Chính quyền nỗ lực hỗ người dân khi bị cấm chăn nuôi trong nội thành

Phạm Đông - Đức Văn |

Sau hơn 5 tháng thực hiện nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND về việc cấm chăn nuôi trong nội thành Hà Nội, nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang đứng trước nỗi lo chuyển đổi mô hình kinh doanh mới phù hợp hơn với văn minh đô thị.

Người dân chuyển nghề chăn nuôi

Từ khi nghị quyết số 02 của HĐND TP.Hà Nội có hiệu lực, trên địa bàn thành phố số lượng, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đã giảm đi đáng kể. Thời hạn di dời hoặc chấm dứt hoạt động cơ sở chăn nuôi đến ngày 31.12.2023. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề nghiệp khiến các hộ chăn nuôi ở những khu vực này gặp không ít trở ngại.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến (tổ 22, phường Long Biên, quận Long Biên) đã làm chăn nuôi gần 30 năm. Chia sẻ với phóng viên, ông cho biết từ khi còn trẻ ông đã tới đây tôn tạo, khai hoang, phục hóa khu đất bồi sông Hồng.

Ông Nguyễn Văn Tiến (60 tuổi) trăn trở về việc cấm chăn nuôi trong nội thành.

Ông Tiến bắt đầu nuôi con trâu đầu tiên bằng số vốn vay mượn là 1,8 triệu đồng. Tính đến nay, đàn trâu đã gần 150 con, chúng sinh trưởng khỏe mạnh, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Ngoài nuôi trâu, ông Tiến còn nuôi gần 30 con lợn để tăng gia sản xuất, kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Việc chăn nuôi cũng tạo công việc cho 3-5 lao động với mức lương từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Việc chăn trâu của gia đình ông Tiến cũng tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người lao động khác.

Lo lắng với lệnh cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm ông Tiến cho biết: “Việc cấm chăn nuôi trong nội thành khiến chúng tôi thật sự lo lắng. Chính quyền cũng đã đến tuyên truyền vận động, định hướng và hỗ trợ cho gia đình chuyển sang làm nghề khác. Tuy nhiên, từ trước tới giờ, gia đình tôi đều sống nhờ công việc này, chính vì vậy việc chuyển đổi sang nghề khác thực sự khó khăn”.

Chuồng trại nuôi lợn của gia đình ông Tiến nằm ở khu vực bãi bồi sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Duy (tổ 36, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) cũng sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp khi bị cấm chăn nuôi gia súc trong khu vực đô thị. Nguồn thu nhập chính của gia đình đều nằm hết ở đàn lợn hàng chục con, khi xuất chuồng đàn lợn đó cũng mang về cho gia đình nguồn kinh tế nhất định.

Trước đó, ông Duy từng được Hội Nông dân phường Ngọc Thụy tuyên dương là tấm gương “sản xuất kinh doanh giỏi” năm 2011.

Ông Duy đứng trước nguy cơ thất nghiệp khi bị cấm chăn nuôi tại nội thành.

Đứng trước viễn cảnh không được phép chăn nuôi, ông Duy thực sự khổ tâm. Ông trăn trở: “Có thời điểm tôi nuôi từ 50-70 con lợn để phát triển kinh tế. Mỗi lần xuất đàn lợn, gia đình cũng có nguồn thu nhập. Ngoài làm nghề này, tôi cũng chẳng biết đi làm cái gì, tôi cũng đã có tuổi, người ta trẻ người ta đi làm tứ xứ, còn tôi già rồi thì ở nhà làm trồng rau nuôi lợn”.

Chính quyền nỗ lực hỗ trợ người dân

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quốc Văn – Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy cho rằng, việc chăn nuôi theo mô hình thủ công, tự phát đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe và cảnh quan đô thị.

"Nhiều người dân sống quanh khu vực của các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm rất hay phàn nàn về vấn đề vệ sinh môi trường tới phường. Bởi mùi hôi thối trong quá trình chăn nuôi gây rất nhiều phiền toái cho người dân", ông Văn nhấn mạnh.

Việc cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành và các thị trấn thuộc Hà Nội là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc giải quyết các vướng mắc, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ gia bb đình đang chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn là việc không đơn giản.

