Người dân nội thành Hà Nội không được chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nguyễn Hà - Trần Vương |

Các phường của các quận, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn của 5 huyện ở Hà Nội là những nơi không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Sáng 7.7, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 15 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV, 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi của UBND Thành phố Hà Nội.

Trước đó, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT thay mặt UBND Thành phố Hà Nội trình bày Tờ trình về vấn đề trên. Theo đó, quyết nghị khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) gồm: Các phường của các quận thuộc Thành phố; 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây (Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Lợi); các thị trấn của 5 huyện là thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng), thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh), thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm), thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì).

Các khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên địa bàn các huyện, thị xã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Về thời gian thực hiện, các cơ sở chăn nuôi phải di dời (hoặc dừng hoạt động chăn nuôi) ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày 31.12.2023.

Việc chăn nuôi ở các thị trấn huyện các huyện ven đô, các khu đô thị với số lượng ít, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường chăn nuôi ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng lây lan dịch bệnh cao, có nhiều mối nguy về mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì vậy, 3.354 nông hộ, trang trại chăn nuôi với khoảng 2.606 lao động, trong đó 1.033 nông hộ/2.066 lao động, 54 trang trại/540 lao động cần phải dừng hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

Nghị quyết quy định, sẽ hỗ trợ đối với lao động chăn nuôi khi chuyển đổi. Cụ thể, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định gồm: hỗ trợ chi phí học nghề, mức tố đa 3 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học; mức hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người tham gia học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên….

Thảo luận về Nghị quyết này, Đại biểu Nguyễn Lan Hương, tổ Thanh Trì cho hay, cần có sự quan tâm của địa phương, các cấp ngành với đối tượng người lớn tuổi, vì khó chuyển đổi việc làm. Hơn nữa, sau khi di dời, phải quản lý làm sao để không phát sinh thêm các cơ sở chăn nuôi mới. Cần đặc biệt quan tâm tại các huyện chuẩn bị lên quận.

Với khái niệm “thú cưng”, “thú cảnh” cũng chưa rõ ràng, kể cả những loài này trong nhiều cơ sở như khách sạn cũng gây ô nhiễm môi trường, nên các địa phương cần quan tâm quản lý về vệ sinh môi trường đối với những hộ, cơ sở có thú này mà hiện Luật chưa điều chỉnh. Kết quả, 92/92 đại biểu có mặt tán thành thông qua Nghị quyết này.

Nguyễn Hà - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Giá lợn có thể đang bị các “ông lớn” chăn nuôi thao túng?

Khương Duy |

Nghi ngờ có sự thao túng giá lợn hơi của các “ông lớn” chăn nuôi?; Cẩn trọng với những ứng dụng đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook; Nhà mạng chặn "cuộc gọi rác" thế nào?... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Nguy hiểm gia súc thả rông ven đường

Bạn đọc Đặng Đức |

Trong những năm gần đây, mặc dù đã, đang trên đà đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ, thế nhưng tại một số quận mới thành lập chưa lâu, cũng như các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, vẫn có không ít những gia đình còn giữ nghề nông, cùng chăn nuôi gia súc.

Hà Nội còn gần 80% cơ sở giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ

H.Nguyên |

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến rất phức tạp. Đáng lo ngại, hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công diễn ra tại nhiều nơi. Đây cũng là nguyên nhân dịch tả lợn Châu Phi chưa thể dập tắt...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kinh tế 24h: Giá lợn có thể đang bị các “ông lớn” chăn nuôi thao túng?

Khương Duy |

Nghi ngờ có sự thao túng giá lợn hơi của các “ông lớn” chăn nuôi?; Cẩn trọng với những ứng dụng đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook; Nhà mạng chặn "cuộc gọi rác" thế nào?... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Nguy hiểm gia súc thả rông ven đường

Bạn đọc Đặng Đức |

Trong những năm gần đây, mặc dù đã, đang trên đà đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ, thế nhưng tại một số quận mới thành lập chưa lâu, cũng như các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, vẫn có không ít những gia đình còn giữ nghề nông, cùng chăn nuôi gia súc.

Hà Nội còn gần 80% cơ sở giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ

H.Nguyên |

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến rất phức tạp. Đáng lo ngại, hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công diễn ra tại nhiều nơi. Đây cũng là nguyên nhân dịch tả lợn Châu Phi chưa thể dập tắt...