều, đặc biệt, trong số đó có đến hơn 20 bác sĩ nghỉ việc.

“Họ đều là những bác sĩ có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản nên khi trung tâm mất đi số lượng nhân viên y tế này đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Nguyên nhân của việc nhân viên y tế nghỉ việc thì có rất nhiều, lý do cá nhân, gia đình, chuyển nơi sinh sống… tuy nhiên phần lớn vẫn là lý do kinh tế, thu nhập của nhân viên y tế còn thấp" - ông Sỹ cho hay.

Vậy nhưng, một vấn đề khác phát sinh lúc này là việc tuyển dụng nhân lực y tế ở bệnh viện công hiện nay không dễ, thậm chí, nếu có tuyển dụng được lúc này cũng cần thời gian mới có được lực lượng y tế có kinh nghiệm đã nghỉ việc.

Bởi dù bây giờ có tuyển lại thì cũng chỉ tuyển được bác sĩ mới ra trường, phải đào tạo mất 18 tháng thì họ mới có chứng chỉ hành nghề, rồi còn phải đưa đi học lên thêm, tích luỹ kinh nghiệm… Một bác sĩ ra trường phải mất 4 đến 5 năm mới có thể vững vàng trên vị trí của họ.

Trong khi thực tế, bệnh viện công giờ đây không còn là địa chỉ "hot" nữa. Trước đây, sinh viên y khoa ra trường để xin một suất vào bệnh viện công phải thi tuyển trầy trật thì nay nhiều bác sĩ mới ra trường lựa chọn về tuyến quận huyện làm việc đến khi có được chứng chỉ hành nghề thì rời đi.

"Vì lương của họ dù học 6 năm cũng chỉ được tính bằng một điều dưỡng tốt nghiệp đại học, bằng với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Dù cho có những chính sách hỗ trợ thêm đi chăng nữa thì cũng chỉ có bác sĩ có thâm niên mới tăng được lương cao chứ bác sĩ mới ra trường thì chỉ thêm được vài trăm, vài triệu đồng.

Riêng Trung tâm Y tế Liên Chiểu thời gian qua đã có chính sách nâng mức lương tăng thêm để nhân viên y tế có bồi dưỡng thêm, nhưng nguồn lực ở quận, huyện cũng còn hạn chế, không thể đạt được như mong muốn.

Nói vậy nhưng đâu phải tuyển được ngay, chúng tôi gởi thông tin ra trường Đại học Y Huế nhưng đến giờ mới chỉ có 1 người nộp đơn dự tuyển. Trong khi số lượng cần tuyển là hơn 20 bác sĩ đa khoa" - ông Sỹ chia sẻ.

Chờ giải pháp tăng sức hấp dẫn bệnh viện công

Bà Lê Thị Như Hồng, đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, dù là giải pháp trước mắt hay lâu dài thì cũng phải chú trọng tăng cường sức hấp dẫn của các bệnh viện công lập thì mới giữ chân được nhân viên y tế.

Cụ thể, đại biểu Hồng đề nghị, Sở Y tế thành phố cần đánh giá sớm tình trạng mất cân đối, dự báo nhu cầu sắp tới, có phương án cân đối giữa các địa bàn đồng thời xây dựng và đề xuất các chính sách dành cho bác sĩ và nhân viên y tế như hỗ trợ phụ cấp đặc thù cho nhân lực tuyến cơ sở và đặc thù, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút bác sĩ đa khoa và sau đại học và chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp từng tuyến y tế.

Đối với khoản phụ cấp đặc thù của thành phố thì đề xuất tiếp tục chính sách hỗ trợ các bác sĩ trạm y tế và công chức, viên chức hợp đồng lao động cho một số bệnh viện chuyên khoa; nghiên cứu phụ cấp ưu đãi chi công chức, người lao động tại các đơn vị giao thực hiện nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng cung ứng dịch vụ công cộng… Việc đề xuất chính sách thu hút phát triển nhân lực chất lượng cao thì số lượng phù hợp với từng đơn vị.

Ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk - thông tin, trên cơ sở đề án vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp đã được phê duyệt và số lượng người làm việc được giao, Sở Y tế sẽ tiếp tục triển khai công tác tuyển dụng đủ nguồn nhân lực y tế có trình độ bác sĩ theo cơ cấu chức danh nghề nghiệp, phân bổ số lượng người làm việc phù hợp với vị trí việc làm, ổn định nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ tại các đơn vị.

Trong năm 2021-2022, Sở Y tế đã triển khai tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp với con số tuyển dụng mới 578 viên chức (174 bác sĩ, 404 nhân lực y tế khác) kịp thời bổ sung, duy trì nhân lực đáp ứng công tác phòng chống dịch và khám điều trị tại các cơ sở y tế. Năm 2023, đơn vị sẽ tiếp tục kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân lực triển khai thực hiện kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành.

Theo ông Phi La, tăng cường công tác đào tạo sau đại học cho đối tượng viên chức có trình độ bác sĩ y khoa, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thực hành các chức danh chuyên môn, chuyên khoa là rất quan trọng trong thời điểm này. Ngoài ra, một việc cần làm nữa mà đơn vị hướng đến trong tương lai gần đó là triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, khắc phục tình trạng bác sĩ thôi việc chuyển ra khỏi ngành y tế.

