Chậm ra cơ chế khai thác mỏ vật liệu sẽ cản trở việc xây cao tốc ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong quá trình triển khai tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa có cơ chế bồi thường, hỗ trợ về đất đai để khai thác mỏ vật liệu làm dự án. Quá trình này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thiện đường cao tốc nói trên.

Ngày 25.10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A) thông tin, ở dự án thành phần 3, thuộc công trình cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, tỉnh đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng được hơn 246/332ha (đạt 73,88%), trong đó đã bàn giao mặt bằng thi công 37,44 (tổng 48,09km độ dài toàn tuyến ở Đắk Lắk, đạt tỉ lệ 77,85% - PV).

Các nhà thầu đã tập trung máy móc, thiết bị và bắt đầu thi công một số hạng mục công trình. Theo dự kiến, đến hết năm 2023, các đơn vị sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao tại dự án thành phần 3.

Được biết, UBND tỉnh đã thống nhất đưa 18 vị trí bãi thải, 17 vị trí trạm trộn, 11 vị trí mỏ đất, 19 vị trí mỏ đá và 9 vị trí mỏ cát phục vụ Dự án thành phần 3, thuộc cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa.

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Ban A cho rằng: Công tác thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ về đất đai để khai thác mỏ vật liệu đang gặp nhiều khó khăn.

Trong trường hợp chủ sử dụng đất không đồng thuận thì thiếu chế tài để cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thời gian thỏa thuận kéo dài, ảnh hướng đến tiến độ của dự án.

Cách xác định giá vật liệu tại các mỏ mới mở gặp nhiều khó khăn. Ví như chưa có cách xác định giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, đền bù cây cối, hoa màu và đường công vụ vận chuyển…

Vì vậy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã Đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép các địa phương thực hiện việc thu hồi đất, lập phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo trình tự quy định của pháp luật đất đai đối với các điểm mỏ vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án.

Đề nghị Bộ Xây dựng sớm hướng dẫn xác định giá vật liệu tại mỏ (gồm giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, đền bù cây cối, hoa màu....).

Từ đó, UBND các huyện Krông Pắk, Ea Kar, Cư Kuin (nơi tuyến cao tốc đi qua) sẽ tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ dân và tổ chức thực hiện tận thu tài sản, và đồng ý giao mặt bằng cho Chủ đầu tư và Nhà thầu để sớm triển khai thi công.

Như Lao Động đã thông tin, Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 được chia thành 3 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản, chiều dài 31,5km.

Dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông Vận tải làm cơ quan chủ quản, chiều dài gần 37km.

Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản, chiều dài hơn 48km.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ xin 153 tỉ đồng để di dời bãi rác khổng lồ chắn dự án cao tốc

Tạ Quang |

Cần Thơ - Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - giao UBND quận Cái Răng thuê đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự toán việc di dời, giải phóng mặt bằng đoạn chồng lấn với bãi rác. Đồng thời, tham mưu cho UBND thành phố có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xin nguồn kinh phí 153 tỉ để bố trí di dời bãi rác.

Gỡ vướng ở mỏ cát xã Cẩm Mỹ để khai thác phục vụ cao tốc Bắc - Nam

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Những băn khoăn, lo lắng của người dân nếu khai thác mỏ cát tại thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) để phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam đã được ngành chức năng Hà Tĩnh phân tích, lý giải rõ.

Phương án di dời bãi rác khổng lồ nằm trong cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang

Tạ Quang |

Cần Thơ – Chiều 24.10, tại buổi kiểm tra việc di dời bãi rác nằm trong cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - nhấn mạnh, việc di dời toàn bộ bãi rác số 8 là cần thiết. Theo đó, với phương án tạm tính là di dời đến nơi khác và đốt; phương án khác là giao cho nhà đầu tư tự xử lý, cái nào có lợi thì làm.

Đắk Nông xảy ra vụ tranh chấp tử thi chưa có trong tiền lệ

Bảo Lâm |

Công an tỉnh Đắk Nông đang giải quyết vụ việc tranh chấp thi thể hy hữu, lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam.

Lý do nhiều ngân hàng thương mại gửi tiền ra nước ngoài

Minh Ánh |

Theo chuyên gia, việc một số ngân hàng thương mại Việt Nam gửi tiền đến ngân hàng nước ngoài để lấy lãi cao là chuyện hết sức bình thường trong mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Lập phương án cưỡng chế nhà hàng xây dựng trên đất nông nghiệp

Thành Nhân |

UBND TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thuê đơn vị tư vấn, đo đạc lập phương án cưỡng chế đối với nhà hàng Hương Sen (xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) xây dựng trên đất nông nghiệp, vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Nghị định đột phá, gỡ vướng trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Lệ Hà |

Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP với các quy định mang tính đột phá, gỡ được nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Bản tin công đoàn: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024; Đề xuất cho rút 50% bảo hiểm xã hội một lần; Công nhân lớn tuổi với nỗi lo sa thải,...

Cần Thơ xin 153 tỉ đồng để di dời bãi rác khổng lồ chắn dự án cao tốc

Tạ Quang |

Cần Thơ - Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - giao UBND quận Cái Răng thuê đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự toán việc di dời, giải phóng mặt bằng đoạn chồng lấn với bãi rác. Đồng thời, tham mưu cho UBND thành phố có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xin nguồn kinh phí 153 tỉ để bố trí di dời bãi rác.

Gỡ vướng ở mỏ cát xã Cẩm Mỹ để khai thác phục vụ cao tốc Bắc - Nam

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Những băn khoăn, lo lắng của người dân nếu khai thác mỏ cát tại thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) để phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam đã được ngành chức năng Hà Tĩnh phân tích, lý giải rõ.

Phương án di dời bãi rác khổng lồ nằm trong cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang

Tạ Quang |

Cần Thơ – Chiều 24.10, tại buổi kiểm tra việc di dời bãi rác nằm trong cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - nhấn mạnh, việc di dời toàn bộ bãi rác số 8 là cần thiết. Theo đó, với phương án tạm tính là di dời đến nơi khác và đốt; phương án khác là giao cho nhà đầu tư tự xử lý, cái nào có lợi thì làm.