“Cái khó là nhiều hộ chăn nuôi gia súc làm kinh doanh đều là những hộ hết sức khó khăn họ đều là người cao tuổi ngoài độ tuổi lao động, khó tiếp cận với việc làm mới. Về việc này, phường cũng đã có những giải pháp để giúp đỡ người nông dân như hỗ trợ những kiốt trong chợ, hỗ trợ vay vốn tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp mới, dạy nghề hoặc cấp phép và hỗ trợ người dân xây dựng những khu nhà trọ cho thuê”, ông Văn trao đổi thêm.

Ông Tiến chăm sóc đàn lợn của gia đình. Ảnh: Văn Đức

Cùng nói về vấn đề này ông Nguyễn Đức Hùng - Chủ tịch UBND phường Long Biên cho biết, phường đã có nguồn ngân sách để hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi chuyển đổi công việc.

"Với hộ gia đình xây nhà trọ cho thuê, phường sẽ hỗ trợ 1 vạn gạch, tương đương với 15 triệu đồng. Ngoài ra, phường cũng hỗ trợ người dân vay vốn từ ngân hàng chính sách. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan sẽ rà soát các nhân hộ khẩu trong diện lao động để giới thiệu việc làm phù hợp ở các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương", ông Hùng thông tin.

Phạm Đông - Đức Văn
TIN LIÊN QUAN

Người chăn nuôi lợn thận trọng tái đàn dù có gói hỗ trợ 150 tỉ đồng

NGUYỄN TRI |

Thời gian qua, tranh thủ dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mạnh dạn tái đàn và phát triển nuôi lợn theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh này đã triển khai gói cho vay 150 tỉ đồng không tính lãi để khuyến khích người dân khôi phục đàn lợn.

Đàn trâu 200 con dưới chân cầu Vĩnh Tuy sẽ về đâu sau lệnh cấm chăn nuôi?

Tùng Giang - Tạ Quang |

Gần 30 năm nay, gia đình bà Ngô Thị Hải, ngụ ở bãi sông Hồng dưới gầm cầu Vĩnh Tuy (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) miệt mài gầy dựng đàn trâu với số lượng gần 200 con. Nhưng hiện nay, bà đang phải chật vật tìm cách xoay sở với đàn gia súc của mình khi quy định cấm không được chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành áp dụng từ ngày 1.8.

Chủ đàn trâu tiền tỉ dưới chân cầu Vĩnh Tuy bối rối với lệnh cấm chăn nuôi

Giang Quang - Thanh Huyền |

Đàn trâu gần 200 con có giá tiền tỉ được chăn thả trên khu đất bồi sông Hồng, dưới chân cầu Vĩnh Tuy đang có tương lai bất định trước lệnh cấm chăn nuôi trong nội thành Hà Nội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người chăn nuôi lợn thận trọng tái đàn dù có gói hỗ trợ 150 tỉ đồng

NGUYỄN TRI |

Thời gian qua, tranh thủ dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mạnh dạn tái đàn và phát triển nuôi lợn theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh này đã triển khai gói cho vay 150 tỉ đồng không tính lãi để khuyến khích người dân khôi phục đàn lợn.

Đàn trâu 200 con dưới chân cầu Vĩnh Tuy sẽ về đâu sau lệnh cấm chăn nuôi?

Tùng Giang - Tạ Quang |

Gần 30 năm nay, gia đình bà Ngô Thị Hải, ngụ ở bãi sông Hồng dưới gầm cầu Vĩnh Tuy (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) miệt mài gầy dựng đàn trâu với số lượng gần 200 con. Nhưng hiện nay, bà đang phải chật vật tìm cách xoay sở với đàn gia súc của mình khi quy định cấm không được chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành áp dụng từ ngày 1.8.

Chủ đàn trâu tiền tỉ dưới chân cầu Vĩnh Tuy bối rối với lệnh cấm chăn nuôi

Giang Quang - Thanh Huyền |

Đàn trâu gần 200 con có giá tiền tỉ được chăn thả trên khu đất bồi sông Hồng, dưới chân cầu Vĩnh Tuy đang có tương lai bất định trước lệnh cấm chăn nuôi trong nội thành Hà Nội.