Bên cạnh việc đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách do Trung ương, bộ, ngành quy định thì tỉnh Đắk Lắk còn thực hiện các chế độ chính sách theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, quy định một số chế độ chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với viên chức công tác trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, tập trung đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh và khám, điều trị; nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ y tế công, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân; tăng thêm nguồn thu nhập đối với viên chức, nhất là đối tượng bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu; nhằm giảm bớt khó khăn, kịp thời động viên cán bộ y tế yên tâm công tác phục vụ lâu dài trong ngành y tế, đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Vẫn còn  những điểm sáng

Trước thực trạng nhiều y bác sĩ đưa đơn xin nghỉ việc, chuyển từ các cơ sở công lập sang tư nhân thì vẫn còn đó nhiều người rất tâm huyết, quyết bám trụ lại địa phương để giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân. Trong số đó, không ít nhân sự là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ, tâm huyết với nghề.

Tại Cư San, một trong những xã vùng sâu khó khăn nhất của huyện M’Drắk (Đắk Lắk), toàn vùng hiện có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào (chiếm khoảng 99,8%), việc người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế rất khó khăn.

Y sĩ Vàng Seo Lìn (công tác tại Trạm Y tế xã Cư San) tâm sự: "Ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tôi còn thường xuyên đến tận nhà hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con những kiến thức phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh. Là người địa phương, nên tôi am hiểu phong tục tập quán, dễ dàng tiếp cận với bà con nên việc tuyên truyền rất hiệu quả. Tôi lập nhóm Zalo cộng tác viên y tế thôn, xây dựng trang Zalo của trạm để cập nhật về tình hình dịch bệnh và cũng là kênh thông tin để người dân phản ánh những vấn đề nóng".

Thuỳ Trang - Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

Thiếu nhân lực y tế bệnh viện công: Địa phương mất bác sĩ tay nghề cao, bệnh nhân chịu thiệt

Nguyễn Thuỳ - Bảo Trung |

Trong số 159 nhân viên y tế tại Đắk Lắk nghỉ việc trong hơn 2 năm dịch bệnh thì có 50% là bác sĩ có kinh nghiệm, nhiều năm công tác ở các chuyên khoa. Trong khi đó, để tuyển dụng, đào tạo một bác sĩ được như vậy mất từ 4 đến 5 năm. Việc mất nhân lực chất lượng cao trong các bệnh viện công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên khiến chính người bệnh phải chịu thiệt.

Thiếu nhân viên y tế bệnh viện công, cần 20 nhưng chỉ 1 người ứng tuyển

THUỲ TRANG |

Đăng tuyển 20 bác sĩ đa khoa nhưng một trung tâm y tế tại TP Đà Nẵng chỉ nhận được hồ sơ dự tuyển của một người. Dù đơn vị này gởi thông tin đến Đại học Y dược Huế để đón nguồn nhân lực là sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường nhưng cũng không ăn thua. Việc tuyển dụng nhân viên y tế đang gặp khó khăn ở nhiều địa phương.

Bên hành lang bệnh viện: Bệnh viện công, bệnh viện tư nghìn tỉ bỏ hoang

Vân Trường |

Tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra nhiều năm qua, trong khi đó không ít bệnh viện có mức đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cả ở khu vực công và khu vực tư lại đang bỏ hoang.

Bác sĩ bệnh viện công mong muốn sớm tăng lương để có Tết đủ đầy

Kim Nhung |

Đề xuất tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1.800.000 đồng/tháng hiện nhận được rất nhiều người mong chờ. Đặc biệt với các bác sĩ tại cơ sở y tế công lập - những người đang chật vật với cuộc sống mưu sinh sau khi cởi bỏ lớp áo trắng blouse.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Thiếu nhân lực y tế bệnh viện công: Địa phương mất bác sĩ tay nghề cao, bệnh nhân chịu thiệt

Nguyễn Thuỳ - Bảo Trung |

Trong số 159 nhân viên y tế tại Đắk Lắk nghỉ việc trong hơn 2 năm dịch bệnh thì có 50% là bác sĩ có kinh nghiệm, nhiều năm công tác ở các chuyên khoa. Trong khi đó, để tuyển dụng, đào tạo một bác sĩ được như vậy mất từ 4 đến 5 năm. Việc mất nhân lực chất lượng cao trong các bệnh viện công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên khiến chính người bệnh phải chịu thiệt.

Thiếu nhân viên y tế bệnh viện công, cần 20 nhưng chỉ 1 người ứng tuyển

THUỲ TRANG |

Đăng tuyển 20 bác sĩ đa khoa nhưng một trung tâm y tế tại TP Đà Nẵng chỉ nhận được hồ sơ dự tuyển của một người. Dù đơn vị này gởi thông tin đến Đại học Y dược Huế để đón nguồn nhân lực là sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường nhưng cũng không ăn thua. Việc tuyển dụng nhân viên y tế đang gặp khó khăn ở nhiều địa phương.

Bên hành lang bệnh viện: Bệnh viện công, bệnh viện tư nghìn tỉ bỏ hoang

Vân Trường |

Tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra nhiều năm qua, trong khi đó không ít bệnh viện có mức đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cả ở khu vực công và khu vực tư lại đang bỏ hoang.

Bác sĩ bệnh viện công mong muốn sớm tăng lương để có Tết đủ đầy

Kim Nhung |

Đề xuất tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1.800.000 đồng/tháng hiện nhận được rất nhiều người mong chờ. Đặc biệt với các bác sĩ tại cơ sở y tế công lập - những người đang chật vật với cuộc sống mưu sinh sau khi cởi bỏ lớp áo trắng blouse.