Bụi phổi ám ảnh công nhân ngành may

Phương Ngân |

Lao động dệt may thuộc nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Mặc dù thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư, thay đổi về trang thiết bị, công nghệ, cải thiện môi trường làm việc, nhưng nhiều công nhân vẫn dễ bị mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan đến hô hấp, xương khớp…

Nhiều công nhân dệt may mắc bệnh viêm xoang, xương khớp

Chị Trần Thị Ly (44 tuổi) - công nhân tại một công ty dệt trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh - bắt đầu làm nghề dệt khi mới 19 tuổi, đã nhiều lần chị quyết định thay đổi công việc nhưng như cái duyên chưa dứt, chị lại quay về công việc cũ.

“Làm nghề dệt, bụi nhiều lắm, lại phải đi tới đi lui nhiều. Không chỉ riêng tôi mắc bệnh viêm xoang, bệnh khớp, mà nhiều công nhân khác cũng bị bệnh như vậy” - chị Ly chia sẻ.

Cũng làm trong ngành dệt may, chị Nguyễn Kim Thanh (36 tuổi) - công nhân Công ty Cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công (Cty Thành Công) - thừa nhận tác hại của bụi bẩn đến sức khỏe, tuy nhiên vì mưu sinh nên đành chấp nhận. “Lo cho sức khỏe, nhưng vì cuộc sống tôi cũng phải chịu khó. Ở đâu cũng vậy, ngành nghề nào cũng có cái khó khăn riêng” - chị Thanh bộc bạch.

Theo thống kê, tại Việt Nam có gần 28.000 người lao động (NLĐ) mắc bệnh bụi phổi, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn gấp nhiều lần. Trong danh sách 30 ngành nghề nằm trong danh mục thanh toán bảo hiểm y tế, bệnh bụi phổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 74%.

Để thích nghi với môi trường làm việc và tự bảo vệ bản thân, NLĐ khi làm việc đều phải mang bảo hộ lao động. “Khi làm việc, chúng tôi đều mang khẩu trang. Hàng tháng, công ty cũng cấp phát khẩu trang cho công nhân” - anh Huỳnh Thái Bình, công nhân Công ty Thành Công - nói.

Đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Nguyễn Thanh Tùng - phụ trách An toàn - Bảo hộ lao động tại Công ty Thành Công - cho biết, ngành dệt may thường có tiếng ồn và bụi, xuất phát nhiều ở xưởng dệt và sợi. Khi máy móc vận hành, tiếng ồn thường ở mức cao, đó là đặc trưng của thiết bị. Do đó, máy móc phải thường xuyên được bảo trì, bảo dưỡng để có thể chạy êm nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, công nhân phải đeo nút chống tiếng ồn.

Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ tịch CĐ Dệt May Việt Nam, Phụ trách khu vực phía Nam - cho hay, hàng năm, Công đoàn Dệt may Việt Nam đều tham gia cùng Tổng LĐLĐVN và các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của doanh nghiệp. “Là ngành đông lao động, đặc thù về điều kiện, môi trường làm việc có nhiều nguy cơ gây mất an toàn, chúng tôi nhận thức được nếu có vụ việc mất an toàn xảy ra, thì hậu quả rất khó lường. Chính vì vậy trong những năm qua, CĐ Dệt may Việt Nam đã tiến hành nhiều công việc để góp phần nâng cao nhận thức của NLĐ và doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ” - bà Thủy nói.

Phương Ngân
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Đồng Nai quan tâm chăm lo sức khoẻ lao động nữ ngành Dệt may

HÀ ANH CHIẾN |

Các cấp Công đoàn trong tỉnh Đồng Nai luôn có nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho lao động nữ ngành Dệt may nhằm tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp do bụi vải trong quá trình lao động sản xuất.

Đà Nẵng: 5 năm không ghi nhận bệnh nghề nghiệp của công nhân dệt may

Tường Minh |

Trong 5 năm liên tục từ 2017 đến 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng không không ghi nhận ca mắc bệnh nghề nghiệp nào của công nhân lao động trong ngành dệt may.

Công nhân ngành dệt may lo lắng khi tiếp xúc bụi vải hàng ngày

Phương Ngân |

TPHCM - Công nhân ngành dệt may phải làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, xương khớp… Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người lao động vẫn cố bám trụ.

Công nhân Dệt may Việt Nam tham gia nhiều hoạt động khi trở lại làm việc

Hải Anh |

Sau kỳ nghỉ Tết dài, tại các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Dệt may Việt Nam đã phối hợp chuyên môn tổ chức nhiều hoạt động cho công nhân khi họ trở lại làm việc.

Thừa Thiên- Huế: Chỉ huy trưởng công trường liên tục bị đe dọa vì đòi quyền lợi chính đáng

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Khởi công từ tháng 2.2022, dự kiến thi công 24 tháng (đến 2024) sẽ xong, thế nhưng, đến nay, trên công trường của dự án “Xây dựng mới trụ sở Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thừa Thiên Huế” tại khu A - Đô thị mới An Vân Dương (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) vắng bóng máy móc và nhân công. Đặc biệt, đơn vị thi công dự án này vướng nhiều tai tiếng khi nợ lương, tiền của nhiều người lao động, đơn vị cung ứng vật liệu. Chỉ huy trưởng công trường liên tục bị các đối tượng lạ uy hiếp.

Từ ông Park Hang-seo đến Philippe Troussier và mong muốn bất khả thi

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier và Park Hang-seo đều có chung mong muốn cầu thủ trẻ được thi đấu nhiều hơn ở V.League.

Ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng liên tục trong 5 năm qua

Anh Tuấn |

Lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc ước tính đạt mức tăng trưởng 76% so với quý I/2022, trong khi đó, dây chuyền lắp ráp xe nội địa lại sụt giảm năng suất.

Ông Trump bị truy tố ảnh hưởng gì tới việc tái tranh cử tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Mặc dù ông Donald Trump bị đại bồi thẩm đoàn truy tố nhưng vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Công đoàn Đồng Nai quan tâm chăm lo sức khoẻ lao động nữ ngành Dệt may

HÀ ANH CHIẾN |

Các cấp Công đoàn trong tỉnh Đồng Nai luôn có nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho lao động nữ ngành Dệt may nhằm tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp do bụi vải trong quá trình lao động sản xuất.

Đà Nẵng: 5 năm không ghi nhận bệnh nghề nghiệp của công nhân dệt may

Tường Minh |

Trong 5 năm liên tục từ 2017 đến 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng không không ghi nhận ca mắc bệnh nghề nghiệp nào của công nhân lao động trong ngành dệt may.

Công nhân ngành dệt may lo lắng khi tiếp xúc bụi vải hàng ngày

Phương Ngân |

TPHCM - Công nhân ngành dệt may phải làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, xương khớp… Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người lao động vẫn cố bám trụ.

Công nhân Dệt may Việt Nam tham gia nhiều hoạt động khi trở lại làm việc

Hải Anh |

Sau kỳ nghỉ Tết dài, tại các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Dệt may Việt Nam đã phối hợp chuyên môn tổ chức nhiều hoạt động cho công nhân khi họ trở lại làm việc.